Du học Nhật Bản - Tôi tin mình đã đúng!

hoaly1987

Thành viên
Tham gia
17/1/2017
Bài viết
67
Du học Nhật Bản Hinode - Du học Nhật Bản không phải là một con đường rải đầy màu hồng, là nơi kiếm được nhiều tiền làm thêm, là thiên đường của mua sắm…Nếu đến nước Nhật với ý định kiếm được nhiều tiền, được thỏa mãn chu du, hưởng thụ thì bạn đã sai lầm nhé. Đến với Nhật để trải nghiệm cuộc sống, để con người ta được rèn luyện trong gian khổ và ngày một trưởng thành hơn, đến với Nhật để bạn biết: cuộc sống không có gì là giản đơn như mình tưởng tượng, có cố gắng mới gặt hái được kết quả.

Tôi sinh ra và lớn lên ở 1 làng chài ven biển nghèo ở miền Trung, nơi mà gió Lào, nắng nóng quanh năm hỏi thăm. Nơi những ánh mắt khuôn mặt của người dân làng bạc dần theo năm tháng, những chiều chờ thuyền xa khơi về, những nụ cười, những nỗi lo, những giọt nước mắt của mẹ ngóng chờ thuyền cha những chuyến tàu đánh cá đi xa. Tôi cứ thế lớn lên như bao đứa trẻ ở làng chài nghèo này, lớn lên dạn dày sương gió của miền biển, thấm từng vị mặn của mẹ biển bao la vào từng tế bào.

Năm 18 tuổi tôi vào đại học, học ngành điều dưỡng của Đại học y Hà Nội, ngày tôi vào đại học, bố mẹ vui đấy nhưng tôi hiểu gánh nặng bắt đầu đè lên đôi vai gầy guộc của họ, bởi tiền kiếm được từ những lần thuyền xa khơi cũng chỉ đủ để trang trải cuộc sống mưu sinh cực nhọc nơi miền biển này, đủ để nuôi những đứa em sau tôi đi học, cũng chỉ đủ từng ấy. Tôi học trên Hà Nội, mọi thứ sinh hoạt ở thủ đô chắc sẽ rất đắt đỏ, tiền học phí, tiền trang trải sinh hoạt… Chiều trước khi tôi đi, thấy bóng cha đứng lặng mình trước biển, tôi biết cha rất lo bởi đây là lần đầu tiên đứa con của ông sống xa nhà, bởi cho tôi đi học khi ở một làng chài nghèo con gái không được đi học nhiều, nhưng cha vẫn quyết định cho tôi theo con chữ. Cha bảo cuộc sống bám biển vất vả lắm. Cha chẳng thể cho con cuộc sống giàu sang thì cha sẽ cố gắng cho con đi học.. Mắt tôi nhòe đi, bóng dáng cha trong trời chiều cũng nhòe đi. Tôi biết cha mẹ đã cố gắng cho chúng tôi một cuộc sống đầy đủ như thế nào.

Theo học được một năm, trường tôi có chương trình trao đổi học sinh giữa 2 trường, trường tôi liên kết với một trường bên Nhật. Ngày tôi về nhà, nói rằng tôi muốn sang Nhật vừa học vừa làm, chỉ mong sau cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn, cha đỡ phải đi xa nhà hơn, sau tôi có thể lo được cho các em của mình, mẹ khóc nói với tôi là thôi con không cần đi đâu cả. Cha mẹ nuôi được con, con gái đi một mình sang đất khách quê người mẹ lo lắm con ạ. Rồi mẹ khóc, tôi hiểu, nghèo khổ theo mẹ bao lâu nay rồi, mẹ chẳng có gì ngoài tài sản là những đứa con. Còn cha thì trầm ngâm không nói gì cả, ánh mắt cha nhìn xa xăm hơn. Rồi cuối cùng cha nói là nếu tôi muốn đi cha sẽ xoay sở cho tôi đi.

Tôi đi theo hệ vừa học vừa làm, tôi học điều dưỡng ở một trường ở vùng Osaka và ở luôn trong khu kí túc của trường, những ngày đầu một mình sống ở đất khách, tôi phải vừa đi học, vừa tìm việc làm thêm, do tiếng ở Việt Nam học mới được một ít nên tôi gặp rào cản về ngôn ngữ, những ngày đầu sang tôi phải học thêm tiếng. Bởi có những ngày lên lớp vì tiếng kém tôi đã không hiểu bài. Rồi những ngày miệt mài học đêm học ngày, tiếng của tôi nhờ được va chạm với người bản xứ nên cũng dần ổn hơn. Tôi đi tìm việc làm thêm, những cú sốc cứ từ từ xuất hiện, đã có lúc tôi mệt mỏi tưởng chừng như muốn bỏ hết về Việt Nam. Tiếp đến là cú sốc văn hóa, người Nhật cần cù làm viêc, dường như vắt kiệt sức lực cống hiến cho công ty. Tôi làm thêm trong tại một tiệm ăn ở gần trường, một ngày làm đến tận 1 giờ đêm, sáng thì lên lớp từ 8h. Một ngày của tôi bắt đầu từ 5 giờ sáng. Buổi sáng tôi nhận giao báo cho một cửa hàng gần khu tôi sống, lương không cao nhưng cũng giúp tôi phần nào chi trả mọi thứ ở bên đây, bởi tôi không thể lấy thêm bất cứ đồng nào từ ba mẹ nữa.

Ngày nào cũng thế tôi làm việc cả ngày, mà quên mất việc học, kỳ học ấy của tôi điểm rất là thê thảm, nhận bảng điểm mà tôi tưởng chừng không tin vào mắt mình. Bởi nếu tôi không đi làm sẽ không có tiền để trang trải cuộc sống, sẽ không có tiền để gửi về nhà cho bố mẹ để chi trả số nợ đã vay cho tôi đi. Thế rồi tôi phải cân bằng giữa việc đi làm và việc học mỗi ngày đi làm về tôi dành 2 tiếng để học và làm bài. Ngày cuối tuần tôi làm thêm ở quán cả ngày. Thế mới biết cuộc sống của du học sinh không hề đơn giản, không đầy huy hoàng tráng lệ như chúng ta từng thấy. Có những hôm chỉ dám ăn bánh mỳ, vừa ăn vừa khóc vì nhớ nhà, nhớ mẹ, vì mệt vì muốn buông xuôi.

Ngày ấy việc gọi điện từ nước ngoài về Việt Nam không dễ như bây giờ, mất rất nhiều tiền, và do chênh lệch múi giờ nên việc gọi về rất khó khăn. Ngày gọi về cho mẹ miền Trung đang có bão. Mấy hôm nay cha không đi ra khơi được, nhà chỉ còn đủ gạo ăn trong 2 ngày, mẹ không nói nhưng 2 đứa em tôi nói vọng vào. Nước mắt tôi rơi, lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thấy mình hình như đang đi sai đường, vì tôi mà bây giờ nhà đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tôi cũng không dám kể là đi làm vất vả như thế nào, bị đối xử bất công như thế nào. Chỉ dám kể là cuộc sống bên này ổn rồi bố mẹ ạ. Vừa nói mà nước mắt nhòe nhoẹt hết đi cố gắng để bố mẹ không biết mình khóc. Mấy đứa cùng phòng sang đây đứa nào nhà cũng nghèo cũng phải làm hết việc này đến việc khác để có tiền, nên chúng tôi hiểu cuộc sống xa xứ không hề đơn giản.

Hình ảnh quen thuộc của chúng tôi mỗi khi nhìn thấy du học sinh Việt Nam bên Nhật là ngủ gục xuống bàn, nằm dài trên ghế ở trong thư viện, có những người còn tranh thủ ngủ trên đoạn đường đi tàu đến trường, khuôn mặt phờ phạc vì hôm trước thiếu ngủ. Cuộc sống du học sinh không từng như mong đợi .
Nhưng cứ cố gắng thì mọi thứ sẽ đến bởi vì việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật đều tìm được việc. Ngoài mục đích tự kiếm tiền ăn học thì cũng chính là cơ hội để chúng ta trải nghiệm và rèn luyện bản thân. Sau khi quen với cuộc sống và con người ở đây thì tôi đã bắt kịp cách sống của người Nhật. Công việc đã quen hơn, bài vở bắt đầu đi vào ổn định. Tôi cũng gửi được ít để về giúp bố mẹ trả nợ. Cái gia đình nhỏ bé của tôi nghèo đeo bám quanh năm cũng bớt siêu vẹo hơn, các em tôi cũng bắt đầu không phải lam lũ hơn những ngày trước.

khi quen với cuộc sống bên này, trong hội việc là thêm cho sinh viên tôi đã xin vào viện dưỡng lão làm thêm. Những ngày thử việc quả thực không hề dễ dàng chút nào, bởi ở viện toàn các cụ già, những người già neo đơn, có người dễ tính, có người thật sự khó tính. Có người lẩm cẩm, chính sách hỗ trợ bảo trợ của Nhật dành cho người già thật sự đáng ngưỡng mộ. Bởi họ dành vào đây cả tâm huyết cả tình yêu thương. Tôi học được nhiều chuyên ngành ở đây, học được cách kiên nhẫn, biết trao yêu thương và lắng nghe nhiều hơn. Bởi sau này có ngày bố mẹ tôi cũng sẽ già đi, cũng có thể nhớ nhớ quên quên. Sau 3 tháng thử việc tôi được nhận vào làm chính thức, niềm vui tràn ngập trong tôi bởi nếu được nhận vào đây sau khi ra trường tôi có thể ở lại đây làm việc ở lại đây cống hiến.

Ngày tôi gọi về thông báo cho gia đình, chẳng ai chia vui với tôi cả, mẹ chỉ ậm ừ, tôi bảo cho tôi gặp cha, mẹ bảo cha đi tàu gặp bão, mấy hôm nay vẫn chưa về. Dường như dự cảm có điều chẳng hay, tôi nhớ cái dáng lúc cha đưa tôi ra sân bay, mà tôi chẳng thể biết đó là lần cuối tôi được gặp cha. Tôi đặt vé về nước. Nhìn di ảnh ba lần cuối, trong tôi tuyệt vọng như dâng đầy, bởi tôi đã cố gắng hết sức, thế mà vẫn mang đi thứ mà tôi yêu quý nhất….

Tôi trở lại Nhật, vừa đi học, vừa đi làm ở viện dưỡng lão. Rồi ra trường, tôi ở lại Nhật, đi làm và sinh sống ở đây. Thấm thoắt cũng 10 năm qua. Mẹ tóc ngày càng bạc hơn, mấy đứa em đến tuổi vào đai học, tôi đón mẹ đón em sang đây. Cùng sống với nhau, như chưa có cuộc cách xa nào, những tháng năm sống ở đây, Nhật Bản như quê hương thứ 2 của tôi, ngôn ngữ tôi đang nói như đã trở thành ngôn ngữ chính hàng ngày, những con đường góc phố tôi qua mỗi ngày ở Nhật dần trở nên quen thuộc, ngấm sâu vào một phần máu thịt của tôi. Đã có lúc tưởng chừng nơi này không chào đón tôi, tôi không thuộc về.tôi đã tin là con đường đi của mình là đúng. Là Nhật Bản mà tôi chọn.

Nơi nào ta gắn bó, yêu thương, thì những vất vả, đớn đau bao nhiêu cũng qua. Bởi cứ yêu quý thì nơi ta sinh sống cũng là quê hương, là một phần máu thịt…..
--------------------
Trung tâm Nhật ngữ Hinode
Địa chỉ: Số 24, ngách 42/94, phố Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
SĐT: 094.666.1226

 

Đính kèm

  • hoc sinh hinode.jpg
    hoc sinh hinode.jpg
    101,5 KB · Lượt xem: 2
DU HỌC NHẬT BẢN CẦN BAO NHIÊU TIỀN?
Chi phí đi du học phụ thuộc lớn vào trường nhật ngữ đó là quy định sao cho phù hợp với cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo của trường đó. Trước khi thi lên chuyên ngành mà bạn yêu thích tại Nhật thì bạn phải học tại trường tiếng Nhật từ 1 – 2 năm rồi sau đó thi đầu vào tại các trường chuyên môn, đại học, cao đẳng, nếu bạn đậu thì tiếp tục gia hạn visa và học tiếp lên chuyên ngành mà bạn đã đăng ký dự thi. Chi phí du học cho năm học đầu tiên thường thì vào khoảng 200 triệu đồng.
Các khoảng dự trù chi phí khi đi du học Nhật Bản
Tiền Học phí, và phí ký túc xá của trường nhật ngữ khi bạn đăng ký du học Nhật Bản. Số tiền học phí theo quyết định chọn trường của bạn, giao động trong khoảng :
  • Tiền Đóng học phí 1 năm: 650,000 Yên Nhật – 850,000 Yên Nhật.
  • Tiền Đóng học phí nửa năm: 350,000 Yên Nhật – 500,000 Yên Nhật.
  • Tiền Phí ký túc xá x 6 tháng: 150,000 Yên Nhật – 180,000 Yên Nhật.
+ Tiền ăn: Tiền ăn ở Nhật khoảng 20,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 240,000 Yên.

+ Tiền ở: Bạn có thể đăng ký ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. với phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên

+ Chi phí đi lại: Nếu các bạn học ở Tokyo, nagoya, kyoto Osaka… các bạn đi lại bằng xe bus hay tàu điện ngầm. Còn nếu bạn ở gần trường bạn có thể đi bộ, hoặc đi xe đạp. Xe đạp ở Nhật rất rẻ, bạn có thể mua lại xe cũ từ các senpai khóa trước.

+ Tiền điện thoại: Sinh viên tại Nhật Bản thường sử dụng điện thoại của công ty Softbank để có thể gọi cho nhau miễn phí, trừ thời gian từ 9h tối đến 1h sáng. Mức tiền cơ bản bắt buộc phải trả cho công ty là 980 yên/tháng.
------------
Các bạn có nhu cầu xin liên hệ: Trung tâm Ngoại ngữ Hinode
Địa chỉ: Số 43, Phố Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 043.978.5252 (Mrs. Hà) hoặc 0934.416.489 (Mr. Duy)
 

Đính kèm

  • 12345.jpg
    12345.jpg
    75,7 KB · Lượt xem: 0
lop hoc.jpg
Du học Hinode xin chia sẻ thêm với các bạn câu chuyện của một SEMPAI

1. Mục đích học tiếng Nhật và du học Nhật Bản của bạn là gì ?


Một đất nước không có tài nguyên, bao quanh bởi biển và đại dương những họ cũng thành công đến như vậy. Vậy qua ngôn ngữ chúng ta sẽ hiểu được chìa khóa thành công của họ. Thực sự nhiều bạn chọn lý do sang Nhật là kiếm tiền thì đó không phải là lựa chọn thực sự hợp lý. Kiếm tiền nên được coi là công cụ hỗ trợ để chúng ta đạt được thành công trong học vấn và có một sự trưởng thành về mặt con người tại Nhật Bản. Việc sang Nhật cũng không hề sung sướng và dễ sống nếu bạn không chuẩn bị cho mình những hành trang thực sự cần thiết. Thậm chí tôi nghĩ các gia đình nên suy nghĩ mục đích sang Nhật để con họ được trải nghiệm một nơi gian khổ nhất. Sau đây là một số những lý do học tiếng Nhật mà các bạn nên lựa chọn để du học Nhật Bản. Với tư cách là 1 sempai tôi khuyên các bạn nên chọn những lý do mang tầm lâu dài, có ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống của mình.

* Học vì muốn tìm hiểu nước Nhật, muốn tìm hiểu vì sao họ lại thành công như vậy để có bí quyết giúp đỡ đất nước của mình.

* Học vì muốn tự lập không muốn bị coi phụ thuộc cha mẹ để đứng vững trên đôi chân của mình.

* Học để tìm hiểu 1 văn hóa mới để so sánh với văn hóa nước mình xem mình đang đứng ở đâu.

* Học để tìm đến nơi gian khổ nhất có thể để trưởng thành hơn, chẳng có ai sinh ra trong nhung lụa mà lại thành công được cả

2. Bạn shock gì với khi đến Nhật Bản và người Nhật Bản?

Nhiều người đã shock khi đặt chân đến Nhật với nhiều ngỡ ngàng chưa từng có, liên tục và dồn dập những điều mới lại đến với một trái tim non nớt và thơ ngây. Sau đây là một số những sự thật về đất nước Nhật Bản. Nhiều người cho rằng Nhật Bản luôn là 1 thiên đường và người Nhật Bản tốt nhất thế giới nhưng sự thật thì không phải như vậy. Khi càng sống lâu tại Nhật Bản ta càng phát hiện ra những mặt sau và mặt trái của xã hội. Tất nhiên nói vậy không phải để bạn bi quan với cuộc sống mà để bạn hiểu nó hơn và sống tốt hơn.

* Cuộc sống luôn bận rộn, nhiều khi không hiểu sống thế để làm gì? Cái gì quá cũng không tốt

* Kiếm tiền không phải dễ? Cũng đổ mồ hôi sôi nước mắt đấy các bạn ạ.

* Người Nhật Bản không nghĩ đến gia đình quá nhiều? Thậm chí khái niệm gia đình được đưa vào dĩ vãng thay cho niềm vui và sự khổ ải trong công việc.

* Người Nhật Bản không dám nói ra sự thật? Nhút nhát e thẹn và đối khi sống dối lòng mình là những gì mà người Nhật tiêu biểu luôn thể hiện trong cuộc sống của mình.

* Người Nhật Bản quá máy móc? Nhiều khi mất thời gian, làm cho mọi thứ trở nên rắc rối rườm rà, và khi quyết định một vấn đề gì đó thì rất lâu mới chốt được. Đôi khi trong ngôn ngữ Việt Nam là xong sớm nghỉ sớm.

* Người Nhật không tự tin trong giao tiếp. Trong xã hội Nhật Bản bạn không chủ động người Nhật sẽ không chủ động. Bạn đừng mơ có người Nhật chủ động kết bạn, chỉ có bạn chủ động người ta mới đáp lại.

(CÒN NỮA, MAI MÌNH POST TIẾP NHÉ MỌI NGƯỜI)
 
3. Ở Nhật Bản có kiếm tiền dễ dàng không?

Không hề các bạn nhé, nếu các bạn nghĩ Nhật Bản là một thiên đường để kiếm tiền thì hoàn toàn là một sai lầm. Với một sinh viên mới sang mà làm 2,3 việc thì thời gian đi học sẽ không được nhiều. Ngoài ra, sức ép của cơm áo gạo tiền sẽ khiến cho mục đích vốn dĩ ban đầu của bạn không đạt được. Nhiều bạn có xu hướng nghỉ học không đến lớp hoặc bỏ học chuyển sang trạng thái cư trú bất hợp pháp là một trong những hành động cực kì nông nổi của những bạn trẻ. Vậy bí quyết là chỉ có làm ít mà lương cao. Muốn làm ít và lương cao chỉ có mỗi cách trau dồi tiếng giỏi. Tiếng càng giỏi càng được trọng vọng.

* Không hoàn toàn dễ dàng bạn phải rất quyết tâm học tiếng. Không cần biết bạn đến từ vùng nào của Nhật Bản, nếu tiếng Nhật của bạn giỏi bạn được ưu ái hơn được làm những công việc nhàn hơn lương theo giờ cao hơn.

* Thời gian làm việc 28h nên cần sắp xếp cân đối thời gian học và làm, sức khỏe là một yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc để giúp bạn có đủ sức duy trì một quãng thời gian chinh chiến tối thiểu là 4 năm. Nếu là con trai thì ông bà ta có câu : giữ sức mà để lấy vợ.

* Bạn phải cố 200% so với sức lực của mình sẽ làm bạn hao mòn tuổi trẻ tuy nhiên càng hao mòn tuổi trẻ bạn càng trải nghiệm nhiều hơn. Cái này có lẽ phù hợp với thanh niên con nhà giàu, nhà mặt phố bố bụng to nhiều hơn thì phải. Nói đùa vậy thôi chứ 4,5 năm độ hao mòn của tuổi thanh xuân có đáng là bao. Được chút kiến thức và được khoe với làng xóm là đi đu học thì cũng đáng đấy chứ.

viec-lam-them-nhat-ban.jpg


4. Thông điệp dành cho các em kohai sang sau.

Dù sao các em cũng cần hiểu rằng, mọi thứ chẳng hề dễ dàng tuy nhiên chúng ta sẽ hoàn toàn tin tưởng chúng ta sẽ thành công nếu chúng ta có một sự chuẩn bị chu đáo như sau :

* Chuẩn bị tốt tiếng Nhật trước khi sang hãy tập trung với giao tiếp, hãy hiểu rằng giao tiếp là lẽ sống là tiền và thậm chí là danh vọng sau này. Cái này không phải lý thuyết đâu nhé, đầy kẻ là dân tiếng Nhật chẳng có tài cán gì ngoài tiếng Nhật mà vẫn lên ông nọ bà kia đấy nhé.

* Đừng kì vọng quá nhiều, kì vọng nhiều thì thất vọng nhiều, hãy kệ cuộc đời nó đến đâu thì đến. Nói như vậy lại bảo là không có kế hoạch gì tuy nhiên hãy hiểu rằng đôi khi kế hoạch là 1 phần chủ yếu là mình cũng cần phải hiểu mình ở vị trí nào.

* Hãy luôn yêu tiếng Việt. Có đôi khi nơi bình yên nhất lại là được trở về với quê hương và đất mẹ đấy. Vì vậy hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đừng chửi bới nơi đất khách quê người.

Hãy coi tiếng mẹ đẻ là thiêng liêng, hãy đoàn kết và sống không lại mang tiếng người Việt thế này thế kia.
 
Câu chuyện trải nghiệm thực tế của một du học sinh Nhật Bản

hoc-sinh-hinode-cung-thay-sugoi-800x600.jpg

Cá nhân mình từ thuở nhỏ cũng như bao trẻ con khác trên đời là đều rất thích đọc truyện tranh (manga) nên thấy yêu thích Nhật Bản sao sao ấy. Không chỉ dừng lại ở yêu thích không thôi đâu, lớn lên mình dần dần tìm hiểu nhiều hơn về Nhật Bản và vô cùng ngưỡng mộ những nỗ lực phi thường của người dân “Xứ sở hoa anh đào” này. Dần già mình bắt đầu làm quen với “bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana & Katakana”. Ô! bảng chữ cái Hiragana thì mềm mại yển chuyển trông nữ tính bao nhiêu thì bảng Katakana trông lại cứng cáp mạnh mẽ nam tính bấy nhiêu.

Càng yêu thích bao nhiêu mình lại càng có nhiều động lực bấy nhiêu để tập trung và quyết tâm học thật nhanh, thật tốt tiếng Nhật để tìm hiểu Nhật Bản một sâu sắc hơn, thực tế hơn. Mình luôn hi vọng rằng một ngày nào đó mình sẽ được học tập, làm việc và sinh sống trên quê hương Manga đầy bí ẩn nọ.

Tốt nghiệp 1 ngành kỹ thuật ở Đại Học BKHN. Sau một thời gian đi làm cảm thấy công việc cũng chưa được ưng ý. Mình nghĩ chỉ có sang Nhật thì mới là 1 bước nhảy vọt cho tương lai của mình. Lúc đó mình đơn thuần nghĩ chỉ những người đã từng sang nhật học tập và làm việc trong môi trường 100% Nhật rồi, thì đi đâu cũng có thể xin được việc, thậm chí là những công việc còn tốt nữa.
Qua tìm hiểu và đến nhiều Công ty Du Học Nhật Bản, mình quyết định thử đặt trọn niềm tin vào “Du Học Nhật Bản Hinode”. Cũng may là niềm tin không bị “bán rẻ”.

Đáp chuyến bay từ đêm 1/4/2014, hạ cánh xuống Narita rạng sáng ngày 2/4/2014. Cảm giác đầu tiên là “Lạnh”. Đi qua cửa Hải quan Check in thì vù vù 1 cái là họ in hẳn ra 1 cái thẻ Ngoại kiều “在留カード”đẹp không chê vào đâu được. Ngay lập tức mình đã có được những cái nhìn thực tế đầy mới mẻ, những trải nghiệm đúng nghĩa trải nghiệm. “Nhanh gọn nhẹ”, không loằng ngoằng mà lại cực kỳ “chính xác”. Rồi thì lần đầu tiên biết đến “tàu điện” là như thế nào… Có lẽ ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng khó phai và có xu hướng càng quên lại càng không thể quên, mà dường như nó theo chiều hướng in sâu đậm hơn thì phải.

Thầy giáo ra tận sân bay đón học sinh. Ô! Hết bất ngờ này tới bất ngờ khác đấy. Tập trung đông đủ nhóm học sinh cần đón, Thầy dắt tất cả học sinh lên xe Buýt một mạch thẳng tiến về Yoko, dọc đường đi Thầy cố trò truyện đôi chút cho học sinh bớt căng thẳng và lo lắng nơi đất khách quê người. Cũng may với vốn kiến thức được học ở nhà cũng không tệ, tôi cũng hiểu được dăm ba phần và bập bẹ trả lời. Cũng nhiều ngắc ngứ, nhưng rồi cũng ra gì phết. Mà cũng chính Thầy giáo này mà càng về sau mình càng thấy ấn tượng với Thầy nhiều hơn. Thú thực với bạn là chỉ cần nhìn Thầy là mình đã thấy Vui cười, cười ở đây không phải là cười nhạo hay cười khểnh hay bất kỳ 1 kiểu cười xấu xí nào đấy. Mà cười ở đây là nụ cười vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc mà gần gũi giữa người với người chứ không còn khoảng cách giữ ý tứ giữa Thầy với Trò, thực sự khó mà diễn tả lắm.

Cứ mỗi lần ngồi nhớ lại cái dáng thầy đạp con xe đạp, người thì mặc cả bộ Vest lịch lãm, dáng lại lùn lùn, mặt thì baby không sao tả nổi nhưng lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. Gặp và học tập của những người như thế dù bạn có mệt mỏi hay chán nản bao nhiêu đi chăng nữa, cũng tan chảy hết.

Theo học ở Nhật, trong một năm thường thì trường sẽ có tổ chức ít nhất một buổi đi dã ngoại chung cho các sinh viên. Các bạn sinh viên được đi đến các địa điểm nổi tiếng thăm quan, vui chơi và giao lưu. Ví dụ như Disney Land hoặc Disneyland Sea (nằm ngay cạnh Disney Land). Ngoài ra, trường còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: mở hội chợ cho sinh viên của trường có cơ hội giao lưu và học hỏi cái hay cái lạ của các bạn sinh viên quốc gia khác. Vào ngày hội chợ các bạn có thể đăng ký 1 gian hàng nho nhỏ để quảng bá văn hóa của quốc gia mình qua những món đồ đặc trưng hoặc qua những món ăn. Bình dị thôi nhưng lại vô cùng sôi nổi và vui lắm đấy nhé.

Tùy vào vị trí địa lý và lịch sử hình thành ngôi trường mà mỗi trường ở Nhật đều có những lễ hội riêng, đặc trưng theo truyền thống của riêng mình. Ngoài ra, hàng năm các sinh viên có thể tham dự nhiều những lễ hội khác như lễ hội Hanami, lễ hội Tanabata, lễ hội Obon, … Bấy nhiêu đấy chỉ là chút trải nghiệm thực tế của mình thôi. Hẹn các bạn hôm nào nhiều thời gian hơn mình sẽ viết kỹ hơn.
 

TÔI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH HƠN SAU KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN!



toi-y-Nhat-ban-800x800.jpg

1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản


Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học


Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm


Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 900 yên/h – 1200 yên/h, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm thêm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao. Hi vọng với nhiệt huyết thanh niên, tình cảm lạnh cho đất nước con người “xứ phù tang” cơ hội sẽ luôn mỉm cười với người Việt trẻ chúng ta !

4. Học bổng


Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng không còn nhiều khó khăn như trước. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thỏa mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất dễ xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản


Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hóa, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản


Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo.

Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công!

 

Nhật ký du học của một du học sinh Việt Nam trên đường tới Nhật Bản


Nhật ký du học


Đêm cuối

Hà Nội ngày 1/4/2016

Đêm qua là ngày 31/3, ngày cuối cùng còn được tung hoành ở Việt Nam rồi. Vẫn tranh thủ đi chơi bời nấn ná thêm chút xíu nữa những giây phút ở quê hương. Tối đó đi xem film ở ngay Vincom Bà Triệu cho tới khuya mới về. Vé xem film gói lại vào trong một cái túi ni-lon nhỏ vừa đủ, miết cho kín khí một cách rất cẩn thận. Dù đó là một mà xung quanh người ta chê bai nó là chán, xem nhạt, xem chả hiểu nội dung là gì… Nhưng với tôi, đó lại là một bộ phim hay, bởi tôi biết sẽ phải mất một thời gian rất lâu nữa để chúng tôi mới có thể được ngồi cùng nhau và xem những bộ phim như vậy. Vâng, chúng tôi ở đây không phải ai khác mà chính là tôi và cái cô bé người Yêu mặt cứ xì xị ra vì nó biết rằng chỉ còn cái tối nay được cười đùa bên nhau thôi. Mà nào có cười được gì đâu. Đưa đón nhau về mà mặt mũi cứ như ngày mai em theo chồng.

chiec-dong-ho-thoi-gian.jpg

Về tới nhà thì cũng khuya lắm rồi, mẹ vẫn chờ cửa tôi, nhìn nét mặt bà ẩn chứa một nỗi buồn rầu, lo âu. Trong sâu thẳm thâm tâm tôi biết mình phải đập tan cái nỗi lo vô nghĩa đó. Ơ kìa, người ta có con đi du học thì phải vui lên chứ đằng này mẹ lại buồn buồn là làm sao ? – tôi nói.

Cho xe lên nhà rồi rửa mặt mũi chán tay đi, rồi còn đi ngủ – mẹ tôi nói.

Mắt môi cười vậy chứ thú thực với các bạn là trong lòng tôi cũng chẳng vui vẻ gì cho lắm. Bởi tôi biết chỉ còn nốt cái đêm nay thôi, là tôi cũng phải rời xa cái căn phòng rộng mười tám mét vuông, gi.ường tủ đủ cả. Đêm mai thôi là tôi ở một nơi xa mà tôi biết là phải rất lâu nữa mới có dịp quay trở về, bởi gia đình tôi cũng không phải là dạng khá giả cho lắm để có điều kiện bay bay về về được. Bởi vậy mà Bố tôi luôn hết mực căn dặn tôi rằng mình đi là đi một chuyến dài, ý chí con phải mạnh mẽ lên, ra ngoài đó phải biết tự chăm sóc mình, nấu nướng giặt giũ, v.v… Và không quên căn dặn “chi tiêu phải tiết kiệm con nhé” !

Bài ca đó nào đâu có phải tôi mới nghe lần đầu đâu, suốt kể từ khi đăng ký đi Du học Nhật Bản cho đến ngày cận kề lên máy bay là ngần ấy ngày, bữa cơm nào mà ông không nói thì đúng là hôm đấy trời có bão, thế giới có biến lớn ấy. Tôi nghe đến thuộc lòng mất rồi. Suốt đêm, tôi không sao ngủ yên giấc được, cũng chả thiết cầy game cho xuyên đêm tới sáng, bởi giờ trong tôi là một mớ hỗn độn những suy nghĩ. Đêm đó, tôi trằn trọc mãi không thôi !

Cất cánh!
 
×
Quay lại
Top