Con người không chỉ làm ô nhiễm Trái Đất mà còn làm ô nhiễm cả vũ trụ

Lion King

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/8/2015
Bài viết
56
Con người không chỉ làm ô nhiễm Trái Đất mà còn làm ô nhiễm cả vũ trụ
Tác giả: Jack Phillips | Dịch giả: X Toàn
dmsp_1-676x450.jpg

Một vệ tinh thuộc Hệ thống Vệ tinh Khí tượng Phòng không (DMSP) của Không quân Mỹ​

Vừa qua, một vệ tinh của Không Quân Mỹ đã phát nổ trên không trung, làm phát tán 43 mảnh vỡ vào các quỹ đạo khác nhau xung quanh Trái đất, bổ sung vào hơn 500.000 mảnh rác vũ trụ đang được NASA theo dõi.

Theo các báo cáo, vệ tinh giám sát thời tiết này thuộc Chương trình Vệ tinh Khí tượng Quốc phòng — số hiệu bay 13 (DMSP-F13), được phóng lên vào năm 1995, và đã phát nổ vào đầu tháng 2 năm nay. Các nhà khoa học chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của vệ tinh này cho rằng có lẽ nguyên nhân vụ nổ không phải do va chạm với mảnh vỡ khác trong không gian, và họ tin rằng có nhiều khả năng là do hư hỏng trong hệ thống cấp nguồn.

Ông Andy Roake, Trưởng Bộ phận Điều hành, Phòng Công vụ, Bộ Chỉ huy Không gian thuộc Không quân Mỹ ở thành phố Colorado Springs, trong buổi phỏng vấn với trang mạng Space.com đã nói: “Về căn bản, sau 20 năm hoạt động thì vệ tinh này đã gặp phải một thảm họa có liên quan tới hư hỏng trong hệ thống cấp nguồn”. Vì vệ tinh đã cũ nên nó không đóng vai trò gì quan trọng trong mạng lưới vệ tinh.

Theo ghi chép của NASA, cơ quan này hiện đang theo dõi hơn 500.000 mẩu rác đang bay xung quanh Trái đất, mỗi mẩu có kích cỡ lớn hơn một viên đá cẩm thạch. Trong một lần cập nhật thông tin gần đây về rác vũ trụ, NASA cho biết: “Tất cả các mẩu rác đang di chuyển với vận tốc lên tới 17.500 dặm/giờ (khoảng 28.160 km/giờ), đủ nhanh để một mảnh tương đối nhỏ có thể phá hủy một vệ tinh hay một tàu vũ trụ”.

Cơ quan này cảnh báo rằng sự gia tăng số lượng các mảnh vụn đang đe dọa tới tất cả các phương tiện bay trong không gian – trong đó có Trạm không gian quốc tế ISS, các tàu con thoi, và các tàu vũ trụ có người lái.

Cụ thể, có hơn 20.000 mẩu rác vũ trụ với kích thước “lớn hơn một quả bóng chày” đang bay quanh Trái đất, tuy nhiên, số vụ va chạm với mảnh vụn trong không gian do NASA đưa ra lại thưa thớt đến ngạc nhiên. Vụ va chạm gần đây nhất được cho là xảy ra vào năm 2009 khi một vệ tinh ngừng hoạt động của Nga đâm phải một vệ tinh thương mại của Mỹ, vụ va chạm này đã bổ sung thêm 2000 mảnh vụn vào không gian xung quanh Trái đất.

Quay lại với vụ phát nổ của DMSP-F13 trong tháng 2, đây không phải là vệ tinh DMSP đầu tiên phát nổ sau nhiều năm phục vụ.

Người phát ngôn của Không quân nói với trang mạng SpaceNews.com: “Do vệ tinh này không còn được sử dụng bởi Cục Khí tượng Quốc gia hay Cơ quan Thời tiết thuộc Không quân, nên mất đi vệ tinh này thì cũng không ảnh hưởng gì mấy”, “Chúng tôi dự đoán rằng dữ liệu khí tượng theo thời gian thực phục vụ cho công tác chiến thuật sẽ suy giảm đôi chút, còn vấn đề dự báo thời tiết sẽ không bị ảnh hưởng gì vì dữ liệu của vệ tinh này vốn không còn được sử dụng cho việc dự báo thời tiết”.

Hiện nay, vẫn còn có 6 vệ tinh DMSP đang hoạt động và vệ tinh thứ 7 sẽ được phóng vào năm 2016.

Trong một bài xã luận, SpaceNews viết rằng trong số 6000 vệ tinh được phóng vào không gian, khoảng 4000 chiếc vẫn còn trong quỹ đạo. Chỉ 30% trong số 4000 chiếc này vẫn còn được kiểm soát và sử dụng, trong khi 70% còn lại đang bay tự do, không được kiểm soát với vận tốc 18.000 dặm/giờ (khoảng 29.000 km/giờ).

Nguồn :VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - Thiên nhiên và môi trường - https://vietdaikynguyen.com/v3/category/tech-science/thien-nhien-va-moi-truong/

Tin liên quan :
 
đáng sợ quá, có các nào thu gom được không nhỉ?
 
×
Quay lại
Top