Đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Thường giữ vị trí quan trọng trong công ty, người đại diện theo pháp luật có quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đồng thời quản lý, tổ chức hoạt động, điều hành kinh doanh vì lợi ích của doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, người có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty cổ phần sẽ nắm giữ chức vụ sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đó. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ giữ vai trò này.

Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị khi đã được xem xét qua các yếu tố: năng lực hành vi dân sự, số cổ phần phổ thông sở hữu trong công ty (ít nhất 5%) hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng có thể kiêm chức danh Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Giám đốc, Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị sau khi được xem xét qua các yếu tố về năng lực hành vi dân sự, sở hữu vốn điều lệ ít nhất 5% số cổ phần phổ thông hoặc là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành nghề, phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.


Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật đối với các hoạt động của công ty cổ phần được thể hiện xuyên suốt trong các điều khoản quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, đặc biệt là các công việc thông báo, thủ tục liên hệ đến cơ quan nhà nước.


Điển hình, người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc góp vốn cổ phần của công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam. Trường hợp vắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh công ty nhưng chỉ đối với các hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng tài sản giá trị doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; hoặc tỉ lệ có thể nhỏ hơn nếu có quy định trong Điều lệ. Trong trường hợp này, Hội đồng quản trị sẽ quyết định nên chấp thuận hay không sau khi nhận được bản dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch từ người đại diện theo pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật phải bồi thường thiệt hại phát sinh và hoàn trả khoản lợi thu được từ việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch vô hiệu do chưa nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị.

Công ty luật PLF
 
có vẻ bạn nghiên cứu lý thuyết nhưng chưa làm thực tế nhiều, khi thành lập doanh nghiệp buộc phải quy định chủ tịch hay giám đốc/tổng giám đốc là người đại diện trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp rồi, sao mà có chuyện không quy định được
 
toi239 bạn đọc chưa kĩ nên chưa rõ ý rồi, bài chỉ viết là nếu chủ tịch hdqt không phải là người chịu trách nhiệm thì sẽ là giám đốc/tổng giám đốc, 1 trong 2 người này sẽ đứng tên trong giấy phép kinh doanh.
 
×
Quay lại
Top