Có khán giả sẽ có nhân tài

chieuhado

Thành viên
Tham gia
13/10/2009
Bài viết
17
7cdNT.KQ17411.jpg

Trận đấu giữa SHB Đà Nẵng (trái) và V. Hải Phòng ở vòng đấu 11 vừa qua đã có đến 15.000 khán giả đến sân Chi Lăng - Ảnh: Minh Hoàng Mô tả
(TNO) Cách đây hơn 25 năm, muốn đi xem bóng đá ở hai sân Hàng Đẫy (Hà Nội) và Thống Nhất (TP.HCM) khi có các trận đấu ở giải vô địch quốc gia quả là một cực hình.

Nội dung
Cực hình ở đây có nghĩa là bạn sẽ rất khó khăn để kiếm được 1 tấm vé vào sân, mà dù đã vào được sân cũng chưa chắc kiếm được chỗ ngồi ưng ý (dù hai sân nói trên có sức chứa đến 25.000 khán giả). Và dù là cực hình nhưng ai cũng muốn “hưởng” cái cực hình ấy cho dù trên sân bóng là đội nào.
Còn nhớ ở mùa giải vô địch quốc gia 1986, chúng tôi đã đến sân Thống Nhất để xem trận Cảng Sài Gòn gặp Công nghiệp Hà Nam Ninh - đội đang là đương kim vô địch quốc gia. Dù đến sân từ lúc 13 giờ, trong khi 15 giờ 30 trận đấu mới diễn ra nhưng chúng tôi chỉ kiếm được chỗ… đứng bằng cách leo lên hàng rào ngăn cách hai khán đài D và B bởi cả sân không còn một chỗ trống. Đến độ Ban tổ chức sân buộc phải cho khán giả ngồi luôn xuống đường piste của sân. Tuy đông đến vậy nhưng tình hình an ninh tuyệt đối an toàn, không hề xảy ra một sự cố nào từ khi trận đấu diễn ra cho đến khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu.
Còn bây giờ, sân Hàng Đẫy trở thành sân bóng vắng khán giả nhất V-League cho dù Hà Nội hiện có đến 3 đội đang đấu ở mùa giải năm nay. Theo số liệu thống kê của VFF, trung bình mỗi trận tại sân Hàng Đẫy chỉ có khoảng 2.000 khán giả vào sân, tức chỉ bằng 1/10 so với 25 năm trước. Sân Thống Nhất dù có khá hơn hơn nhưng cũng chưa bao giờ có hơn 7.000 người đến sân.
Sau này, nhiều người lý giải về hiện tượng trên. Họ cho rằng do thời bấy giờ chẳng có gì giải trí, đặc biệt tivi chưa có truyền hình trực tiếp những giải bóng đá châu Âu như hiện nay nên đến sân xem bóng đá vào cuối tuần là cách giải trí duy nhất. Sân đông cũng là bình thường. Còn bây cái gì cũng có, các loại hình giải trí ê hề nên chẳng còn ai thèm đến sân xem bóng đá nữa.
Thế nhưng ở những địa phương như Hải Phòng, Đồng Tháp, Nghệ An, Đà Nẵng cũng đâu thiếu gì những loại hình giải trí, họ vẫn được xem bóng đá châu Âu trên tivi vào cuối tuần. Vậy mà cuối tuần khán giả vẫn kéo đến sân bóng xem V-League nườm nượp.
Đơn cử như sân Lạch Tray ở Hải Phòng trận Vicem Hải Phòng gặp Hà Nội T&T ở vòng 11 vừa rồi, đã có đến 22.000 khán giả đến sân, một con số mơ ước đối với hai địa phương lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM. Ngay một tỉnh như Đồng Tháp cũng có trung bình từ 12.000 – 14.000 khán giả đến sân mỗi trận. Còn sân Chi Lăng trận Đà Nẵng gặp Bình Dương cũng có đến 15.000 người dự khán. Sân Nghệ An dù kém hơn cũng có trung bình gần 10.000 người đến sân. Điều này cho thấy giải bóng đá quốc nội vẫn tạo được niềm cảm hứng cho người dân ở các địa phương này.
Anh%20ben%20le1%5B1%5D.jpg

Có đến 22.000 khán giả đến sân xem trận V.Hải Phòng tiếp Hà Nội T&T vào cuối tuần qua - Ảnh: Minh Hoàng
Đến lúc này nhiều người lại cho rằng do các đội bóng ở Hà Nội và TP.HCM có quá nhiều cầu thủ “đánh thuê” ở các tỉnh chứ không phải là cầu thủ nhà “trồng được” nên họ không đến sân vì đội không còn bản sắc nữa.
Nếu nói vậy thì tại sao người Hải Phòng và Đà Nẵng vẫn đến sân, khi mà trong đội hình của họ cũng chẳng có mấy cầu thủ địa phương, thậm chí HLV lại đến từ Hà Nội (Vương Tiến Dũng – Vicem Hải Phòng) và TP.HCM (Lê Huỳnh Đức – Đà Nẵng)?
Quả là những điều quá khó lý giải!
Nhưng có một điều rất dễ nhận thấy đó là những địa phương kể trên, ngoại trừ Hải Phòng, là những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tốt nhất nước hiện nay. Nghệ An, Đồng Tháp và Đà Nẵng luôn cung cấp lượng cầu thủ lớn cho đội U.19 và U.23 quốc gia. Có thể thấy một khi người lớn đến sân thường xuyên để xem bóng đá thì họ cũng sẽ khuyến khích con em họ tích cực thi tuyển vào các trường năng khiếu bóng đá hơn. Vì vậy lực lượng kế thừa không bao giờ là nỗi lo với các đội bóng này. Một điều trùng hợp là ba đội bóng của ba địa phương này cũng đang dẫn đầu V-League một cách thuyết phục.
Đó cũng là nghịch lý của bóng đá TP.HCM và Hà Nội. Hơn hai thập niên trước họ là hai địa phương có khán giả đến sân đông nhất và đào tạo được nhiều tuyển thủ quốc gia nhất. Còn bây giờ…
Một khi khán giả không khát khao đến sân, nhân tài trẻ cũng chẳng thể tìm ra.
Chỉ có nơi nào khán giả còn niềm khát khao và hứng thứ với bóng đá địa phương mình, nơi đó mới có nền tảng đào tạo trẻ vững chắc.
“Chảo lửa” cũng dễ tạo ra nhân tài lắm chứ!
Phương Quỳnh
__________________________


Tin tuc |The thao|Doc bao

 
×
Quay lại
Top