Định luật “chung thủy tương đối”

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Sự tuyệt đối bao giờ cũng dẫn đến đổ vỡ. Thà tương đối, thiếu thiếu một chút, nhưng sự thú vị được tăng lên.
Lăng nhăng sẽ khiến tình cảm rạn nứt, chung thủy quá mức sẽ làm tình yêu xói mòn. Vì vậy mới có định luật “chung thủy tương đối” dành cho các cặp đôi để khiến tình yêu luôn đầy màu sắc và đủ gia vị.
Thế nào là “chung thủy tương đối”?
Có phải khi yêu một ai đó, bạn toàn tâm toàn ý với người đó, trong tim chỉ có bóng hình người đó và sẵn sàng làm mọi việc trong khả năng có thể để người ta cảm thấy vui lòng? Cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh việc: sáng đi học với người ta, chiều nhắn tin cho người ta, tối cùng người ta đi học thêm và đi học về lại tiếp tục chat với nhau? Những “vệ tinh” vây quanh bạn, bạn chẳng quan tâm. Những mối quan hệ bạn bè khác giới, bạn sẵn sàng cắt đứt. Thậm chí bạn chẳng cần bạn bè nữa, người yêu là quá đủ. Đó là sự “chung thủy tuyệt đối” của bạn. Điều này rất dễ thấy ở những bạn mới biết yêu lần đầu, hoặc ở giai đoạn đầu mới quen nhau.
“Chung thủy tương đối” sẽ khác biệt rất nhiều (chứ không phải đối lập). Tức nghĩa là không nhất thiết bạn phải dành trọn tình cảm cho người đó. Bạn yêu người đò vừa đủ để người đó cảm thấy vui, vừa đủ để người đó cảm thấy yêu bạn, mong nhớ bạn, lo sợ bị mất bạn. Và tình cảm đôi khi cần một chút xích mích, hiểu lầm, ghen tuông nho nhỏ…thì mới vững bền. Sự tuyệt đối bao giờ cũng dẫn đến đổ vỡ. Thà tương đối, thiếu thiếu một chút, nhưng sự thú vị được tăng lên.
2.jpg
Học cách áp dụng đúng
B.Ngân (sinh viên năm 1 ĐH Văn Lang) chia sẻ: “Mình và bạn trai quen nhau được gần 2 năm nhưng vẫn hạnh phúc. Hai đứa chưa bao giờ vào nick nhau, chưa bao giờ kiểm tra tin nhắn điện thoại của nhau và không bao giờ chia sẻ về “người thứ 3”. Hiện tại có một anh chàng (ở cách mình hơn 1000 cây số) yêu mình. Mình không đón nhận, cũng không khước từ, vì bọn mình hay trò chuyện rất vui. Mình biết bạn trai mình cũng có nhiều bạn nữ để ý, nhưng mình tin tưởng cậu ấy. Và bọn mình chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với nhau. Có thể bọn mình chưa hoàn toàn chung thủy, nhưng tình yêu thì cần sự biến tấu và một chút bất ngờ. Thử thách đôi lúc khiến ta biết trân trọng nhau hơn”.
H.Nam (lớp 12 trườmg THPT D) yêu một cô bạn cùng tuổi khác trường, nhưng nếu nàng nào cùng lớp rủ đi chơi, nhờ vả, hoặc chủ động nhắn tin, Nam đều vui vẻ đồng ý đón nhận. Với Nam, yêu đơn phương không có nghĩa là quá mù quáng đau khổ, mà hãy biết chờ đợi đồng thời tự kiếm tìm những hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống thường nhật. “Có đôi khi chở một cô bạn đi học về nhà, trời tắt nắng và đổ mưa nhẹ, cô ấy thầm cảm ơn mình và bảo rằng buổi chiều hôm nay thật đẹp, mình cũng cảm thấy vui mặc dù không có tình cảm với cô ấy. Tình yêu đơn phương của mình vì thế mà khiến mình chờ đợi được tốt hơn và kiên nhẫn nhiều hơn. Bởi nếu cô ấy không đáp lại, mình cũng vẫn vui vẻ vì không đơn độc. Đó là quy tắc “chung thủy tương đối” của mình.
Những suy nghĩ sai lầm về “định luật” này
· “Chung thủy tương đối” có nghĩa là có quyền yêu một người khác (chỉ là không chính thức quen nhau): “Điều này chẳng khác nào bạn “ngoại tình”, và bạn chẳng bao giờ hài lòng với tình yêu hiện có. Người ấy của mình từng như thế. Và khi phát hiện ra sự thật, mình đã chia tay. Bởi vì mỗi khi trái tim hơi “đi lạc”, mình lại nghĩ về người ấy để bình tĩnh hơn. Vậy mà người ta có tình cảm với người khác chỉ vì “muốn cảm xúc luôn tươi mới, đó cũng là cách khiến tình cảm vững bền”. Cô ấy quá sai lầm và có lẽ mình cũng vậy. Lỗi một phần ở mình” — M.Tuấn (lớp 12 trường THPT K) cho biết.
· Đón nhận tình cảm của nhiều người: Bạn không chung thủy tuyệt đối, không có nghĩa là bạn phải mến nhiều người và trân trọng tình cảm của họ. Để rồi họ nuôi hi vọng từ bạn và mãi đợi chờ. Điều đó tàn nhẫn vô cùng, gây thiệt thòi cho người yêu của bạn, và cả những vệ tinh của bạn nữa.
· Dành thời gian cho bạn bè nhiều hơn cả người ấy: Bạn đang yêu, nhưng bạn không trân trọng tình yêu hiện tại. Bạn cho rằng muốn giữ chân người ấy thì phải khiến người ấy ghen tuông, lo lắng hoặc buồn khổ. Bạn thích rong chơi, thích đi cùng bạn bè, sẵn sàng nhận lời đi uống trà sữa với người khác, nhưng bạn đang dần bỏ quên người yêu. Điều đó không thể gọi là “chung thủy tương đối” mà bạn đang góp phần khiến tình yêu của mình đổ vỡ dần.
 
×
Quay lại
Top