Động đất và 10 điều bạn chưa biết

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Mỗi năm có khoảng nửa triệu trận động đất xảy ra, trong số đó, khoảng 100.000 trận là con người có thể cảm nhận được.



1. Cơ chế hoạt động của động đất
Động đất kiến tạo có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, khi năng lượng sức căng đàn hồi tích tụ đủ mạnh để phá hủy lớp vỏ Trái đất, tạo thành các khe nứt gãy liên tục trên bề mặt Trái đất. Trong trường hợp ranh giới mảng biến dạng, chúng sẽ chuyển động qua lại với nhau một cách nhẹ nhàng và không gây chấn động nếu xung quanh các đường ranh giới đó không xuất hiện những hiện tượng bất thường làm tăng khả năng chống chịu ma sát.
Hầu hết các đường ranh giới đều có độ lồi lõm nhất định, dẫn đến việc tạo thành các phân đoạn đứt gãy không liền mạch. Một khi các đương ranh giới bị chặn lại, tiếp tục chuyển động giữa các mảng dẫn đến tình trạng gia tăng áp suất khiến cho năng lượng sức căng dự trữ tăng lên xung quanh các khe nứt gãy, đến một mức độ quá hạn cho phép, năng lượng ngày càng lớn được giải phóng đột ngột, phá hủy lớp vỏ Trái đất. Nguồn năng lượng này là sự kết hợp của sóng địa chấn biến dạng đàn hồi, sức nóng ma sát của bề mặt đứt gãy và đất đá nứt gãy, gây ra động đất.
2. Con người chỉ cảm nhận được 10% cường độ của một trận động đất
KenhSinhVien.Net-a3.jpg
Trên lý thuyết, khi một chiếc xe tải lớn chạy qua gây rung động mặt đường và làm lắc lư những ngôi nhà gần đó cũng đã được xem là một cơn động đất nhỏ. Theo các chuyên gia địa chất Mỹ, trung bình cứ 11 giây lại có một trận động đất. Tuy nhiên, phần lớn chúng cực kỳ yếu và con người không thể cảm nhận được. Theo ước tính chúng ta chỉ cảm nhận được 10% cường độ mà một trận động đất tạo ra (thậm chí ít hơn). Hầu hết năng lượng của một trận động đất được dùng để làm tăng đường kính cũng như chiều dài của các khe nứt hoặc được chuyển đổi thành nhiệt năng tạo ra bởi lực ma sát. Do đó, động đất làm giảm năng lượng tiềm năng vốn có trong lòng đất và khiến nhiệt độ trái đất tăng lên, mặc dù những thay đổi này không đáng kể so với các dòng dẫn nhiệt và đối lưu ở sâu bên trong lòng trái đất.
3. Nguyên nhân của động đất
KenhSinhVien.Net-a4.jpg
Trong khi hầu hết các trận động đất xảy ra là kết quả của sự chuyển động của các phay hay những phần đứt gãy trên vỏ Trái Đất thì hoạt động của con người cũng có thể gây nên tại họa này, chẳng hạn như việc xây dựng các công trình đập thủy điện và tòa nhà lớn; khoan và bơm chất lỏng vào giếng; khai thác các mỏ than; khoan, tìm các giếng dầu…Một ví dụ điển hình là trận động đất hồi tháng 5 năm 2008 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến 69.227 người tử vong.
Tử Bình Phô, đập nước nhân tạo lớn nhất Tứ Xuyên được cho là một trong những thủ phạm gây ra trận động đất khủng khiếp này khi trọng lượng khổng lổ của hồ chứa nước đã gây áp lực lên các đường nứt gãy nằm sâu trong lòng đất dẫn tới thảm họa. Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nước Úc cũng được cho là bắt nguồn từ hoạt động khai thác mỏ than của con người.
4. Các đường phay
KenhSinhVien.Net-a6.jpg
Theo thuật ngữ địa chất học, một phay là một khe ngang gãy nứt hay là sự gián đoạn của các khối đất đá lớn. Các phay lớn là kết quả nội lực căng quá mức dưới lớp vỏ của Trái đất. Năng lượng giải phóng ra từ các phay có liên quan đến những chuyển động nhanh mạnh của các đường phay - một nguyên nhân chính gây nên một cơn địa chấn (động đất). Một đường phay là vết tích trên bề mặt Trái đất của một phay, đường cắt ngang giữa mặt phay và bề mặt Trái đất. Dựa vào biên độ, các nhà địa chất đã phân ra thành 3 nhóm: phay nghiêng, phay ngang và phay xiên.
5. Những quan niệm sai lầm về động đất
KenhSinhVien.Net-a5.jpg
Ở đất nước New Zealand - nơi thường xảy ra các trận động đất lớn, có một truyền thuyết về động đất rằng, nơi nào có nhiểu trận động đất nhỏ xảy ra, thì áp lực gây nên một trận động đất lớn sẽ được giảm thiểu tối đa. Điều này hoàn toàn sai.
Ngoài ra, còn có một quan niệm rằng, các phay “bôi trơn” có chứa nước và một số chất khác có khả năng giảm được độ rung cũng như cường độ của các cơn địa chấn, việc bơm sâu vào lòng đất một dạng chất lưu (gồm chất nước và chất khí) có khả năng thúc đẩy cơn địa chấn xảy ra sớm hơn thường lệ. Tuy nhiên, hành động này lại tạo nên một trận động đất “nhân tạo” gây nguy hiểm cho bất kỳ vùng dân cư sinh sống gần đó. Theo cách này, sẽ chẳng có điều gì tương tự như “khí tượng học địa chấn” tồn tại, vì chúng xảy đến cùng một lúc ở bất cứ đâu trên trái đất bất chấp mọi loại thời tiết. Sử dụng yếu tố thời tiết cho việc tác động vào lòng trái đất là một điều không thể.
6. Những cơn dư chấn
Một cơn dư chấn thực chất là một trận động đất xảy đến trước hoặc sau khi một trận động đất chính xảy ra, nói đúng hơn, nó là hệ quả kéo theo hoặc là một cơn rung động trước đó của một trận động đất mạnh với một cường độ nhỏ hơn. Các cơn dư chấn được hình thành khi vỏ trái đất chuyển động đến một mức độ khi ứng suất (sức căng nội lực) cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất, năng lượng được giải phóng từ ứng suất này gây nên dư chấn. Các cơn dư chấn là một hiện tượng phổ biến dọc theo các ranh giới chuyển dạng, nơi phần vỏ trái đất đang dần bị đứt gãy.
7. Động đất liên ứng
KenhSinhVien.Net-a9.jpg
Động đất liên ứng là sự xảy ra nối tiếp của trận động đất cỡ mạnh trên một khu vực trong một khoảng thời gian ngắn, có nghĩa là, đây là một cơn động đất với những rung động xảy ra liên tiếp nhau, không ngừng nghỉ. Động đất liên ứng là một trong các hiện tượng dự báo cho đợt phun trào núi lửa sẽ xảy ra. Năm 2004, tại Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) đã xảy ra trận động đất dạng này.
8. Bão động đất
Xét về mặt lý thuyết, một cơn bão động đất là nơi hàng loạt trận động đất lớn khác nhau dọc theo cùng một ranh giới mảng khi ứng suất lan truyền theo cùng một hệ thống phay đứt đoạn. Xét dưới một góc độ nào đó, bão động đất có đặc điểm tương đồng với các cơn dư chấn, chỉ có điều chúng phải mất nhiều năm mới có được. Bão trận động đất có thể phá hủy toàn bộ quốc gia hay khu vực địa lý. Theo khảo cứu, vào cuối thời kỳ đồ đồng và hậu đế chế La Mã, bão động đất đã xảy ra và được dự đoán là sẽ xảy đến với Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
9. Động vật có thể dự đoán động đất
Tháng 4 năm 2009, các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện ra khả năng đặc biệt của cóc – chúng có thể dự đoán trước những cơn động đất. Một loài cóc rất phổ biến đã biết trước trận động đất tại thành phố L’Anquila của Italy xảy ra vào ngày 6/4/2009 khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Niềm tin vào khả năng dự báo động đất của động vật đã có từ hàng thế kỷ trước. Năm 373 trước Công nguyên, các sử gia thời đó đã ghi lại rằng, chuột, chồn và rắn đã tiến hành một cuộc di cư hàng loạt từ một thành phố cổ Helice, Hy Lạp vài ngày trước khi xuất hiện một trận động đất phá hủy hoàn toàn thành phố. Một ví dụ khác cùng thời, các sử gia đã chứng kiến đàn ong di rời khỏi tổ, loài cá da trơn thì di chuyển dữ dội và gà thì không muốn đẻ trứng. Các chủ vật nuôi mèo và chó cũng chứng kiến những hành động rất kỳ quặc của chúng trước khi trận động đất xảy ra.
10. Động đất trong thần thoại và tôn giáo
KenhSinhVien.Net-a2.jpg
Trong thần thoại Bắc Âu, động đất có liên quan đến cuộc chiến đẫm máu của thần Loki khổng lồ, đẹp trai nhưng gian ác. Khi Loki, một ác thần ưa chọc phá người khác gây nên cái chết của thần Baldr - vị thần biểu trưng cho sắc đẹp và ánh sáng, hắn đã phải chịu hình phạt bị nhốt trong một cái hang, phía trên đầu treo một con rắn đang nhỏ từng giọt nọc đôc xuống mặt. Sigyn - vợ của Loki, bất chấp nguy hiểm, túc trực bên Loki để hứng những giọt nọc độc. Tuy nhiên, mỗi khi Sigyn đi đổ nọc độc, khuôn mặt Loki bị nọc độc rơi vào, khiến người khổng lồ Loki phải giật mạnh đầu và thân mình để thoát ra, khiến trái đất rung chuyển dữ dội. Trong khi đó, Thần thoại Hy Lạp lại viết rằng, chính Poseidon - vị thần của biển cả - là người làm rung chuyển trái đất. Mỗi khi vị thần này tức giận, ông liền khua chiếc đinh ba xuống mặt nước thì biển cả dậy sóng, bão tố kinh hoàng, gây nên những cơn địa chấn rung chuyển mặt đất. Poseidon thường sử dụng chúng như một vũ khí lợi hại nhằm răn đe và trừng phạt kẻ thù của mình.
Ngoài ra, một truyền thuyết Nhật Bản cho rằng, đất nước này nằm trên lưng một con cá da trơn có tên Namazu – thủy quái gây nên các trân động đất, sóng thấn. Namazu sống ở dưới bùn được Thần Kashima bảo vệ và chỉ có Thần Kashima mới có thể trấn được con thủy quái này bằng một tảng đá yểm bùa. Nhờ có thần Kashima mà mà con người và muôn loài được yên ổn sinh sống và làm ăn trên mặt đất. Thế nhưng, mỗi lần thần Kashima vắng mặt, thủy quái lại nổi lên, vùng vẫy, khiến cho trái đất rơi vào tình trạng hỗn độn của động đất và sóng thần.
Donkey Luffy
Ảnh: SM
 
×
Quay lại
Top