"Đi chợ" học thuê của sinh viên

Suzibimon

Evergreen
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/4/2011
Bài viết
817
Chuyện đi học, điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. Nhiều người gọi họ là những “diễn viên đóng thế” trên các giảng đường ĐH và nhiệm vụ chính là... học thuê, thi thuê cho ai có nhu cầu.
“Nghề” học thuê đang ngày càng dần trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.

Điểm mặt đội quân học thuê
Đội quân học thuê thường là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Vì muốn tranh thủ kiếm tiền trong thời gian nhàn rỗi, một số bạn sinh viên đã không ngần ngại đi học thuê.
Ánh, sinh viên trường Đại học Đại Nam, là người có thâm niên trong “nghề học thuê” cho biết: “Mình đi học thuê từ khi học năm thứ nhất, tính đến nay cũng được 3 năm. Ban đầu mình chỉ đi học giúp một người chị họ mỗi khi chị ấy bận, sau rồi nhiều người biết, đến thuê mình đi học. Thời gian học từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối, ở nhà cũng chỉ ngồi chơi, đi học còn kiếm được tiền”.
Theo Ánh, mỗi tuần cô đi học hộ khoảng 3,4 buổi thì cả tháng cũng kiếm được mấy trăm nghìn đồng. Học hộ vừa nhàn vừa đỡ mất tiền “mai mối”, đặt cọc như gia sư hay những công việc khác, mà nhất là không sợ bị lừa.
1303831826_20110920095334_anh_201.jpg
Ai biết được trong số sinh viên ngồi đây, có người đi “học thuê”.
Hiện tượng học thuê bắt đầu từ việc bạn bè nhờ nhau học hộ khi có việc bận như: đi làm thêm, về quê, bị ốm..., dần dần việc nhờ vả đã biến tướng thành dịch vụ.
Học thuê bây giờ được coi là một…nghề, một nghề tương đối nhàn mà thu nhập cũng khá cao. Giá của 1 buổi học thuê dao động trong khoảng từ 30-70.000 đồng, tuỳ vào thoả thuận.
Hay như Tùng ( ĐH Kiến Trúc ) chia sẻ: “Em đi học thuê được 1 năm rồi, mới đầu chỉ là tuần 2 buổi, giờ ngày nào em cũng đi. Học nhàn, công lại cao, đến lớp chỉ mong đến giờ điểm danh rồi về thôi. Mấy đứa trong lớp em cũng thi nhau đi học thuê để…kiếm thêm”.
Cũng như Ánh và Tùng, Hải - sinh viên năm thứ 3, Đại học Giao thông vận tải lý giải cho sự học thuê của mình: “Nhà mình nghèo, bố mẹ đều làm nông nghiệp nuôi 3 anh em ăn học, mình đã đi làm thêm ở rất nhiều nơi nhưng công việc không phù hợp mà thời gian lại gò bó. Một lần được đứa bạn mách nước thế là mình đi học thuê cho một anh học tại chức trong trường, sau đó anh ấy thuê mình học lâu dài vì còn bận đi làm. Bây giờ mình có tiền trang trải cuộc sống, không phải xin tiền bố mẹ nhiều như trước nữa”.
Sở dĩ dịch vụ trên tồn tại là do ở các trường đại học, sinh viên một lớp đông đến trên trăm người, việc quản lý lại chỉ dựa trên điểm danh đầu người. Cán bộ lớp có phát hiện người đi học hộ cũng cho qua. Còn thầy cô thì chẳng bao giờ biết hết mặt sinh viên.

“Thuê học” như…đi chợ
Gặp được Hương ( ĐH Thương Mại ), thành viên của một nhóm môi giới “học thuê”, tôi ngỏ ý muốn tìm một người đi học thay mình với lí do: “Dạo này mê làm thêm kiếm tiền mà thầy cô thì điểm danh ghê quá...”. Như chỉ chờ đợi có thế, Hương kéo tôi ra một góc sân vắng người, nói nhỏ: “Cần người đi học chứ gì? Chuyện đó dễ thôi. Chỉ cần nói tên, địa chỉ trường, phòng học và lịch các môn. Phần còn lại cứ để bọn tớ”.
“Yên tâm đi, đảm bảo chép bài, làm bài kiểm tra đầy đủ. Nhưng phải sòng phẳng, mỗi buổi 50.000đ, hết tuần trả tiền ngay”, Hương hứa hẹn.
1670510109_20110920095334_anh_202.jpg
Một tờ rơi quảng cáo nhận học thuê
Nhiều sinh viên coi việc đi học thuê cho sinh viên hệ tại chức, chuyên tu, văn bằng hai... như là làm thêm. Học thuê đã manh nha “bành trướng” thành “chợ” và được mời chào, rao bán công khai. Những tờ rơi nhận học thuê ngang nhiên được trưng bày ở cổng của nhiều trường ĐH, CĐ, với hứa hẹn “đảm bảo chất lượng cao”.
Lướt qua một số diễn đàn online, không khó để tìm thấy hàng trăm “chuyên viên” làm công việc “đi học thuê”. “Học hộ uy tín, đảm bảo”, “học hộ giá cạnh tranh”, “Bạn không cần học mà vẫn có bằng và có thời gian lo cho công việc cũng như nhu cầu giải trí của mình...” … Những topic như thế không còn xa lạ gì đối với các bạn sinh viên, hay những ai có nhu cầu học thuê và thuê học. Nó xuất hiện thường xuyên, liên tục trên các trang web, các diễn đàn một cách công khai và hơn thế nữa nó đã được nâng cấp thành một…dịch vụ. Chưa bao giờ người ta lại thấy học thuê, học hộ trở nên phổ biến như thế.
Khách hàng được nhắm tới chủ yếu là những người học cao học, ít thời gian và giới sinh viên ăn chơi, nhiều tiền nhưng lười học. Học thuê đã trở thành một nghề như bao nghề "bình thường" khác… đang rất được giới trẻ ủng hộ.
Ngạc nhiên hơn là việc công khai thành lập website chuyên về học thuê. Hocthue.net là tên website của một công ty chuyên về việc cung ứng các mối nhận đi học thuê và các mối có nhu cầu thuê học. “Hiện nay, Cty học thuê lớn nhất Hà Nội đang tuyển thêm cộng tác viên”, trang web này rao.
449914952_20110920095334_anh_203.jpg
Công khai thành lập cả website chuyên về học thuê
Bi hài cảnh “đóng thế”
Học thuê, điểm danh hộ như nhận định của nhiều sinh viên là việc làm nhàn mà có tiền. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những khoản thù lao hậu hĩnh là những chuyện cười ra nước mắt.
Người “thuê học” tiền mất mà vẫn chẳng “nên cơm nên cháo”. Còn người “học thuê” thì cũng “dở khóc dở cười” không kém.
Hùng - (Đại học Văn hóa) kể về “hợp đồng đi học 3 tháng” cho một SV Bách khoa: “Mình là dân khối xã hội lại phải đi học cho người ở khối tự nhiên - kĩ thuật. Thành thử ra những lời thầy giảng cứ như “đấm vào tai” ấy. Hôm nào “dính” kiểm tra thì khổ lắm, bị trừ lương, thậm chí còn bị “cắt đứt hợp đồng” giữa chừng là chuyện thường."
Còn Tiến (Học viện Ngân hàng) lại xấu hổ với cả lớp thằng bạn khi đi học hộ buổi đầu tiên đã bị thầy giáo tóm ngay lên bảng “vẽ vời” về cầu đường bộ. “Lúc mới nghe tên mình đã giật bắn cả người, học quản trị kinh doanh, biết quái gì về cầu đường bộ đâu mà trả lời. Thế là mình cứ ngồi yên tại chỗ. Thầy gọi thế nào cũng quyết không lên. Và hôm đấy ẵm ngay “cây mía tím” về cho thằng bạn” – Tiến bùi ngùi nhớ lại.
Hay như Phương – sinh viên một trường cao đẳng không khỏi ngạc nhiên khi mỗi ngày lại xuất hiện một thành viên “mới toanh” trong lớp. Hỏi ra mới biết, họ là những “diễn viên đóng thế” cho các học viên trong lớp mình. Phương than phiền: “Không khí lớp học rất trầm lắng, uể oải. Mình không có hứng thú học vì mỗi lần thầy cô hỏi, các bạn đều ngồi im re. Học thuê thì biết gì mà trả lời, thậm chí có biết họ cũng chẳng dại gì lại “lạy ông tôi ở bụi này”.
Đi học thuê không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đã có nhiều trường hợp khiến các bạn sinh viên học thuê phải thót tim. “Nguy kịch” nhất cho SV học thuê là lúc làm bài kiểm tra mà không thể quay ngang, ngó dọc để cầu cứu viện trợ do thầy cô nghiêm khắc, đành ngậm ngùi ngồi... cắn bút! Một SV “đóng thế” cho hay: “Kể cả làm bài kiểm tra xong nhưng nhiều thầy cô tinh ý đem... so chữ với những bài kiểm tra trước của “thân chủ” là cũng đi tong”.
Phải công nhận rằng thu nhập từ học thuê là “cái bánh ngọt” thật hấp dẫn nhưng cái gì cũng có giá của nó. Sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh, luôn phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền, nên họ không dễ dàng bỏ qua một “hợp đồng kinh tế” hời đến như vậy.
Từ xưa đến giờ vẫn thế, có cầu ắt sẽ nảy cung. Và học thuê cũng không nằm ngoài quy luật đó. Câu chuyện học thuê hẳn sẽ không thể kết thúc trong một xã hội vẫn còn coi trọng bằng cấp, vẫn lấy bằng cấp để đo năng lực của lao động. Nó cũng không thể mất đi khi các trường còn nhiều kẽ hở để nó có cơ hội tồn tại.
Học thuê, học hộ vẫn tồn tại và phát triển như một nhu cầu không thể thiếu của xã hội. Làm sao để quản lý, ngăn chặn triệt để tình trạng này, đó vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp…




Nguồn: VietNamNet
 
THÔNG BÁO
CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Để có một môi trường học Tiếng Anh thoải mái, thư giãn cho những người yêu thích môn học này, đồng thời tạo một sân chơi cho các bạn học sinh, sinh viên và những người đi làm từ mọi nơi có thể giao lưu, gặp gỡ và kết bạn với nhau, chúng tôi tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh E-Face Club.
Câu lạc bộ hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt thường xuyên, vào tối thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra, mỗi tháng Club còn có thêm một buổi sinh hoạt ngoài trời như: Gameshow Tiếng Anh, thi thuyết trình bằng Tiếng Anh, picnic ngoài trời…
Thời gian: 19h-21h thứ 5 hàng tuần
Địa điểm thường xuyên: Phòng 1D, trường Tiểu học Dịch Vọng A – ngõ 233 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN. (sau tòa HITC)
Lợi ích khi tham gia E-face Club
- Được cấp thẻ thành viên
- Được nói chuyện với người bản ngữ
- Được chia sẻ kiến thức ở nhiều lĩnh vực
- Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
- Có nhiều quyền lợi khác như: được thực tập tại các công ty lớn, gặp gỡ các nhân vật đặc biệt.
Nhằm giúp đỡ ban tổ chức nắm được thành viên tham dự chính xác để có thể chuẩn bị tốt nhất, mời các bạn đăng ký tham gia bằng cách gọi đến số:
Ms Hien: 01689 946 842
Ms Yen: 0986 382 990
Hoặc gửi thông tin theo mẫu phía dưới vào địa chỉ email: hienht@eface.vn/yenpd@eface.vn
Bản đăng ký tham gia E-Face Club
Họ và tên: ..................................... tuổi......................
Nghề nghiệp:..............................................................
Đơn vị công tác/trường:..............................................
Trình độ Tiếng Anh hiện tại:........................................
Sở trường:..................................................................
BAN QUẢN TRỊ CLUB
 
×
Quay lại
Top