Hỏi Giúp mình bài tiểu luận này với^^

hs2t.12209

Thành viên
Tham gia
21/4/2011
Bài viết
2
đề bài là : phân tích luận điểm: Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc
thầy mình yêu cầu viết bài tiểu luận ít nhất 15 trang, mà mình dốt triết k tài nào làm nổi 6 trang, dù mình đã tham khảo trên google, các bạn nào biết giúp mình với nhé,
thank mọi người nhìu
 
Pó tay thôi bạn ơi:( đề tài này lạ quá
 
VĂN HÓA KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH
1. Khoan dung có nghĩa là lấy lòng tốt mà dung thứ, mà đối xử. Con người bình thường cũng có lòng khoan dung nhưng để đạt tới văn hoá khoan dung thì còn là cả một hành trình mà không phải ai cũng dễ dàng vươn tới. Điều đó chỉ có thể có ở những con người có nhân cách cao thượng, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú như Hồ Chí Minh, bởi lẽ khi nói đến văn hoá khoan dung là nói đến một tầm cao về văn hoá, nếu như không có một năng lực vượt trội thì không thể vươn tới được.

Các dân tộc trên thế giới đều có cách ứng xử của riêng mình, song hiếm có dân tộc nào lại có lòng nhân ái, bao dung như dân tộc Việt Nam, khoan dung ngay đối với cả kẻ thù! Điều đó được chứng minh qua lịch sử có bề dày hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam, do vị thế địa lí cũng như quy mô của mình, đã hình thành nên lối ứng xử khoan dung, nhân hậu. Đó là lối ứng xử thông minh, đậm chất nhân văn.
Việt Nam ta nằm ở ngã tư đường giao lưu văn hoá thế giới, có nhiều tôn giáo, triết thuyết được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Người Việt Nam tiếp nhận những nét đặc sắc của các tôn giáo, triết thuyết đó. Tất cả những điểm mạnh đó sau này đều được Hồ Chí Minh đánh giá một cách công bình. Điều tuyệt vời là ở Việt Nam không có chiến tranh, hay xung đột tôn giáo một cách cực đoan như ở Phương Tây. Người Việt chọn lấy, chắt lọc lấy để ứng xử, để hành sự, để rồi tạo nên cái bản ngã độc đáo cho riêng mình.
Trong quan hệ với láng giềng, nhân dân ta chọn lấy cách ứng xử hoà bình, thân thiện, hữu nghị, thân ái. Ngay cả đối với kẻ thù cũng mở đức khoan hoà, độ lượng. Chiến đấu là vì mục tiêu độc lập, tự do, hoà bình chứ không hiếu sát. Vì thế, khi thắng trận ta vẫn thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện, chủ động đặt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa trong các triều đại. Trong thời trung đại, tinh thần đó thể hiện kết tinh ở Nguyễn Trãi khi quân sư cho Lê lợi không giết kẻ bại trận mà cấp cho: Ngựa, thuyền bè, lương thực để về nước; hành sự theo lối “mưu phạt công tâm” (Bình Ngô đại cáo) không phải mang tiếng xấu đến muôn đời. Đó phải chăng là đặc sắc cửa tư duy Việt Nam: Nhu cương kết hợp, mềm dẻo và kiên định, dung hoà để vượt lên, khoan dung, đúng mực trong hành xử. Có thể nói mỗi người Việt Nam đều mang trong mình tính Phật, tâm Phật.
Sinh ra trong lòng dân tộc, Hồ Chí Minh được tiếp nhận tất cả những tinh hoa đó. Dù rất căm thù giặc, cái ác, cái xấu, nhưng Người luôn bình tĩnh chọn lối hành xử khoan dung, chứ không cực đoan một chiều. Đó là đặc sắc trong tư duy Hồ Chí Minh, trong văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh. Văn hoá đó được thể hiện rất rõ trên các mối quan hệ với các dân tộc, với các tôn giáo, với con người và đối với các cộng đồng và các nền văn hoá khác nhau.
Đối với con người, không phân biệt màu da, chủng tộc, Hồ Chí Minh đều có tình yêu thương, đồng cảm. Người nói “Theo tinh thần bốn bể đều là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau”(1). Người luôn chủ trương lấy tình yêu thương mà cảm hoá, đối xử với con người, với nhân dân của mình. Người căn dặn: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong mỗi con người nẩy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”(2)
Đối với các tôn giáo, phương châm của Người là tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết tôn giáo, song hướng tới mục tiêu là vì sự nghiệp chung: Đạo pháp - dân tộc- Chủ nghĩa xã hội, “phần xác thong dong, phần hồn hạnh phúc”, sống tốt đời, đẹp đạo “Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng là để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”(3).
Đối với các dân tộc trong nước, Người nêu lên nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, quy về trong vòng đồng tâm là con Lạc - cháu Hồng “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nhau nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ….Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ”(4).
Đối với kẻ thù, nhân nhượng, đại độ lúc có thể được, nhưng kiên quyết lúc cần; luôn với thiện chí mở rộng cánh cửa đón lấy cơ hội hoà bình nhưng sẵn sàng thổi tiếng kèn xung trận khi tình thế đã thay đổi. Trong một bức thư Người viết “Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp. Song khi phải hi sinh giữ chủ quyền của Tổ quốc cần hi sinh thì phải kiên quyết hi sinh”(5)
Đối với nền văn hoá các dân tộc Đông - Tây, Người coi trọng sự giao lưu, học hỏi, đối thoại cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận tinh hoa văn hoá khác nhau. Người nói: Mác, Khổng tử, Giê su, Tôn giật Tiên chẳng có những điểm chung đó hay sao, tôi nguyện làm học trò nhỏ của các vị ấy!
Văn hoá khoan dung của Người, có thể nói là sự kết lọc nhân cách cao đẹp của các vị sáng lập các tôn giáo, triết thuyết trong truyền thuyết và lịch sử, của các nhà cách mạng tiền bối một cách nhuần nhị và sâu sắc. Có lẽ, chính văn hoá khoan dung của Người, đã làm cho các mâu thuẫn trở nên nhẹ nhàng hơn. Người dường như không bị chi phối bởi những khó khăn, luôn thể hiện phong thái bình tĩnh, ung dung, tự tại. Chúng ta có cảm nhận rằng, dường như Hồ Chí Minh không vội vàng để mất đi cơ hội thể hiện sức mạnh văn hoá này.
Yếu tố nào đã tạo nên đặc sắc của văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh? Phải khẳng định rằng, Hồ Chí Minh tạo nên văn hoá khoan dung của mình cốt lõi là từ truyền thống dân tộc song lại trên cơ sở dung hoà với những tinh tuý trong văn hoá Đông – Tây. Đó là tinh thần tha nhân, triết lí “Lục hoà” của đạo Phật, “Khiêm ái” của Mặc tử, thế giới đại đồng của Nho giáo, lòng nhân đạo cao cả của đức Giê su, đó là tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” của Chủ nghĩa Khai sáng, phép biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mác, nền văn hoá ưu việt của giai cấp vô sản. Trong đó, phép biện chứng duy vật là hạt nhân có ý nghĩa xâu chuỗi, liên kết. Người tiếp thu, cô đúc để hoàn thiện nâng cao, rồi viễn vượt lên tất thảy những cái đó, chứ không dập khuôn, máy móc. Vì thế văn hoá khoan dung của Người đã đạt đến tầm độ cao của Đức khoan dung dân tộc, vừa kết tinh được những tinh anh của nhân loại, tiêu biểu cho lối ứng xử của bậc thiên tài có tầm văn hoá sâu rộng vô cùng. Có thể thấy rằng, chính văn hoá đó đã giúp Người tập hợp lực lượng, ngay cả việc tranh thủ sự ủng hộ của kẻ thù, tận dụng sức mạnh tinh thần vì sự nghiệp chung, mục tiêu chung. Từ văn hoá khoan dung, Hồ Chí Minh đã đạt tới những đỉnh cao thắng lợi trong cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, sôi nổi và sâu sắc của mình.
2. Ngày ngay, chúng ta kế thừa và học hỏi được gì từ văn hoá đó. Lẽ dĩ nhiên, nói đến văn hoá là nói đến giá trị và giá trị chỉ có ý nghĩa trường tồn khi nó không ngừng được phát huy. Chúng ta phải không ngừng học hỏi và vận dụng văn hoá Hồ Chí Minh trong thực tế cuộc sống hoạt động của mỗi người. Trong bối cảnh toàn cầu hoá (Globalization) được xác định là nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức và cả những cám dỗ. Cần học hỏi và vận dụng ở Hồ Chí Minh về tư duy khoa học biện chứng, lối ứng xử chấp nhận - bao dung- thanh lọc...để tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của quá trình toàn cầu hoá, nhưng mặt khác, kiên quyết loại trừ tác động xấu của nó. Việt Nam “Chủ động hội nhập”, “sẵn sàng là bạn”, là “đối tác tin cậy” nhưng luôn giữ gìn bản sắc tinh hoa dân tộc. Trong cuộc sống, đó sẽ là lối ứng xử chân thành, biết lắng nghe, đối thoại và đồng cảm, “sống với nhau có nghĩa có tình”.
*********

Nhân ái,vị tha,khoan dung và nhân hậu

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa và bậc hiền tài của thời đại, là vị lãnh tụ của Đảng luôn mang trong mình chủ nghĩa yêu nước sâu sắc và chủ nghĩa nhân văn cao cả. Với tấm lòng bác ái, nhân hậu, khi nói về thanh niên nước Pháp, nước Mỹ và những người lính bị đưa đi chết uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, Người đã từng bộc bạch tâm tình: "Theo tinh thần bốn bể đều là anh em... tôi thành thực mong muốn thanh niên Pháp và thanh niên Việt Nam hiểu biết lẫn nhau và yêu mến nhau như anh em", "Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu; người Pháp hay người Việt cũng đều là người", "Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam"…
Trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đối với những người lầm đường lạc lối, Người luôn luôn khoan hồng, đại độ để cảm hóa họ: "...Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. Tại Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc vào tháng 9-1955, Người phát biểu: "Mặt trận dân tộc thống nhất cần mở rộng hơn nữa, củng cố hơn nữa, đoàn kết tất cả những người thực sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với phe phái nào". Theo Bác, muốn xây dựng một khối đại đoàn kết toàn dân, muốn tập hợp động viên, phát huy sức mạnh của các lực lượng thì cần xóa bỏ hết thành kiến, định kiến và bệnh hẹp hòi. “Đối với những người yêu nước, dù ở tầng lớp nào và trước đây đã cộng tác với đối phương, nếu ngày nay họ thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, nếu họ muốn thật thà phụng sự Tổ quốc phục vụ nhân dân, thì chúng ta cần cộng tác với họ” .
Có thể nói, chính sách khoan hồng đại độ, xóa bỏ những hận thù và mặc cảm quá khứ, khai thác những yếu tố "tương đồng”, tôn trọng những yếu tố "dị biệt "; nhân lên mẫu số chung những yếu tố tâm lý, văn hóa, lợi ích dân tộc; khơi dậy trong tâm hồn mọi người tinh thần của những người mang dòng máu Lạc Hồng, trân trọng cái phần thiện, dù nhỏ nhất ở mỗi con người... đã thể hiện rõ nét một tấm lòng độ lượng, nhân ái và một thái độ chân thành, cởi mở của Hồ Chủ tịch. Người đã từng viết: “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ...”. Theo Người, chỉ có nâng niu, trân trọng, khuyến khích mặt tốt, mặt thiện trong mỗi con người thì mới cải hoán được những con người mắc phải những "thói hư, tật xấu” và "lầm đường, lạc lối".
Truyền thống " đem đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo", "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" của cha ông chúng ta; tinh thần đại độ khoan hồng trong tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm"... Xóa bỏ mặc cảm, định kiến; phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần..." với thái độ nhân ái, khoan dung của Đảng và Nhà nước ta... thực sự là nét văn hóa chính trị đặc sắc trong văn hóa ứng xử của cha ông chúng ta nói chung và trong văn hóa Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Đó là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng thuận xã hội và là động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.


Đây là 2 bài mình đọc được..Mình nghĩ là bạn viết theo dàn ý như của bài trên ý:trog quan hệ với láng giềng,với con người,với tôn giáo...
Pjân tích,lấy ví dụ cụ thể..,Và có thể liên hệ với quá khứ,và nền văn hoá thực tại...
Mih thấy đây là một đề hay!!hì:KSV@01:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thực ra. Trong giáo trình TT HCM có phần TT HCM về nhần văn đạo đức. Chỉ cần chỗ đó thôi là bạn giải thích đủ rồi mà. Với lại đấy là câu nói nguyên văn của Bác. Vì thế có thể táng thêm nhiều dẫn chứng từ truyền thống dân tộc. Cái đấy mình nghĩ là dễ tìm chứ.
Cứ chia làm 2 phần TL:
P1:Truyền thống nhân văn dân tộc ta
P2: Quan niệm của HCM về nhân văn ( nêu câu nói trên là trọng tâm)
Vậy có lẽ là đủ bạn ạ!!
 
×
Quay lại
Top