Giúp tớ nâng cao kỹ năng kế toán với!!!

@Linh Nguyen07
Tôi xin gợi ý về vấn đề em đang băn khoăn như sau nhé, tôi đã trả lời câu hỏi như thế này ở 1 vài diễn đàn rồi.
VẤN ĐỀ DN: 6 tháng đầu DN em ký hợp đồng lao động liên tục làm dưới 16 ngày mỗi tháng được không?
Tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ năm 2012 có quy định “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên,”

Việc DN em không đóng bảo hiểm trong thời gian làm việc 6 tháng liên tục của người lao động phải chăng DN đang mong muốn các trường hợp này được coi như hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng (16 ngày) để không phải đóng bảo hiểm? việc này đang gặp hai vấn đề pháp lý

THỨ NHẤT: nếu các công việc này mang tính chất thường xuyên từ 12 trở lên, DN không được ký hợp đồng thời vụ.
Việc này cứ tiếp diễn thì Hợp đồng lao động thời vụ trên sẽ “tự động” chuyển thành hợp đồng lao động có thời hạn, tức là DN có thể bị truy thu bảo hiểm.
(Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng”.)

THỨ HAI: Nếu người lao động CHỈ làm việc 16 ngày tại Doanh nghiệp, thời gian còn lại người lao động có thể làm việc ở nơi khác. Hay nói một cách khách, người lao động này có thể có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp DN chi trả thu nhập cho người lao động này từ 2 triệu đồng trở lên, DN có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN 10%, nếu không DN sẽ bị rủi ro thuế cao, có thể bị truy thu thuế TNCN

KẾT LUẬN

Để có kiến thức, kỹ năng xử lý tốt vấn đề chi phí nhân công tại Doanh nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu kỹ Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí tiền công, tiền lương, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các quy định pháp lý này. Mục tiêu quân trị tại các doanh nghiệp hiện nay đều theo hướng: tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN,giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý trên. Làm sao có thể giải quyết hài hòa mối quán hệ mâu thuẫn này đang là một thách thức lớn đối với vấn đề quản trị tài chính, rủi ro pháp lý tại các doanh nghiệp và yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp kế toán chúng ta hiện nay .

Mong rằng gợi ý nhỏ trên của tôi sẽ giúp ích phần nào trong việc tìm ra phương hướng giải quyết tốt vấn đề trên tại DN.

@Edubelife Hongtrang Em cảm ơn c nhiều ạ, c giải thích rất cụ thể, logic. Làm kế toán như em khổ thật ấy, lúc nào cũng phải theo ý sếp, nhiều lúc giải thích với sếp mà ko đc ấy, sếp liều lắm, hic
 
Em chào mọi người, mọi người giúp em vấn đề này với ạ.
Công ty em làm bên lĩnh vực môi giới bất động sản. Tháng 2 bên em có phát sinh trường hợp khách hàng đặt cọc căn hộ số tiền 50tr. Bên em đã thu của khách sau đó nộp lại cho chủ đầu tư. Nhưng đến ngày ký văn bản chuyển nhượng khách hàng lại không đến ký, và trường hợp này xét là khách hàng bỏ cọc. Số tiền khách hàng bỏ cọc công ty em được hưởng 25tr, chủ đầu tư được hưởng 25tr. Bây giờ chủ đầu tư yêu cầu bên công ty em phải xuất hoá đơn cho khoản thu nhập 25tr này. Em thấy khoản này công ty em không phải xuất hoá đơn (em cho vào khoản thu nhập khác) nhưng chưa có căn cứ nào cụ thể để trả lời cho bên chủ đầu tư cho thuyết phục. Mong mọi người chỉ giúp em ạ. Em cảm ơn ạ !
hóng câu trả lời
 
Em chào các anh chị.
Các anh chị cho em hỏi trường hợp sau liên quan đến tài khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 với ạ: em đang gặp trường hợp khoản mục doanh thu chưa thực hiện ghi âm trên bảng cân đối kế toán (-1.300 trđ). Vậy theo đúng nguyên tắc kế toán có đúng ko ạ? và nếu đúng thì khi nào sẽ ghi âm ạ.
Em cảm ơn
 
Mọi người cho e hỏi về trường hợp công ty em ạ.

Bên công ty em có 1 người lao động nghỉ việc không lương từ T2/2019.Trong tháng đó, chị kế toán cũ đã không báo giảm với BHXH nên công ty vẫn phải đóng toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan BHXH. Tuy nhiên do người lao động ko đi làm nên ko có lương để trừ ạ. Sang tháng 3/2019, người lao động chỉ phải đóng BHYT (vì báo giảm tháng 3/2019 nên sẽ ko phải đóng BHXH, BHTN), nhưng cũng ko có lương để e trừ tiền.
Và đến cuối tháng e làm bút toán khác để trích tiền BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên này như sau
Nợ 334/ Có 3383, 3384, 3386.
Khi e ktra trên bảng cân đối phát sinh thì bị lệch trên tk 334 đúng số tiền của bạn này. Mọi người cho e hỏi là e có thể làm bút toán Nợ 1388/ Có 334 để PSN= PSC trên TK 334 ko ah?
Rất may là bạn này có tiền chi trả của BHXH quận, hiện giờ bên cty e vẫn giữ lại và em sẽ bù trừ với các khoản bảo hiểm trên. Bút toán bù trừ này e có thể làm luôn trong tháng hay phải đợi đến cuối năm ah?
Em rất mong mọi người góp ý cho em ạ
 
Mọi người cho e hỏi về trường hợp công ty em ạ.

Bên công ty em có 1 người lao động nghỉ việc không lương từ T2/2019.Trong tháng đó, chị kế toán cũ đã không báo giảm với BHXH nên công ty vẫn phải đóng toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan BHXH. Tuy nhiên do người lao động ko đi làm nên ko có lương để trừ ạ. Sang tháng 3/2019, người lao động chỉ phải đóng BHYT (vì báo giảm tháng 3/2019 nên sẽ ko phải đóng BHXH, BHTN), nhưng cũng ko có lương để e trừ tiền.
Và đến cuối tháng e làm bút toán khác để trích tiền BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên này như sau
Nợ 334/ Có 3383, 3384, 3386.
Khi e ktra trên bảng cân đối phát sinh thì bị lệch trên tk 334 đúng số tiền của bạn này. Mọi người cho e hỏi là e có thể làm bút toán Nợ 1388/ Có 334 để PSN= PSC trên TK 334 ko ah?
Rất may là bạn này có tiền chi trả của BHXH quận, hiện giờ bên cty e vẫn giữ lại và em sẽ bù trừ với các khoản bảo hiểm trên. Bút toán bù trừ này e có thể làm luôn trong tháng hay phải đợi đến cuối năm ah?
Em rất mong mọi người góp ý cho em ạ
làm luôn trong tháng b ạ
 
Cả nhà ơi, cho em hỏi việc này với ạ.

Hiện bên em đang xuất hoá đơn dịch vụ ăn uống cho 1 KH như sau: ăn trong 1 tháng và cuối tháng bên em xuất 1 hoá đơn tổng , nội dung ghi dịch vụ ăn uống tháng…., kèm theo 1 bảng kê ghi rõ từng ngày, bao nhiêu xuất (trường hợp này là phát sinh ăn uống thật ạ). Em xuất 1 hoá đơn cho cả tháng như vậy là đúng không ạ?
 
Em chào mọi người, mọi người giúp em vấn đề này với ạ.
Công ty em làm bên lĩnh vực môi giới bất động sản. Tháng 2 bên em có phát sinh trường hợp khách hàng đặt cọc căn hộ số tiền 50tr. Bên em đã thu của khách sau đó nộp lại cho chủ đầu tư. Nhưng đến ngày ký văn bản chuyển nhượng khách hàng lại không đến ký, và trường hợp này xét là khách hàng bỏ cọc. Số tiền khách hàng bỏ cọc công ty em được hưởng 25tr, chủ đầu tư được hưởng 25tr. Bây giờ chủ đầu tư yêu cầu bên công ty em phải xuất hoá đơn cho khoản thu nhập 25tr này. Em thấy khoản này công ty em không phải xuất hoá đơn (em cho vào khoản thu nhập khác) nhưng chưa có căn cứ nào cụ thể để trả lời cho bên chủ đầu tư cho thuyết phục. Mong mọi người chỉ giúp em ạ. Em cảm ơn ạ !

@hongnhung2006
Chào em!
Có thể nói, tình huống trên của DN em là khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng bằng tiền từ khách hàng. Đây là “trường hợp không phải tính kê khai và nộp thuế GTGT” theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác. Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.”
Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên:
THỨ NHẤT, DN không nhất thiết phải lập hóa đơn GTGT khi phát sinh khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng do khách hàng không thực hiện hợp đồng như cam kết.
THỨ HAI, Trường hợp khách hàng “vẫn khăng khăng” muốn lập hóa đơn GTGT, DN vẫn có thế lập hóa đơn GTGT, phần thuế GTGT gạch chéo theo hướng dẫn tại Phụ lục 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC
Chúc Doanh nghiệp thịnh vượng, phát triển!
 
Em chào các anh chị.
Các anh chị cho em hỏi trường hợp sau liên quan đến tài khoản doanh thu chưa thực hiện 3387 với ạ: em đang gặp trường hợp khoản mục doanh thu chưa thực hiện ghi âm trên bảng cân đối kế toán (-1.300 trđ). Vậy theo đúng nguyên tắc kế toán có đúng ko ạ? và nếu đúng thì khi nào sẽ ghi âm ạ.
Em cảm ơn

@Mây lag thag
Chào em!
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

NHƯ VẬY
Tài khoản 3387 KHÔNG GHI ÂM, thường số dư bên có. Trường hợp bị âm trên bảng cân đối kế toán có thể do kế toán đã kết chuyển quá số tiền nhận trước từ người mua, em ạ.
Vậy, em nên xem lại sổ chi tiết tài khoản này, tìm hiểu do bút toán nào dẫn đến tình trạng TK 3387 dư nợ (nguyên nhân làm TK 3387 bị âm trên Bảng cân đối kế toán), đối chiếu với chứng từ gốc của nghiệp vụ này (Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Giấy báo có, Phiếu thu khách hàn thanh toán trước…) để tìm ra sai sót và hạch toán điều chỉnh cho phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, em nhé!

Chúc em luôn thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
 
Mọi người cho e hỏi về trường hợp công ty em ạ.

Bên công ty em có 1 người lao động nghỉ việc không lương từ T2/2019.Trong tháng đó, chị kế toán cũ đã không báo giảm với BHXH nên công ty vẫn phải đóng toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan BHXH. Tuy nhiên do người lao động ko đi làm nên ko có lương để trừ ạ. Sang tháng 3/2019, người lao động chỉ phải đóng BHYT (vì báo giảm tháng 3/2019 nên sẽ ko phải đóng BHXH, BHTN), nhưng cũng ko có lương để e trừ tiền.
Và đến cuối tháng e làm bút toán khác để trích tiền BHXH, BHYT, BHTN của nhân viên này như sau
Nợ 334/ Có 3383, 3384, 3386.
Khi e ktra trên bảng cân đối phát sinh thì bị lệch trên tk 334 đúng số tiền của bạn này. Mọi người cho e hỏi là e có thể làm bút toán Nợ 1388/ Có 334 để PSN= PSC trên TK 334 ko ah?
Rất may là bạn này có tiền chi trả của BHXH quận, hiện giờ bên cty e vẫn giữ lại và em sẽ bù trừ với các khoản bảo hiểm trên. Bút toán bù trừ này e có thể làm luôn trong tháng hay phải đợi đến cuối năm ah?
Em rất mong mọi người góp ý cho em ạ

@Sunny-girlvn
Có thể nói, tình huống trên của DN em là khoản phải thu khác từ cá nhân do Doanh nghiệp đã ứng tiền ra nộp hộ các khoản bảo hiểm bắt buộc thuộc trách nhiệm cá nhân, trong thời gian người lao động không có lương.
Do vậy việc em hạch toán điều chỉnh Nợ TK 1388 (chi tiết người lao động)/ Có TK 334 như trên là hoàn toàn phù hợp em nhé!
Chúc Doanh nghiệp em thịnh vượng, phát triển!
Chúc em luôn thành công, mạnh khỏe và hạnh phúc!
 
Cả nhà ơi, cho em hỏi việc này với ạ.

Hiện bên em đang xuất hoá đơn dịch vụ ăn uống cho 1 KH như sau: ăn trong 1 tháng và cuối tháng bên em xuất 1 hoá đơn tổng , nội dung ghi dịch vụ ăn uống tháng…., kèm theo 1 bảng kê ghi rõ từng ngày, bao nhiêu xuất (trường hợp này là phát sinh ăn uống thật ạ). Em xuất 1 hoá đơn cho cả tháng như vậy là đúng không ạ?

@Quỳnh Kute9x
Chào em!
Trường hợp của DN em, khách hàng không lấy hóa đơn khi ăn uống tại Nhà hàng, thì chậm nhất là cuối ngày hôm đó, DN cần lập hóa đơn em nhé!. Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với trường hợp DN thu tiền sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ ăn uống, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp DN lập hóa đơn vào cuối tháng, tuy không phát sinh tăng số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp nhưng vẫn có thể bị coi là lập hóa đơn sai thời điểm, em nhé!

Căn cứ pháp lý: Khoản 2a, điều 16, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
 
@Quỳnh Kute9x
Chào em!
Trường hợp của DN em, khách hàng không lấy hóa đơn khi ăn uống tại Nhà hàng, thì chậm nhất là cuối ngày hôm đó, DN cần lập hóa đơn em nhé!. Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với trường hợp DN thu tiền sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ ăn uống, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp DN lập hóa đơn vào cuối tháng, tuy không phát sinh tăng số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp nhưng vẫn có thể bị coi là lập hóa đơn sai thời điểm, em nhé!

Căn cứ pháp lý: Khoản 2a, điều 16, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
đúng chỗ em cũng đang bị vướng, em cám ơn cô ạ, hóa ra trước giờ em vẫn làm sai. e toàn dồn đến cuối tháng xuất 1 thể thôi
 
Chào mọi người, bây giờ em mới biết đến top này, khá hay, mọi người có thể học hỏi lẫn nhau.
Kiến thức em còn non nớt, sau này em có vướng mắc gì, mong mọi người chỉ bảo, hướng dẫn giúp em nhé.
 
@Quỳnh Kute9x
Chào em!
Trường hợp của DN em, khách hàng không lấy hóa đơn khi ăn uống tại Nhà hàng, thì chậm nhất là cuối ngày hôm đó, DN cần lập hóa đơn em nhé!. Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với trường hợp DN thu tiền sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ ăn uống, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp DN lập hóa đơn vào cuối tháng, tuy không phát sinh tăng số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp nhưng vẫn có thể bị coi là lập hóa đơn sai thời điểm, em nhé!

Căn cứ pháp lý: Khoản 2a, điều 16, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Chúc em thành công và hạnh phúc!
Em cám ơn cô đã dành thời gian giải đáp cho chúng em ạ. Em sẽ điều chỉnh lại.
Em chúc cô thành công!
 
Em có một câu hỏi muốn nhờ anh chị giúp em ạ:

Công ty e có một điện thoại iphone đã hết thời gian phân bổ (để vào TK 242 đã phân bổ hết), hiện tại thì năm trước vẫn kiểm kê cuối kỳ, năm nay nếu bên e muốn thanh lý nhưng chưa bán để ko phải kiểm kê cuối năm nữa thì có được không ạ? và ai có biên bản thanh lý ko ạ cho em xin với.
E cảm ơn ạ
 
Em có một câu hỏi muốn nhờ anh chị giúp em ạ:

Công ty e có một điện thoại iphone đã hết thời gian phân bổ (để vào TK 242 đã phân bổ hết), hiện tại thì năm trước vẫn kiểm kê cuối kỳ, năm nay nếu bên e muốn thanh lý nhưng chưa bán để ko phải kiểm kê cuối năm nữa thì có được không ạ? và ai có biên bản thanh lý ko ạ cho em xin với.
E cảm ơn ạ

@Linh Nguyen07
Chào em!

Trường hợp “điện thoại iphone đã hết thời gian phân bổ nhưng chưa bán thanh lý”; DN của em nên đưa tài sản này vào Danh mục “Công cụ dụng cụ chờ thanh lý” để không phải kiểm kê hàng năm, nhưng vẫn theo dõi được mặt hiện vật của tài sản, đồng thời có kế hoạch thanh lý tài sản khi không có nhu cầu sử dụng nữa, em nhé!
Gửi tặng em mẫu Biên bản kiểm kê Tài sản chờ thanh lý để làm cơ sở theo dõi về sau, em nhé!
Em inbox email giúp tôi nhé!
 
@Linh Nguyen07
Chào em!

Trường hợp “điện thoại iphone đã hết thời gian phân bổ nhưng chưa bán thanh lý”; DN của em nên đưa tài sản này vào Danh mục “Công cụ dụng cụ chờ thanh lý” để không phải kiểm kê hàng năm, nhưng vẫn theo dõi được mặt hiện vật của tài sản, đồng thời có kế hoạch thanh lý tài sản khi không có nhu cầu sử dụng nữa, em nhé!
Gửi tặng em mẫu Biên bản kiểm kê Tài sản chờ thanh lý để làm cơ sở theo dõi về sau, em nhé!
Em inbox email giúp tôi nhé!
Em cám ơn cô nhiều lắm. E sẽ làm như vậy ạ. Email em ib rồi cô gửi cho e xin nhé
 
Em chào các anh chị trong group.
Em đang gặp một số vấn đề mà chưa biết xử lý như thế nào, mong các anh, chị trong group góp ý giúp em ạ.
Em đang học việc tại 1 DN xây lắp, chị kế toán bên em bảo em đi nghiên cứu phần nhân công 2018, làm bảng lương để chị ấy làm BCTC, em thì ko học chuyên ngành kế toán nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, em có google search rồi nhưng cũng không cụ thể lắm. Vì vậy em mong cô và các anh, chị trong nhóm giúp em với ạ, em xin cảm ơn.
 
Em chào các anh chị trong group.
Em đang gặp một số vấn đề mà chưa biết xử lý như thế nào, mong các anh, chị trong group góp ý giúp em ạ.
Em đang học việc tại 1 DN xây lắp, chị kế toán bên em bảo em đi nghiên cứu phần nhân công 2018, làm bảng lương để chị ấy làm BCTC, em thì ko học chuyên ngành kế toán nên cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, em có google search rồi nhưng cũng không cụ thể lắm. Vì vậy em mong cô và các anh, chị trong nhóm giúp em với ạ, em xin cảm ơn.

@Boydeptrai92
Chào em!
Để có kiến thức, kỹ năng xử lý tốt vấn đề chi phí nhân công tại Doanh nghiệp, đặc biệt DN xây lắp, chúng ta cần nghiên cứu kỹ Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí tiền công, tiền lương, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các quy định pháp lý này. Mục tiêu quân trị tại các doanh nghiệp hiện nay đều theo hướng: tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN,giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý trên. Do vậy, việc lập Bảng lương không đơn thuần việc "vẽ" ra các chi phí mà cần xuất phát trước hết từ hiểu biết kiến thức pháp luật vững chắc, nắm bắt yêu cầu quản trị của DN... nhằm giải quyết hài hòa mối quán hệ mâu thuẫn giữa một bên yêu cầu pháp lý, một bên yêu cầu quản trị của DN.
Trên thực tế, các DN đang hết sức lúng túng trước thực trạng lương thức tế trả cao hơn nhiều lương đóng bảo hiểm, các khoản lương kinh doanh, thưởng kế hoạch, các khoản chi công tác phí, phúc lợi.....
Em lưu ý thêm các vấn đề này khi lập Bảng lương, em nhé
 
@Boydeptrai92
Chào em!
Để có kiến thức, kỹ năng xử lý tốt vấn đề chi phí nhân công tại Doanh nghiệp, đặc biệt DN xây lắp, chúng ta cần nghiên cứu kỹ Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí tiền công, tiền lương, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các quy định pháp lý này. Mục tiêu quân trị tại các doanh nghiệp hiện nay đều theo hướng: tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN,giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý trên. Do vậy, việc lập Bảng lương không đơn thuần việc "vẽ" ra các chi phí mà cần xuất phát trước hết từ hiểu biết kiến thức pháp luật vững chắc, nắm bắt yêu cầu quản trị của DN... nhằm giải quyết hài hòa mối quán hệ mâu thuẫn giữa một bên yêu cầu pháp lý, một bên yêu cầu quản trị của DN.
Trên thực tế, các DN đang hết sức lúng túng trước thực trạng lương thức tế trả cao hơn nhiều lương đóng bảo hiểm, các khoản lương kinh doanh, thưởng kế hoạch, các khoản chi công tác phí, phúc lợi.....
Em lưu ý thêm các vấn đề này khi lập Bảng lương, em nhé

@Edubelife Hongtrang Lương nhân công này xử lý mệt lắm, thanks c nhiều nhé
 
×
Quay lại
Top