Comments thoải mái nhưng đừng chém gió nhé mọi người :((

YenIt

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/10/2012
Bài viết
379
Em cần nắm rõ luật xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác ạ
Nói xấu bạn bè mình trên facebook có đc coi là xúc phạm nhân phẩm danh dự không mọi người
Định kiện một thằng bạn cho nó đi tù rủ xương mà em chưa dám. đang tham khảo ý kiến
Các anh các chị cho em lời khuyên cái
p/s: Khuyến khích anh chị nào học luật nhé
 
Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba
năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm
- Khởi kiện dân sự : Bộ luật dân sự quy định như sau
Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
Mức độ bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 611
Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì nguồn chứng cứ được quy định như sau:
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả đánh giá tài sản;
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định
Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể về điều kiện xác định chứng cứ trong các nguồn chứng cứ như sau :
“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó;
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định;
7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận;
8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy,nếu là tài liệu ghi âm thì chị phải xuất trình được văn bản xác nhận về xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm; có như vậy thì tài liệu đó mới được coi là có giá trị và được sử dụng làm chứng cứ chứng minh trong vụ án
 
Một số chú ý: thực tế đã phát sinh nhiều vụ đương sự quyết kiện ra tòa cũng bởi cho rằng mình bị xúc phạm nghiêm trọng, trong khi với những người khác thì chỉ là chuyện đụng chạm lặt vặt, đương sự “nhạy cảm” thái quá. Hoặc cũng có những vụ sinh hoạt của đương sự bị ảnh hưởng do bị xúc phạm nhưng tòa lại nhận định mức độ xâm phạm chưa nghiêm trọng để bác yêu cầu đòi bồi thường…

12chot_0669d.jpg


Chẳng hạn gần đây nhất, TAND một huyện ở TP.HCM đang phải băn khoăn về vụ một bà mẹ kiện bạn học của con ra tòa vì trong quá trình chơi với nhau khá thân ở trung tâm đào tạo nghề, cậu bạn học hay gọi con bà là “gay”. Bà đã yêu cầu chấm dứt cách gọi này nhưng cậu kia không nghe, còn trêu chọc khắc chữ “gay” lên bàn học của con bà. Bà tức giận, yêu cầu cậu bạn học của con xin lỗi công khai tại trung tâm đào tạo nghề, viết đơn xin lỗi gửi bạn bè trong trường, bồi thường danh dự 10 triệu đồng. Không được đáp ứng, tháng 5-2012, bà kiện ra tòa yêu cầu cậu bạn học của con xin lỗi, bồi thường, đồng thời yêu cầu cha mẹ của cậu này có nghĩa vụ giáo dục con cái...

Trong vụ này, bà mẹ bảo: “Giấy tờ đều xác định con tôi là nam, nó đổi trắng thay đen nói con tôi là “gay” là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi và con trai tôi”. Bạn học của con bà phân bua: “Chỉ nói bâng quơ cho vui, không hề ám chỉ” và “không gây ảnh hưởng hay thay đổi bản chất sự thật giới tính” của bạn. Một luật sư nhận xét: “Cách xưng hô có thể đụng chạm nhưng chỉ là bâng quơ, không ám chỉ thì rất khó để quy kết. Tốt nhất hai bên nên hòa giải để tránh tổn thất tình cảm”!
 
Thứ nhất, hành vi xúc phạm vốn diễn ra rất đa dạng trên thực tế: Chửi bới, miệt thị trực tiếp, ở sau lưng rêu rao tin đồn thất thiệt, viết thư từ, email nói xấu, rỉ rả vu vạ… đủ kiểu.

Thứ hai, một câu nói, một hành vi có bị xem là xúc phạm hay không còn tùy thuộc vào tri thức, văn hóa, vị trí xã hội… của người bị xúc phạm. Ví dụ, một giám đốc bị chửi ngay trước mặt hội đồng quản trị là đồ vô văn hóa, đồ bất tài thì rõ ràng đó là một sự xúc phạm đến uy tín, danh dự nặng nề. Nhưng nếu câu chửi ấy dùng cho một gã lưu manh ngoài đường thì có khi lại chỉ như “nước đổ lá môn”. Hoặc hai bà chợ búa chửi nhau có thể sẽ khác với một cô giáo bị chửi như vậy…
 
Em cần nắm rõ luật xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác ạ
Nói xấu bạn bè mình trên facebook có đc coi là xúc phạm nhân phẩm danh dự không mọi người
Định kiện một thằng bạn cho nó đi tù rủ xương mà em chưa dám. đang tham khảo ý kiến
Các anh các chị cho em lời khuyên cái
p/s: Khuyến khích anh chị nào học luật nhé
:KSV@08:
nếu chỉ vì "Nói xấu bạn bè mình trên facebook" mà em đi kiện người ta thì hơi... trẻ con. em nên bình tĩnh lại đã, phải xét xem mức độ sự việc rồi mới đưa ra quyết định.
nếu người ta nói những điều không đúng về em hay nặng hơn là làm đảo lộn cuộc sống hiện tại của em chỉ vì những tin đồn của người đó tung ra thì em nên đính chính lại hay nhờ ai đó có uy tín để kiểm chứng lại những lời người kia nói. nếu thực sự em là người ngay thẳng thì sẽ có người đứng về phía em thôi :)

mà em nói "kiện một thằng bạn cho nó đi tù rủ xương" là kiện như thế nào? em định đưa giấy ra tòa trình bày là em bị một người nói xấu mình trên Facebook hả? :-j
 
đùa, như thật. sao k tự hùa theo nó mà làm quá lên tí nữa đi. dân tình chỉ ném đá kẻ phản bác chứ ai thèm ném kẻ hùa theo. biết đâu đc tuyển thảng vào showbiz ý chứ:))
 
×
Quay lại
Top