Đề thi giữa kì nguyên lý Mac Lenin 2, mai thi rồi mọi người giúp em với ạ

ngocanhngocanh123

Thành viên
Tham gia
12/10/2015
Bài viết
4
Mọi người giúp em với. Please!!!!
Câu 1. Nguyên tắc trao đổi phổ biến trong nền kinh tế hàng hoá là gì? Tại sao?
Câu 2. Trong trường hợp nhà tư bản trả lương cho công nhân bằng giá trị sức lao động thì khi đó họ có thu được giá trị thặng dư hay không? Tại sao?
Câu 3. Tại sao nói sự hình thành lợi nhuận bình quân lại thêm một lần nữa che đậy quan hệ bóc lột của nhà tư bản?
[ĐỀ CHẴN]
Câu 1. Tại sao nói lợi nhuận biểu hiện ra bên ngoài dường như không phải là giá trị thặng dư?
Câu 2. Có bạn cho rằng: “Giá trị thặng dư siêu ngạch vừa có tính chất tạm thời vừa là hiện tượng phổ biến trong xã hội.” Bình luận ý kiến trên.
Câu 3. Ý nghĩa của việc đưa ra các giả định khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư là gì? Các giả định đó có tồn tại trên thực tế hay không? Nó ảnh hưởng như thế nào tới kết quả nghiên cứu?
 
câu 1: nêu ý nghĩa của các giả định trong nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, các giả định đó có thật không và ảnh hưởng của nó tới nghiên cứu

câu 2: tại sao tư bản cho vay lại là tư bản che dấu kỹ nhất mối quan hệ bóc lột vs công nhân làm thuê

câu 3: phân tích các biện pháp làm tăng lợi nhuận của các nhà tư bản
 
Câu 1: qui tắc trao đổi phổ biến là qui tắc ngang giá. tại vì cả 2 đối tượng tham gia trao đổi đều cần sản phẩm của người còn lại và để việc trao đổi công bằng cho hai bên thì phải trao đổi dựa trên ngang giá tức là cùng mức hao phí lao động như nhau.
Câu 2: trong trường hợp nhà tư bản trả lương cho CN bằng giá trị sức lao động thì nhà tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư bởi vì:
Khi xét đến các tư liệu sản xuất cấu thành lên giá trị hàng hóa, tư bản khả biến sẽ chuyển hóa toàn bộ vào sản phẩm, còn tư bản bất biến ( sức lao động) qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra giá trị mới, giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động bởi vì Hàng hóa SLĐ là 1 hàng hóa đặc biệt nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, sự chênh lệch này chính là 1 phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được. do đó nhà tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư.
Câu 3: Đầu tiên lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là toàn bộ tư bản ứng trước và lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư.
Do đó, lợi nhuận che đậy được bản chất bóc lột là vì: lợi nhuận được biểu hiện trong lưu thông mà giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột bởi vì nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cả lớn hơn chi phí đầu tư và nhỏ hơn giá trị hàng hóa là đã có thể thu được lợi nhuận, nhà TB cho rằng mình thu được lợi là do khả năng mua bán, hơn nữa, do đầu tư chi phí K mà nhà tư bản thu được lợi nhuận chứ không phải lợi nhuận chỉ xuất phát từ tư bản khả biến v. vì thế...
 
×
Quay lại
Top