Du học Nhật Bản - Kinh nghiệm viết lý lịch xin việc làm thêm tại Nhật Bản

hoaly1987

Thành viên
Tham gia
17/1/2017
Bài viết
67
Xin việc làm thêm bạn cũng cần chú ý tới việc viết sơ yếu lý lịch của mình sao cho phù hợp nhất với khả năng, công việc mà mình có ý định xin làm. Dưới đây là một vài thông tin mà du học Nhật Bản Hinode muốn gửi tới bạn.

Để có thể đi làm thêm hợp pháp ở Nhật, bạn phải có giấy phép đi làm ngoài giờ của Cục xuất nhập cảnh. Khi đã được cấp phép bạn có thể đi làm thêm theo quy trình của luật pháp Nhật Bản. Tuy nhiên, học sinh quốc tế sẽ không được phép làm việc gây ảnh hưởng đến đạo đức xã hội: quán bar, vũ trường…

Lý lịch xin việc làm thêm

li-lich-lam-them-du-hoc-nhat-hinode.png



1. Ghi rõ phần ghi ngày, tháng. Với trường hợp gửi qua hòm thư thì sẽ được tính từ ngày bỏ vào hòm thư là ngày nộp hồ sơ của bạn
2. Ảnh thẻ với trang phục phù hợp, đầu tóc gọn gàng, sau ảnh ghi họ tên
3. Nơi điền địa chỉ chỗ ở hiện nay
- Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “ふりがな” thì bạn phải viết phiên âm là chữ Hiragana.
- Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “フリガナ” thì bạn phải viết phiên âm bằng chữ Katakana.
4. Quá trình học tập: Là quá trình học tập và làm việc của bạn. Bạn phải ghi rõ quá trình học tại những trường nào, từ Thời gian nào đến thời gian nào, tại khoa nào.
5. Là bằng, chứng chỉ bạn có như bằng xe máy ở Nhật, chứng chỉ tiếng nhật , tiếng anh.
6. Lý do tại sao bạn mong muốn đi làm công việc này. Bạn hãy thể hiện, sự nhiệt tình của mình với công ty.
7. Giới thiệu về bản thân, kỹ năng, ưu điểm mà bạn có thể làm việc.

Ví dụ: Làm vị trí phục vụ hoặc bếp, hoặc nguyện vọng muốn làm việc ở chi nhánh nào, v.v..
 
Mọi người quan tâm tới việc làm thêm dành cho du học sinh Nhật hoặc chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm có thể liên hệ:
Trung tâm du học Nhật Bản Hinode, số 8, hẻm 42/94/8, Phố Thịnh Liệt, Hoàng Mai, HN. đt: 0934416489 (Mr. Duy)
 
Lý do Nhật Bản thắt chặt nhập cảnh đối với du học sinh Việt Nam trong thời gian vừa qua:
1. Tỷ lệ du học sinh sang Nhật học tập tăng nhanh nhưng không sàng lọc

Theo báo chí quốc tế ngày 21/2, du học sinh 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Nepal, Myanmar và Sri Lanka khi du học tại Nhật Bản sẽ bị áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về nhập cảnh từ giữa tháng 3/2017.

Theo thống kê của Hiệp hội lưu học sinh quốc tế ở Nhật, thì số lượng du học sinh Việt Nam ở Nhật năm 2013 là khoảng 15.000 người, gấp 4 lần năm 2012, và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Điều đó cho thấy lượng sinh viên tăng rất nhanh.

Còn theo thống kê của JASSO (cơ quan hỗ trợ sinh viên Nhật - Japan student services organization) thì số du học sinh nước ngoài đến Nhật năm 2015 là 208.379, trong đó Trung Quốc đứng thứ nhất (45,2%), Việt Nam thứ hai (18,7%) nhưng tốc độ tăng của lưu học sinh Việt Nam đứng vị trí số một. Sinh viên các nước khác sang Nhật thì tỷ lệ học đại học, cao đẳng cao; sinh viên Việt Nam thì 80% học ở trường nghề và trường tiếng Nhật, chỉ có 20% học cao đẳng và đại học trở lên.

2. Làm thêm quá giờ quy định

Theo quy định luật pháp Nhật chỉ cho phép du học sinh làm việc không quá 28 tiếng/1 tuần. Tuy nhiên trên thực tế thì đa phần du học sinh đều làm việc quá giờ quy định trên, làm việc thâu đêm và ban ngày lên lớp học lại ngủ bù hoặc bỏ tiết để nghỉ ngơi.

Trung bình mỗi ngày học sinh chỉ được phép làm 4h/1 ngày với mức lương 600 – 800 yên. Nhưng do tham công tiếc việc, nhiều học sinh có thể “lách luật” và làm thêm lên tới 8h/1 ngày. Nếu tính vậy, mức lương sẽ cao gấp đôi, gấp ba so với mức trung bình. Nhưng không phải ai may mắn cũng kiếm được 2, 3 công việc và có đủ sức để làm trong một ngày như vậy.

3. Tỷ lệ trộm cắp, đánh nhau, cư trú bất hợp pháp tăng mạnh

Cũng có nhiều trường hợp xảy ra với du học sinh Việt Nam khi bị nhà chức trách bắt vì tội trộm cắp, đánh nhau, gây lộn xộn và cư trú bất hợp pháp. Chính điều này đã gây ảnh hưởng tới những du học sinh khóa sau đang chuẩn bị sang Nhật.

Thống kê của cảnh sát Nhật năm 2014 cho thấy, người Việt Nam đứng thứ hai trong số vụ tội phạm do người nước ngoài gây ra ở Nhật, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, báo Sankei của Nhật tháng 11/2016 thống kê số vụ phạm tội ở Nhật do người việt Nam là 2.556, đứng đầu trong số vụ phạm tội do người nước ngoài. Đặc biệt, phần lớn người Việt Nam phạm tội trong vài năm gần đây là du học sinh lao động và tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nghiệp đoàn.

Thiết nghĩ, việc chính phủ Nhật quyết định áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh đối với du học sinh, sẽ góp phần chọn lọc được các bạn trẻ sang Nhật với mục đích học tập thật sự, giảm các thành phần có khả năng phạm pháp, từ đó giảm các ca phạm tội của người Việt Nam tại Nhật, cải thiện hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật.
 
CÁC NGUYÊN TẮC LÀM THÊM TẠI NHẬT BẢN

Nguyên tắc 1:
Tuyệt đối tuân thủ thời gian
Dù là bất kỳ lý do gì đi muộn phải xin lỗi đồng nghiệp, khách hàng. Mình đi muộn sẽ ảnh hưởng đến công việc, đến giờ làm của đồng nghiệp vậy nên phải gọi điện bảo trước và xin lỗi.
tieu-diet-nhung-ke-cap-thoi-gian-cua-nhan-vien.jpg



Nguyên tắc 2:
Hai người không làm chung một việc
Hai người làm chung một việc rất dễ phát sinh những việc như nói chuyện riêng làm trễ việc, mất thời gian… nên trong công việc nên cố gắng hai người không làm chung một việc. Được phân việc gì thì cố hoàn thành phần việc của mình rồi mới giúp người khác.
restmb_jhidxmake.jpg



Nguyên tắc 3: Một công hai việc
Không những trong công việc mà trong cuộc sống thì nguyên tắc này vẫn có rất nhiều cái lợi: lợi về thời gian, công sức... lúc nào cũng phải vận động suy nghĩ làm việc này có thể kết hợp việc khác không…

Nguyên tắc 4: Không giấu dốt và tự vận động trước khi nhờ người khác
Không biết thì nói không biết tuy nhiên cũng nên tự mình suy nghĩ, phán đoán nếu không được mới xin trợ giúp. Nếu không biết phải nói để được để chỉ bảo không giấu dốt, hướng dẫn. Nhưng nếu mọi người đều có công việc chưa thể giúp mình ngay được thì nên tự vận động trước khi chạy ngay đi hỏi.

Nguyên tắc 5: Làm xong việc phải sắp xếp dọn dẹp chỉnh tề dụng cụ để không gây ảnh hường đến người sau sử dụng.
Great-Things-of-the-Independence.jpg



Nguyên tắc 6: Làm việc với tinh thần đồng đội cao cao và luôn nói xin lỗi, cảm ơn (mặc dù có thể không liên quan tới mình) nhưng lời nói chẳng mất tiền mua nên nói sao để đồng nghiệp vui lòng. Tập thói quen báo cáo công việc sắp làm cho đồng nghiệp. Bạn có thể thấy bất ngờ khi anh làm chung đi rửa tay cũng nói với mình nhưng dần dần bạn sẽ hiểu là phải làm vậy để mình biết anh ấy đang ở đâu, làm gì để mình biết mà giải quyết công việc khi không có anh ấy.

Nguyên tắc 7: Hạn chế bình luận về khách hàng trong giờ làm việc và trong người luôn cầm theo theo cuốn sổ tay để ghi chú.

7 câu nói cần thuộc lòng trong giao tiếp với khách hàng:
いらっしゃいませ
大変お待たせしました
申し訳ございません
失礼いたします
かしこまいりました
ありがとうございます
またおこしくださいませ
 
Hinode cam kết việc làm thêm cho các bạn du học Nhật Bản. Đại diện các chuỗi cửa hàng sẽ trực tiếp về phỏng vấn tại văn phòng Hinode với các công việc: cắt rau củ quả, chạy bàn, thu ngân, kombini, khách sạn, phát báo...
 
Du học Nhật Bản vất vả lắm :< bạn em đi mấy năm về thấy xót nó ghê
 
hì, cũng tùy em ạ, nếu mà tiếng Nhật tốt với CV tốt thì cũng không quá vất vả đâu em. Tuy nhiên, nhiều bạn ham làm lắm, thời gian đi làm gấp đôi thời gian học, mệt nhọc, khổ sở vì ăn uống, đi lại..... nhưng phải cố gắng thôi em nhỉ.
 
Một số câu hỏi phỏng vấn khi đi xin việc làm thêm tại Nhật

1. Nhờ người khác giới thiệu công việc
  • A: 先輩(せんぱい)アルバイトを紹介(しょうかい)してもらえないんでしょうか?
Anh ơi anh có thể giới thiệu cho em công việc làm thêm được không ạ?
  • B: いいよ。どんな仕事(しごと)をしたいの?
Được thôi. Cậu muốn làm công việc như thế nào?
  • A: できれば日本語(にほんご)をたくさん使う(つかう)ところがいいです。
Nếu được em muốn được làm việc trong môi trường sử dụng nhiều tiếng Nhật.

2. Hỏi qua điện thoại

3. 募集:Tuyển dụng
  • A: アルバイト募集(ぼしゅう)のポスターを見ました。外国人でも構いません(かまいません)。
Tôi đã xem qua áp phích tuyển dụng việc làm, có tuyển người nước ngoài không ạ?
  • B1: 申し訳ありません。日本人しか募集しない
Xin lỗi, chúng tôi chỉ tuyển người Nhật.
  • B2: はい、外国人でもいいです。
4. 電話:Điện thoại
  • A:アルバイトを見つけますが、店長(てんちょう)がいらっしゃいますか。
Tôi muốn xin việc làm thêm, ông chủ có ở đó không ạ?
  • B1: 5時に電話していただけませんでしょうか。
Anh vui lòng gọi điện lại lúc 5h.
  • B2: はい、少々お待ちください。
Vâng, đợi 1 chút

5. 履歴書(りれきしょ)Sơ yếu lý lịch
  • A: 履歴書を持って着ますか
Anh có mang theo SYLL không?
  • B: はい、こちらです。
Vâng, có đây ạ.
  • A: 日本に来てどのくらいですか。
Anh đến Nhật khoảng bao lâu rồi?
  • B: 1年半です。
Một năm rưỡi.

6. 経験(けいけん)kinh nghiệm
  • A:居酒屋で働いた経験はありますか。
Anh có kinh nghiệm làm việc tại quán rượu bao giờ chưa?
  • B: はい、ありました
Có, tôi đã có kinh nghiệm rồi

7. Thời gian làm việc
  • A:ここは土曜日と日曜日は一番忙しいんでけど、働く出来ますか?
Ở đây có thứ 7 và chủ nhật là bận nhất, anh có làm được ko?
  • B: はい、大丈夫です。午前中は学校があるので、午後にしていただけますか。
Được, không sao. Tôi học buổi sáng. Có thể làm buổi chiều được không ạ?
  • A:平日ならいいですけど、いつから働けますか。
Ngày thường thì được. Khi nào thì anh có thể làm việc được?
  • B: いつでもいいです。
Khi nào cũng được.

8. Thanh toán tiền lương
  • A: 給料はいつ出ますか。
Khi nào thì phát tiền lương ạ?
  • B: 月末は決算してそれから翌月の15日を払いです。
Kết toán vào cuối tháng và trả vào ngày 15 tháng sau.
  • A: 銀行口座への振込みですか。
Chuyển đến tài khoảng ngân hàng ạ?
  • B: いいえ、現金を払います。
Không, trả bằng tiền mặt.

9. Xin nghỉ làm việc
  • A: 高熱になりますので、一日休ませていただけますか。
Em bị sốt cao, cho em xin nghỉ 1 ngày được không ạ?
  • B: 分かりました。ゆっくり休んでください。
Vâng, tôi hiểu rồi, em cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi.
  • A: 親が来週日本に行きますので、一週間の休暇をしてもいい
Cha mẹ em tuần sau sẽ đến Nhật, cho em xin nghỉ 1 tuần có được không ạ?
  • B: そうですか。いいですよ。
Vậy à, được.

10. Nghỉ việc
  • A: 学校が忙しくなったので、バイトを止めたいです。
Em bận học ở trường, em muốn xin nghỉ làm ạ.
  • B: それは仕方がありませんね。
Vậy thì chịu thôi chứ biết làm sao.
  • A: バイトをやめるんだって?
Nghe nói cậu sẽ nghỉ ở chỗ làm thêm
  • B: ええ、事がたくさんあります
Ừ, tại mình có nhiều việc.

11. Phỏng vấn
  • A: 面接の件で、人事部の田中さんをお願いできますでしょうか。
Tôi có thể gặp anh Tanaka ở bộ phận nhân sự để phỏng vấn có được không ạ?
  • B: はい、少々お待ちください。
Vâng, chờ tôi một chút
  • A: お電話変わりました。田中です。
Đã chuyển điện thoại. Tanaka đây.
  • B: 私は王と申しますが、小林さんの紹介でお電話しました。
Tôi tên là Ou. Tôi điện thoại thông qua lời giới thiếu thiệu của anh Kobayashi.
  • A: 一度お伺いしたいと思うんですが。
Tôi muốn ghé thăm 1 lần.
  • B: それでは、明日午後1時に会社に来てください。こちらの住所はお分かりましょうか。
Vậy thì 1h chiều ngày mai mời anh đến công ty. Chắc anh biết địa chỉ công ty chúng tôi chứ?
  • A: はい、ホームパージで見ました。
Tôi biết. Tôi thấy nó trên trang Web của Công ty.
 

CÁCH PHÂN BIỆT ~が ほしい  VÀ ~たい 


  • Về ý nghĩa: cả hai cấu trúc này đều có nghĩa là MUỐN CÓ và MUỐN LÀM.
Tuy nhiên cách dùng của nó và ứng vào từng trường hợp là khác nhau hoàn toàn.

1. ~が ほしい: Là tính từ đuôi い -> MUỐN, CÓ ( Sở hữu, h.am m.uốn…) và tuy nhiên là không dùng cho thể ý định và khả năng các bạn nhé!

ví dụ:

a. お金が ほしいです。

→ tôi muốn có tiền.

b. さとうさんは 今 何が いちばん ほしいですか。

くるまが いちばん ほしいです。

2. Vます + たい MUỐN LÀM ( chủ thể muốn thực hiện 1 hành động nào đó, không dùng thể hiện h.am m.uốn thực hiện hành động cho người thứ 3, chỉ dùng cho người nói và nghe).Động từ thể ます  たい có cách chia giống tính từ đuôi い.

Lưu ý 1: Trong cách nói này chúng ta có thể dùng trợ từ “ が” thay cho trợ từ “を” như ví dụ 1 dưới đây.Ngoài “を” không có trợ từ nào có thể thay thế được “ が” .

Ví dụ:

a. さしみを 食べたいです。

(が)

->Tôi muốn ăn sashimi.

2. おなかが いたいですから、何も 食べたくないです。

Vì đau bụng nên tôi không muốn ăn gì cả.

3. 大阪で 何を(が) 買いたいですか。 >>> Bạn muốn mua gì ở Kobe?

くつを(が) 買いたいです。>> Tôi muốn mua đôi giầy .

Lưu ý 2: Hai mẫu câu trên không thể dùng để mời người nghe dùng hay làm gì.Mà khi muốn mời ai đó dùng gì các bạn dùng các cấu trúc đã học như:

コーヒーは いかがですか。hoặc là コーヒーを のみませんか。

コーヒーを 飲のみたいですか。Không dùng

コーヒーが ほしいですか。Không dùng

Hi vọng với chút kinh nghiệm như này các bạn sẽ KHÔNG bị nhầm giữa hai cái MUỐN này.

Các bạn có thể tham khảo thêm qua page của Hinode nhé!

 
×
Quay lại
Top