Đề cương giới thiệu Luật thi hành án dân sự

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Ngày 14/11/2008, Quốc hội Khoá XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự số 24/2008/QH12. Đây là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ:"Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành".

Nhận thức tầm quan trọng của công tác thi hành án, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về thi hành án dân sự, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2004) và nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng nhà nước trước đây, nay là Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
ST
 

Đính kèm

  • luat thi hanh an.doc
    85 KB · Lượt xem: 298
×
Quay lại
Top