Đờn ca tài tử: môn nghệ thuật đặc trưng của miệt vườn sông nước

kate6789

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/8/2016
Bài viết
117
Xuôi về vùng Đồng bằng sông Cửu long, du khách hẳn không khỏi bùi ngùi xúc động khi nghe những giọng hò êm ái như ru của những cô gái miền Tây hay giọng ca chất phác của những chàng tài tử chốn miệt vườn.

Không ít du khách đã xiêu lòng để rồi yêu mảnh đất miệt vườn sông nước. Không chỉ yêu những con người bình dị mộc mạc, yêu mảnh đất phù sa màu mỡ mà còn yêu những điệu nhạc, lời ca của môn nghệ thuật đặc trưng nơi miệt vườn sông nước – đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử là một dòng nhạc dân tộc hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Tuy hình thành và phát triển sau các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống khách như Nghệ thuật Tuồng (Bội), Chèo, quan họ hay Ca Trù… nhưng điều đáng quan tâm là loại hình nghệ thuật này đã chứa đựng đầy đủ các giá trị văn hoá Việt với những đặc trưng riêng.

don-ca-tai-tu.jpg


Đa phần các tiết mục có sự cân bằng giữa nam và nữ


Loại hình đờn ca này có nguồn gốc từ ca Huế và Nhã nhạc cung đình Huế được kết hợp với âm nhạc của các tình Quảng Nam, Quảng Ngãi, và sau này phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, …. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có lượng người hát môn nghệ thuật này nhiều nhất.
Nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo do vậy cần một nhóm các thành viên cùng chơi. Các thành viên trong nhóm nhạc đều bình đẳng, thường là số lượng nam nữ cân bằng. Thông thường họ chỉ mặc các trang phục thường ngày để chơi còn khi biểu diễn mới mặc trang phục biểu diễn. Những năm gần đây theo nhu cầu của khách du lịch các nhóm nhạc hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp.

don-ca-tai-tu1.jpg


Tiếng đàn tiếng hát cất lên như để xua đi mọi mệt mỏi lo toan


Du lịch về miền Tây không khó để bạn nghe được những tiếng đờn tiếng nhạc bởi nó đã ăn sâu vào tiềm thức người dân miền sông nước. Bạn có thể bắt gặp những giọng hò êm ái trên những ghe xuồng buôn bán xuôi ngược trên sông, hay trước hiên nhà mỗi tối, …
Cuộc sống bình dị của người dân nơi miệt vườn sông nước chắc chẳng thể thiếu đi tiếng đàn tiếng ca bởi đây không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân đồng bằng sông Cửu long mà những tiếng ca ấy như đem mọi lo toan phiền muộn của cuộc sống thả trôi theo những con sông.
Đờn ca tài tử được kế thừa, phát huy từ các giá trị âm nhạc cung đình và dân gian đồng thời có sự giao thoa với các yếu tố văn hóa của người Khmer, người Hoa và văn hóa phương Tây.

don-ca-tai-tu2.jpg


Đờn ca tài tử chính thức được công nhận là di sản thế giới vào năm 2013


Theo kết quả kiểm kê năm 2011, Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được thực hành tại hơn 2.500 câu lạc bộ, nhóm, gia đình ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt, … nhờ đó loại hình nghệ thuật này vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát triển.
Ngày 05/12/2013, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan. Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nếu có dịp về thăm mảnh đất đồng bằng phù sa màu mỡ nơi dòng Cửu Long chảy xuôi, đùng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hay tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật đặc sắc được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại này.

Thiencam Travel
(thiencamtravel.vn)
https://www.vietnamvacationtravel.c...-thuat-dac-trung-cua-miet-vuon-song-nuoc.html
 
×
Quay lại
Top