Để viết kịch bản phim ngắn hay

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Tại sao tôi lại làm phim này?
Không một ai có thể tránh khỏi việc viết hay đạo diễn một phim ngắn. Hầu hết mọi người coi phim ngắn như một công cụ để học và thử nghiệm ý tưởng, hoặc là một cách để thể hiện rằng mình có đủ khả năng để làm một việc khác. Nhìn chung, cái "một việc khác" ở đây là làm phim truyện.

story-board-815587-2804.jpg

Dù bạn đang làm phim một mình hay với một tập thể, hãy chắc chắn rằng công việc bạn đang thực hiện phải thể hiện được thế mạnh của bạn và không vượt quá ngân sách cho phép. Đừng nên tạo ra các nhân vật có tính cách quá mạnh nếu bạn e sợ rằng diễn viên ko đủ khả năng hoặc một câu chuyện hành động yêu cầu các pha nguy hiểm, rượt đuổi ô tô và các hiệu ứng đặc biệt nếu bạn chỉ có 5 triệu đồng kinh phí.


Phim ngắn là gì?
Điều quan trọng nhất cần phải nhắc tới là một bộ phim ngắn ko phải là một phim truyện thông thường. Sẽ là một ý tưởng tồi nếu bạn cố gò câu chuyện mà bạn muốn thể hiện hay vừa viết thành một phim truyện hoàn chỉnh trong một bộ phim ngắn.


Hầu hết các liên hoan phim đều chấp nhận một phim ngắn dài dưới 30 phút, nhưng nhiều chương trình hay các nhà quản lí nói rằng họ chỉ muốn chiếu những phim ngắn không quá 20 phút. Nếu phim của bạn dài hơn 20 phút, nó có thể sẽ cần nhiều nhân vật hơn với thêm một phân cảnh thứ 2. Hầu hết các quĩ hỗ trợ ở Anh đều chỉ cho các phim ngắn trong khoảng 10 phút.


Nếu phim của bạn đơn thuần chỉ là phim cơ bạn như phim hài, vậy hãy làm nó ngắn thôi (tối đa 2-3 phút) và hãy bảo đảm rằng khán giả sẽ ko phải chờ quá lâu để xem đến đoạn thắt nút gây cười của phim. Những bộ phim thế này sẽ gây ấn tượng nhiều hơn nếu chúng ko chỉ làm cho khán giả cười mà còn phải để họ ngẫm nghĩ sau khi xem.


Tìm một câu chuyện
Bất kì một câu chuyện phim nào cũng cần 3 yếu tố cơ bản sau:
- Bối cảnh
- Nhân vật
- Tình huống
Phim ngắn cũng không ngoại lệ, chỉ là bạn cần ít thời gian hơn để tạo ra và phát triển mỗi yếu tố mà thôi. Các phim ngắn thành công thường chỉ tập trung vào MỘT khoảnh khắc hay sự kiện nhất định trong cuộc sống của MỘT nhân vật. Do đó, các phim ngắn thường không có nội dung kéo dài trong một thời gian dài- thông thường chỉ nhìn vào ngay vấn đề chính hay kết quả của vấn đề đó.


Bối cảnh
Do cần tạo dựng một bối cảnh trực tiếp dễ nhận biết để đưa ra vấn đề của nhân vật, sẽ rất hữu ích nếu bạn làm phim xoay quanh một sự kiện quen thuộc hay lễ nghi: đám cưới, tiệc sinh nhật, ngày đầu tiên đi học, một bữa trà chiều với những người họ hàng tẻ ngắt, hay lễ Giáng Sinh, v.v... Làm một bộ phim với đề tài như vậy, bạn hiển nhiên sẽ làm cho khán giả cảm thấy quen thuộc hơn với câu chuyện và bạn ngay lập tức đặt những nhân vật của mình vào một thế giới với sức ép tâm lí, điều luôn luôn có ích trong việc tạo ra các câu chuyện kịch tính. Một thuận lợi khác của việc chọn làm phim theo đề tài này là tạo ra giới hạn cho câu chuyện.


Một bối cảnh phổ biến khác cho phim ngắn là một chuyến đi. Hầu hết các phim ngắn tập trung vào các sự kiện đặc biệt và trọng đại của cuộc đời một nhân vật để câu chuyện chắc chắn sẽ đưa nhân vật vào một chuyến phiêu lưu có ẩn chứa nhiều cảm xúc và sẽ là một lựa chọn tốt nếu bạn tạo ra một chuyến phiêu lưu có tính văn học.


Nhân vật và tình huống
Những câu câu hỏi cần thiết bạn nên hỏi bản thân khi bắt đầu xây dựng một câu chuyện là:
- Ai là nhân vật chính?
- Đâu là tình huống của các nhân vật chính?
- Khán giả sẽ nhận ra tình huống đó như thế nào?
- Điểm mấu chốt của câu chuyện có rõ ràng không?
- Bạn có nhìn nhận câu chuyện theo một hướng chính xác nhất không?


Khán giả phải được nhìn nhận rõ ràng về nhân vật mà bộ phim hướng tới và họ sẽ không thể thấy rõ ràng được một khi bạn cũng không. Nhân vật chính của bạn phải là người nằm trong tình huống đó, nếu trong phim của bạn không có một nhân vật, bạn sẽ không thể làm được phim, hoặc ít nhất không phải bộ phim tường thuật.


Điều dẫn nhân vật chính của bạn tới câu chuyện nhất thiết phải là một trong những thứ sau:
- Một mong muốn
- Một nhu cầu
- Một bổn phận


Và tất cả các trường hợp này đều phải rõ ràng với khán giả,thậm chí kể cả khi nó không rõ ràng với nhân vật. Tuy nhiên, một điều bắt buộc phải có trong câu chuyện- và cũng hiển nhiên với khán giả- là điều làm cho nhân vật khó có thể theo đuổi mong muốn, nhu cầu và bổn phận của họ. Thực tế, những điều khó khăn này sẽ dẫn đến tình huống, và, như chúng ta nói ở trên, không có tình huống thì không có phim.


Để khán giả thấy được tình huống
Cái cách bạn hướng tình huống bên trong của nhân vật tới trái tim của bộ phim mà vẫn bảo đảm rằng khán giả có thế THẤY được nó là một trong những điều quan trọng nhất để bạn thể hiện kĩ năng là một nhà làm phim chứ ko phải chỉ là một người kể chuyện. Khi chúng ta đọc sách, chúng ta có thể ở trong đầu của nhân vật, nhưng khi chúng ta xem phim, chúng ta cần phải xem nhân vật ĐANG LÀM những thứ có thể cho chúng ta biết được họ đang nghĩ và cảm thấy cái gì.


Mấu chốt của câu chuyện có rõ ràng ko?
Bạn cần phải chắc chắn là điểm mấu chốt của câu chuyện phải làm cho khán giả hiểu được nhân vật sẽ phải mất gì nếu họ không giải quyết vấn đề của họ. Nếu câu chuyện xoay quanh sự sống hay cái chết, hiển nhiên sẽ rõ ràng nhìn ra điểm mấu chốt, nhưng nếu chỉ đơn giản câu chuyện là là một cái xe bị hỏng, bạn sẽ phải nghĩ xem bạn cần làm bộ phim thế nào mà khán giả có thể biết được điều quan trọng là các nhân vật vẫn có thể hoàn thành chuyến đi của họ.


Bạn có nhìn nhận câu chuyện theo chiều hướng đúng đắn nhất không?
Hãy nghĩ về câu chuyện Cô bé lọ lem và tưởng tượng rằng nếu bạn kể câu chuyện đó với nhân vật chính là một trong những người chị xấu tính của Lọ Lem. Bạn có thể sẽ vẫn có một câu chuyện tốt nhưng nó sẽ ko có một kết thúc vui vẻ (một trong những phiên bản đầu tiên của chuyện này là những người chị bị quạ mổ vào mắt ở cuối phim!), do đó sẽ có ý nghĩa rất khác - nó sẽ chú trọng vào truyện nhân quả hơn là một câu chuyện cổ tích tươi đẹp.


Câu chuyện của bạn mang ý nghĩa gì?
Có thể bạn không cố tình viết một kịch bản về đạo đức hay thậm chí không nhận thức rõ câu chuyện của bạn ngụ ý gì, nhưng mỗi câu chuyện sẽ truyền đạt một ý nghĩa nào đó tới khán giả. Khi bạn biết chắc câu chuyện sẽ bắt đầu và kết thúc ra sao, bạn sẽ có một biểu lộ rõ ràng về ý nghĩa của nó. Điều này sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn quan trọng vì bạn có thể gạn lọc và phát triển kịch bản một cách cụ thể hơn.


Âm nhạc của bộ phim
Âm nhạc có mối liên hệ mật thiết tới thể loại phim, mặc dù thể loại phim ko quá quan trọng đối với phim ngắn như là phim dài, nó vẫn cần thiết để giúp bạn biết thể loại phim nào bạn đang viết.


Tóm lược toàn bộ bài viết
Một bộ phim ngắn cần một câu chuyện có sự kiện xảy ra và có hậu quả thấy rõ lên nhân vật chính. Tất cả các phim ngắn thành công đều tập chung vào những khoảnh khắc hay sự kiện. Những khoảnh khắc đó thường là:
- Một trong những điều phổ biến có ý nghĩa
- Một khoảnh khắc có ý nghĩa với nhân vật chính(cho dù anh ta có biết nó hay ko)
- Một sự kiện có thể làm nảy sinh ra 1 hoàn cảnh mà trong đó mấu chốt của chuyện rõ ràng với nhân vật chính.


Trên đây chỉ là một đoạn trích có chỉnh sửa từ cuốn sách "Get Your Short Film Funded, Made and Seen".
Nguồn: DAN
 
×
Quay lại
Top