Cuộc “cách mạng đổi đời” của gia đình họ Liu

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(©QTV) - Có một gia đình tại Trung Quốc, với nghị lực và khát khao làm giàu đã trải qua con đường gian khó, vươn lên trở thành gia đình giàu nhất Trung Quốc và người ta gọi đó là cuộc “cách mạng đổi đời” của gia đình họ Liu.


001.jpg
Gia đình nhà họ Liu

Gia đình họ Liu ở Tứ Xuyên - một tỉnh phía tây nam Trung Quốc, những năm 1950, nghèo đói đến nỗi phải cho cậu con trai út đi làm con nuôi
. Cái nghèo đeo đuổi, không được học hành đến nơi đến chốn, 4 anh em họ Liu, lớn lên trong sự khinh thường của công chúng trước cuộc cách mạng văn hóa.

Liu Yongxing, 56 tuổi, một thành viên trong gia đình, cho biết những khó khăn, thử thách không làm họ nản lòng mà ngược lại: “Những khó khăn chúng tôi vượt qua trong những năm đầu làm chúng tôi mạnh mẽ hơn”.

4 anh em gia đình họ Liu Yongyan, Yongxing, Yuxin và Yonghao- cho biết họ từng lao động mệt nhọc trên đồng hay trong các nhà máy nhà nước, bị khinh bỉ vì lai lịch chống cách mạng của gia đình họ. Họ vốn là con cháu của những địa chủ giàu có trước đây.

Nhưng năm 1978, 3 anh em nhà họ Liu được nhận vào học ở các trường đại học cao đẳng địa phương, và họ sớm bắt đầu vạch ra một kế hoạch làm giàu.

May mắn, 3 anh em trai nhà họ Liu đều thừa hưởng từ cha mình niềm đam mê khoa học công nghệ. Lúc ấy, Yongyan, 33 tuổi đã học ngành kĩ sư. Yongxing, 30 tuổi có tài sửa chữa radio; và người có tính hướng ngoại nhất, Yonghao, 27 tuổi giảng dạy ở một trường kĩ thuật. Riêng Yuxin, bị đưa đi làm con nuôi, là một nông dân 28 tuổi ở Guija, tuy nhiên, anh vẫn chung tay cùng các anh mình trong sự nghiệp làm giàu.

Dự án đầu tiên của họ, một công ty điện tử, gần như thất bại ngay lập tức do các cá nhân thời đó không thể sở hữu những nhà máy của riêng mình hay không thể hoạt động kinh doanh điện tử. Không lâu sau đó, không nản lòng, mấy anh em góp vốn chung 125 đô la và bắt đầu nuôi chim cút ở Gaija - một trong những ngôi làng nghèo khó nhất vùng, cách phía bắc thủ đô Bắc Kinh 27 km, nơi không có điện và đường dẫn nước, và nhà ở đó là những túp lều nhỏ dựng bằng bùn trộn cỏ khô. Tuy nhiên, điều kiện môi trường rất tốt cho nuôi chim cút.

Lựa chọn nuôi chim cút để khởi nghiệp là bởi theo Liu Yongxing: “Nếu bạn nuôi chim cút, bạn không cần phải có nhiều thức ăn cho nó. Chim cút nhỏ. Chúng tôi cũng không có nhiều đất và nhiều tiền.” Kết quả, nhiều người dân trong làng bắt đầu nuôi chim cút, khách hàng từ các vùng lớn khác đến xếp hàng mua trứng chim cút. Guija trở thành thủ phủ nuôi chim cút của Trung Quốc. Và các anh em nhà họ Liu đã phát đạt từ đó.

Thời ấy, các nông dân chỉ chăn vật nuôi của họ bằng đồ thừa hay đồ bã, gia đình học Liu sau đó đã thuyết phục nông dân rằng mua thức ăn của họ nhờ vào bắt chước những kĩ thuật sản xuất thức ăn mới của tập đoàn Charoen Pokphand, Thái Lan, một trong những nhà đầu tư lớn đầu tiên vào Trung Quốc, sẽ làm cho vật nuôi lớn nhanh hơn. Bằng cách định giá sản phẩm thấp hơn giá của Charoen Pokphand. Với sự tiêu thụ thịt đang tăng vụt lên ở Trung Quốc, nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng lên vùn vụt. Không lâu sau đó, tập đoàn Hi Vọng của gia đình họ Liu ra đời.

Sau đó, với sự phát triển nhanh chóng ở Tứ Xuyên, họ đã xây dựng nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi khắp các vùng đất nước. Gần năm 1992, tập đoàn Hi Vọng lớn đến nỗi gia đình họ Liu quyết định phải tách nó thành 4 công ty, theo khu vực địa lý: Hi vọng đông, Hi vọng tây, Hi vọng mới và Hi vọng lục địa, cho phép mỗi anh em tự theo đuổi niềm đam mê của mình, và đa dạng hóa quyền nắm giữ của gia đình.

Yongxing chuyển đến Thượng Hải và đầu tư vào các xưởng nhôm, xưởng phát điện và tài chính. Yonghao điều hành công ty Hi vọng mới, trong tháng 10 đứng thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc lục địa, với tổng tài sản thực là 2,2 triệu đô là và nắm giữ các bất động sản, công ty thức ăn chăn nuôi và ngân hàng. Chen Yuxin (tên của gia đình nuôi đặt) điều hành công ty Hi vọng tây, nắm giữ công ty thức ăn chăn nuôi nguyên gốc ở Tứ Xuyên, một khách sạn năm sao và các tài sản khác ở Bắc Kinh. Và Yongya kinh doanh thức ăn chăn nuôi và điện tử. Chị gái nhà họ Lưu, Liu Yonghong, nắm giữ toàn bộ tài khoản cho gia đình.

Tuy trở thành gia đình giàu có nhất Trung Quốc, thế nhưng anh em gia đình họ Liu vẫn vẫn rất thanh đạm và giản dị. Chen Yuxin vẫn không có trợ lý riêng và Liu Yongxing vẫn bay vé hạng tiết kiệm.

Câu chuyện về cách thức làm giàu của gia đình họ Liu được coi là một trong những câu chuyện thần thoại của đảng cộng sản trung quốc, một biểu tượng về sự chuyển đổi của đất nước 30 năm qua.

Bài học thành công của 4 anh em nhà họ Liu

“Đoàn kết là sức mạnh”, trong kinh doanh cũng cần lắm yếu tố này. Với 4 anh em nhà họ Liu, đây chính là yếu tố quan trọng làm nên thành công vĩ đại của họ. Bên cạnh đó, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” cũng là một chiến lược kinh doanh thành công không bao giờ thiếu trên con đường làm giàu của họ.

Phượng Lê
 
Quay lại
Top