.:.*Góc quân sự các nước trên thế giới*.:.

littletrifolium

Thành viên
Tham gia
26/3/2011
Bài viết
24
Đối với mỗi quốc gia, nền quốc phòng luôn là một mối quan tâm lớn đối với họ, hôm nay mình lập một topic chia sẻ về các phương tiện chiến tranh cũng như các vũ khí quân sự của các quốc gia. Mình hi vọng topic sẽ trở thành sân chơi học hỏi đầy bổ ích cho những bạn yêu thích quân sự.
Mình mong nhận được sự quan tâm cũng như đóng góp từ phía các bạn! :KSV@01:
Mở màn hôm nay, mình có bức hình về xe tăng hiện đại nhất của Hàn Quốc!

Xe tăng XK1


800px-Korean_K1_Tank.JPEG




Xe tăng chủ lực XK2, còn gọi là Black Panther


K2_black_panther.jpg
 
Bên đó là B40, còn đây là B41.

B41 là tên Việt Nam của súng chống tăng cầm tay РПГ-7, РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7. Phiên bản Việt Nam hay dùng là đạn RPG-7V, xuyên lõm chống tăng.

Viết là B41, nhiều người viết là B-41, nhưng tớ thấy trên khẩu súng ngày trước tớ dùng là B41.

Mịe cái bọn wiki. Trước đây mình viết là РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7 . Mịe, thằng nào cũng thể hiện khôn.
thằng nào nó sửa là реактивный противотанковый гранатомёт
Không chú ý, lại copy về đây, lại còn dịch ra tiếng việt nữa chứ. Xếp nào sử hộ bên B40 cái, tớ hết hạn sửa rùi.


Úp lên đây một số sách vở của nó.
https://minhmai.quansu.book.googlepages.com/huong_dan_sau_dung_b41_tieng_nga.pdf
https://minhmai.quansu.book.googlepages.com/manual_rpg.pdf
https://minhmai.quansu.book.googlepages.com/SovietAntitankGrenadeLauncher.UNITED.pdf


Súng B41 và kính ngắm cơ sở OPG-7 thông dụng.
rpg-7-launcher.gif


Thông thường, quân ta hay tháo không dùng giá hai chân.
Rpg701SUNGSCOCANG.gif





РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7 и РПГ-7Д
RPG là súng phản lực phóng lựu chống tăng cầm tay
Tiếng Anh là ống phóng tên lửa mang trái phá "Grenades rocket launcher", hay ống phóng tên lửa chống tăng, "anti tank rocket launcher".

Sản Xuất
Đây là một trong những súng được sản xuất rộng nhất, tuy nhiên, đạn của nó hơi khó làm.
RPG-7 là loại súng do Liên Xô thiết kế và sản xuất, được chấp nhận trang bị năm 1959. Ban đầu súng bắn đạn PG-7, loại đạn ở Việt Nam sử dụng là PG-7V ra đời ở Liên Xô năm 1961. Sau này, Liên Xô cũng thiết kế nhiều loại đạn với tính năng khác nhau, trong đó có đạn sát thương, đạn cháy, đạn xuyên chống ERA. Ở Liên Xô, súng còn được dùng chung trong tổ chiến đấu 3 người dùng đạn chống tăng có điều khiển Bé Con Малютка (Tên Việt Nam là B72, mã NATO là AT-3), làm đạn tầm gần, B72 không đánh được tầm gần. Tuy nhiên ngày nay ở Nga đã có nhiều súng mới tốt hơn, bên cạnh đó B41 cũng có nhiều loại đạn mới nặng hơn và gần hơn, những sức xuyên tốt.
РПГ-7Д, RPG-7D, RPG-7Đ là kiểu súng tháo ra thành hai đoạn cho ngắn, dùng cho đổ bộ đường không.
Tên Việt Nam là B41, gọi như thế nhưng súng vẫn có được kính nòng 40mm. B41 có lẽ là nối tiếp từ B40. B40 trước đó thì có thể hiểu là Bazooka 40mm, nhưng B41 thì không, chỉ khác nhau để phân biệt. HP đã được cầm khẩu B41 do Việt Nam sản xuất, nhưng không hiểu đạn dược thế nào, Việt nam có sản xuất không, phải hỏi bác Đoành.
Trung Quốc không được chuyển giao công nghệ súng này, nhưng cũng cố gắng sao chép các phiên bản gần giống, tuy vậy, không loại nào thật sự giống. Khó khăn lớn nhất mà tầu không đạt được là phần liều phóng và đầu đạn cùng cơ chế điểm hỏa.
Paskitan trước đây có thể dùng đạn Trung Quốc. Nước này liên minh gắn bó với các phe phái Hồi Giáo Cực Đoan Apganistan, được Tầu viện trợ, có cả hai nguồn súng kiểu Liên Xô và Tầu. Sau này, Pakistan bỏ hẳn kiểu tầu và chế tạo kiểu Liên Xô, có thể họ tự nhái, cũng có thể do Ucraina chuyển giao.
IsraelIran (trước đây) cũng là hai nước làm nhái không chuyển giao công nghệ. Sau này, rất có thể Nga có trao đổi kỹ thuật với Iran.
Rất nhiều nước sản xuất có và không bản quyền, chỉ sản xuất súng hoặc sản xuất cả súng và đạn, giống hoàn toàn hay súng đạn hơi khác. Những phiên bản súng hơi khác biệt, thậm chí không dùng chung đạn xuất hiện do súng rất hiệu quả nhưng cũng tương đối khó gia công đạn, nhất là với số lượng lớn và rẻ trong điều kiện ngặt nghèo. Trong những nước này có cả những nước không nằm trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ, như Pakistan, Iran (súng có tên Saghegh), Israel (nước này sử dụng B41 rất sớm, từ năm 1967, súng đã là trang bị chính thức của lính Do Thái). Tiệp Khắc đưa vào sử dụng muộn vì họ dùng một loại súng riêng do họ sản xuất (nhiều khả năng, kiểu này chính là kiểu làm mẫu cho kiểu trung gian B40 và B41 của Tầu).
Súng ở Việt Nam chủ yếu dùng chống tăng, nhưng cũng có các công dụng chống bộ binh hay đạn cháy.

Hiện nay, súng vẫn được sản xuất quy mô lớn, chỉ tính những nơi có bản quyền hoặc bản quyền hạn chế là Bulgaria, IraqRomania và nhiều nước khác tốc độ sản xuất thấp hơn. Trung Quốc vẫn sản xuất quy mô lớn kiểu súng của họ.

Tiến Bộ
[/b] Nhắc lại một chút, RPG-1 là phiên bản sao chép Panzerfaust 150, nhưng tính năng quá kém, không được trang bị rộng. RPG-2 là phiên bản Liên Xô thiết kế lại, khác biệt thể hiện rõ, RPG-2 là vũ khí tin cậy, được phổ biến rộng, trái hẳn với Panzerfaust 150.
Những khó khăn nhất với các nhà kỹ thuật Liên Xô khi phát triển RPG-2 là hình dáng đầu đạn, tỷ khối và độ dầy tấm lõm (tấm kim loại ốp trước phần lõm thuốc nổ), ngòi nổ. Tấm lõm thực chất là đạn xuyên giáp. Nó tích năng lượng của thuốc nổ lõm, trở thành đạn chính xuyên giáp. Nhờ tấm lõm này, đạn có thể xuyên giáp dầy hơn khi chạm mục tiêu với góc nghiêng lớn. Tấm lõm và hình dáng đầu đạn cần được thiết kế chọn lựa kỹ càng. Phần ngòi nổ là một trong những điểm nan giải. Panzerfaust 150 dùng ngòi chạm nổ thông thường. Đạn lõm cần có thời điểm điểm hỏa chính xác, ở khoảng cách vừa phải với giáp, sớm và muộn quá đều làm đạn giảm sức xuyên. B40 dùng ngòi nổ quán tính, một sáng kiến cách mạng thời đó. Gia tốc đạn trong nòng làm ngòi chuyển từ trạng thái an toàn sang sẵn sàng, kim hỏa nhoi lên khi đạn đập mục tiêu, gòn gọi là ngòi nhoi.
Tuy nhiên, súng RPG-2 vẫn còn nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất vận tốc đầu đạn thấp, đạn dễ mắc trong bao cát và lưới, chặn bởi các vách chắn đơn giản. Lưới chống Panzerfaust được dùng trong Thế chiến 2, được đan bởi dây thép 8mm. Hồi Kháng chiến chống Mỹ, Mỹ ngụy dùng lưới tương tự, loại lưới phổ biến trong xây dựng, từ đó dân Việt Nam gọi loại lưới mạ kẽm này là lưới B40. Tuy nhiên, cái sáng kiến này không phổ biến, mất dần từ đầu thập niên 1970 do ĐKZB41.
Phần đóng góp lớn nhất vào vận tốc B40 vẫn là thuật phóng trong nòng, đây là thuật phóng phản lực, dùng thuốc nổ đen, giống Panzerfaust 150. Thuật phóng này không phải tên lửa-rocket, nhưng phương Tây vẫn thường gọi là rocket, ở phương Tây, ngôn ngữ thường được phát triển từ những người tò mò kém văn hóa.
Tầm B40 đạt 150 mét quá gần, thấp hơn tầm bắn hiệu quả của các súng bộ binh khác.

B41 là một lớp súng mới với thuật phóng, phần tên lửa, thuốc nổ, liều lõm và ngòi nổ khác biệt, đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu gia công cũng khá khắt khe, ngay cả với ngày nay. Nó hoàn hảo đến mức cho đến nay vẫn là hình mẫu cho súng chống tăng cầm tay. RPG-7 là súng phóng lựu trong tiểu đội bộ binh được trang bị chính thức ở Khối Xã hội Chủ nghĩa cũ. Ngoài ra, nó được nhái và dùng rộng khắp trên toàn thế giới.
Súng RPG-7 được chấp nhận trang bị thay thế cho phiên bản tiền nhiệm là RPG-2 (B40). Từ RPG-2 đến RPG-7, rất nhiều loại súng đạn mới được thiết kế, nhưng không đạt những yêu cầu quá khắt khe của Hồng Quân: tầm xa, bắn chính xác, xuyên mạnh, tin cậy. Súng B41 RPG-7 có cấu tạo đơn giản, nhưng đạn được gia công chính xác, tỷ mỷ, vật liệu đặc biệt, công nhệ cao. Súng có có phần thước ngắm hiện đại, đi kèm đèn chiếu, máy đo gió (bộ thông thường). Ngoài ra, có các bộ kính ngắm đặt biệt như kín nhìn đêm, kín hồng ngoại và đền chiều hồng ngoại, đều là những đồ kỹ thuật cao.
Đạn được đẩy bởi hai nguồn lực, trong nòng và tên lửa. Thuật phóng trong nòng cải tiến xa so với B40, áp suất rất cao nhưng tăng chậm, dùng thuốc súng không khói, điều này làm súng nặng và có hình dáng phức tạp. Phần tên lửa có cấu tạo đặc biệt, đóng góp phần lớn vận tốc tối đa. Vận tốc tối đa của đầu đạn lên tới 300m/s, đạn chưa nổ đã có sức xuyên như đạn đại bác, xuyên qua những tấm thép dày tới cm. Cộng thêm ngòi nổ ưu việt cho phép đạn xuyên qua những lưới, vách, cát... điểm hỏa chính xác trước giáp.
Quá trình thiết kế súng vượt qua nhiều vấn đề với độ chính xác. Độ chính xác của đường đạn và khả năng xuyên tin cậy của đầu đạn là những điểm đưa súng vượt xa các kiểu súng đương thời.

Súng có tầm bắn xa hơn, xuyên khỏe hơn B40. Tầm bắn của súng đạt ngang và cao hơn tầm bắn các súng bộ binh khác, đạt yêu cầu làm súng phóng lựu cấp tiểu đội. Sức xuyên vượt qua tất cả những xe tăng ngày nó ra đời và phần lớn xe tăng ngày nay. Đặc biệt, đầu đạn có các lưỡi dao thép cứng, tốc độ lớn, cơ cấu điểm hỏa hoàn thiện cho phép vượt qua những lưới chống B40 thô sơ. Kiểu công sự cát làm đạn B40 cắm vào không nổ chịu thua B41: đạn cắm ngập vào, ngòi hủy đạn kích nổ thổi bay công sự. Súng hầu như không có khói, tiếng nổ trầm hơn B40, như có ánh lửa đầu nòng (thực ra là ánh lửa đuôi nòng), chấn động khi bắn mạnh nên mỗi xạ thủ chỉ bắn được 5-6 viên.


Sử Dụng
Đây là loại súng chống tăng cá nhân đạt thành công lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Nó đạt thành công như vậy do kết hợp tính ổn định, tin cậy, rẻ tiền và công nghệ cao. Súng và đạn được gia công rất chính xác bằng các vật liệu đặc biệt. Khẩu súng diệt được nhiều xe nhất sau Thế Chiến 2 nằm trong nhóm B40 (RPG-2), B41 (RPG-7), B-10 (ĐKZ-82), SPG-9 (ĐKZ-75). Súng được ít nhất 50 nước chính thức sử dụng, hiện vẫn đang được sử dụng trên các vùng nóng như Iraq, Apganistan, châu Phi và Nam Mỹ. Súng đã tham gia những chiến tranh lớn nhất từ khi nó ra đời.
Súng được thiết kế ban đầu làm hỏa lực tiểu đội. Ngày nay vẫn là súng chủ lực ở vị trí này trong quân đội nhiều nước lớn. Tuy nhiên, trong Kháng chiến chống Mỹ hay ở Nam Á, Trung Đông, xuất hiện nhiều tổ chống tăng mạnh trang bị 2-3 người một khẩu, hoặc một đội săn tăng có đến cả chục tay súng.
B41 có mặt ở Apganistan cả hai nguồn, kiểu Liên Xô và Tầu. Đây là liên minh ma quỷ của Tầu và CIA nhằm làm suy yếu Liên Xô với Ấn Độ. Thời kỳ này, Tầu hợp tác với Pakistan để chọc ngoáy Liên Xô và Ấn Độ. Ngày nay, kiều súng đạn Tầu ở đây đã tiệt giống, trong các đoạn thời sự chỉ nhiên thấy kiểu Nga.
B41 có mặt và tham chiến nhiều cuộc xung đột nữa ở Á, Phi, Mỹ, Âu... Ở đây cũng thể hiện bản lĩnh số 1. Trận đánh lớn của tổ chiến đấu AT-3 tháng 10-1972, Ai Cập tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đơn vị xe tăng trên XiNai của Israel, kể cả tướng, có 800 xe quân sự bọc thép các loại, rất nhiều xe tăng. Cuộc chiến tháng 6/2006 giữa Israel Hezbollah, Israel bại trận tháo lui. Một trong những chiến tích lớn của Hezbollah là bắn rụng rất nhiều xe tăng. Chính phủ Do Thái công bố 22 xe mất, nhưng báo chí nước này nói ít ra 50 chiếc. Kiểu súng dùng ở đây có thể là B41 105mm. Súng B41 cũng là nhân vật chính của câu chuyện BlackHaw Down, bắn trụng trực thăng Mỹ, đẩy quân Mỹ té ra hạm đội.
Một lượng kha khá M1A1 M1A2 hỏng và cháy ở Iraq, Apganistan ngày nay, súng này thật sự trở lại vai trò là nỗi kinh hoàng của quân Mỹ.

B41AK-47 đã trở thành biểu tượng của chiến tranh du kích, của đấu tranh giải phóng, của tự do. B41 là nỗi kinh hoàng của quân đội phương Tây đã gần 50 năm nay.

Mỹ xuất bản cuốn "Soviet Anti tank Grenade Launcher. UNITED STATED ARMY TRAINING AND DOCTRINE COMMNAD. 20010803 107, November 1976". Tuy nhiên, do khoa học quân sự của Mỹ kém hơn, nên không hiểu được những ưu thế của súng, trong khi đó lại tưởng tượng ra những uy lực mà súng kém hay không có. Điều này làm nhiều nhà quân sự phương Tây nhầm lẫn. Đồng thời, cuốn sách lại được các nhà chế súng Mỹ bơm vá phần quảng cáo, chê bai súng bừa bãi, điều này góp phần làm cho nước Mỹ đến nay, 2008, vẫn không đối phó được với súng này.
Một trong những điểm khuếch trương quá đáng của quân đội Mỹ (xuất hiện sau khi quá kinh sợ súng từ 1966-1973), là chiến thuật dùng súng như pháo. Kỳ thật, súng không thể được cung cấp nhiều đạn và nhiều loại đạn ngoài chiến trường, đó là điểm trái ngược với pháo. Còn điểm mà người Mỹ chê bai không đúng, là súng có tầm bắn hiệu quả thấp và sức xuyên kém. Thực tế, họ (Mỹ lúc 1970) không được huấn luyện đầy đủ nên mới đánh giá như vậy. Sau này, các thử nghiệm của phương Tây cho thấy đạn RPG-7V dùng trong Kháng chiến chống Mỹ có tầm bắn tin cậy 500 mét, sức xuyên 330mm, theo tiêu chuẩn thử nghiệm phương Tây, trong khi tham số đó ở Liên Xô thấp hơn. Sức xuyên này ngày nay vưỡn đốt M1A2Merkava đều đều. Trong cuốn sách trên, hình mẫu ngắm bắn còn sai.

Ở Việt Nam. Súng vào Việt Nam khoảng năm 1965 (hỏi lại bác Đoành). Đến năm 1966 đã thấy trang bị hạn chế ở những đơn vị mạnh. Những năm 1970, súng dần thay thế B40, tuy nhiên, chỉ đến sau năm 1979, những đơn vị mạnh nhất mới hết B40. Việc thay thế hết B40 trong quân chính quy chỉ được thực hiện vào thập niên 1990. Đến nay, B41 vẫn là súng chống tăng, súng phóng lựu chủ yếu ở cấp tiểu đội.

Người Việt Nam đã dùng súng xuất sắc nhất quả đất, không còn nghi ngờ gì nữa. Từ cuộc chiến này, các cường quốc đã phải nhìn nhận lại vai trò của xa tăng và thay đổi kết cấu giáp tăng. Nếu như súng B40 là khẩu súng duy nhất có mặt trong những thời điểm khó khăn đánh Mỹ, khi quân Mỹ mới vào, thì B41 là khẩu súng ưu thế, thực hiện việc chứng minh sự phá sản của "Thiết Xa Vận" trên chiến trường.
Tất cả các loại xe pháo Mỹ lúc đó, kể cả những điểm tốt nhất, đều bị B41 đập chết. Chỉ có một số thế chạm hiếm gặp mới làm đạn văng, như khiên M60 (tấm này lắp trên nòng, tách xa giáp chính). Thiết xa vận dựa vào M113, giáp mỏng và dựng đứng, mục tiêu lại to tướng và cao, mỗi phát chết cả tiểu đội. Các công sự thì quá ngon, đạn PG-7V bắn công sự có thể không trúng phát đầu, nhưng kính ngắm có các vạch chia để hiệu chỉnh lại, tiếp tục bắn trúng sau 2-3 phát ở cự ly xa, 500 mét và hơn.

So Sánh
Cùng lúc, Mỹ ở Miền Nam vẫn có M72. 25/1/2008, đang xem chương trình kỷ niệm 40 năm Làng Vây (6/2). M72 bắn vào PT-76 không nổ, đạn không được thử nghiệm kỹ, văng ra khi gặp giáp nghiêng của tiểu đoàn 198. M72 chỉ lập được công đáng kể tại cửa ngõ Sài Gòn, lúc này, nhờ vào địa hình thành phố, tổ lái T-54 không kịp phát hiện ra xạ thủ M72, tầm rất gần, M72 nhắm được vào những chỗ hiểm yếu trên T-54. M72 có thuận lợi là súng dùng một lần, không mất công lắp đạn như B41, nên có thể bắn nhanh mà không cần phụ. Nhược điểm của M72 là độ chính xác thấp và không chống được giáp nghiêng, phụ thuộc nhiều vào góc chạm nên xác suất khoan giáp thấp.
Điều này giải thích hiện tượng, M72 ở Miền Nam rất nhiều, bộ đội du kích ta có thể dùng M-16, AR-15, M-79... nhưng không bao giờ dùng M72, kể cả trong Kháng chiến chống Mỹ và sau đó là chiến tranh biên giới. Say này ta có tận dụng chiến lợi phẩn, nhưng chỉ dùng bắn đạn cháy. Thậm chí, ta vẫn còn phải dùng rất nhiều B40, nhưng không bao giờ dùng M72 cả.
Về lý thuyết, các đặc tính M72 ngang hoặc hơn cả B41. Nhưng sau chiến tranh này, Phương Tây phải đánh giá lại chính các cách thử nghiệm của họ. Đến lúc đó thì mới thấy, nếu theo cách tính phương Tây thì B41 trội hơn rất nhiều. Trong khi đó, số liệu Liên Xô đưa ra thấp hơn bằng cách tính của họ. Đồng thời, phần quảng cáo (chuyện thường thấy ở Mỹ) trong M72 cũng kha khá. Ví dụ nhỏ, Liên Xô nói đạn RPG-7V chỉ có tầm bắn hiệu quả 350 mét, trong khi đó, M72 độ chính xác thấp hơn nhưng thường chỉ ghi tầm bắn 1000 mét. Điều này làm người ta nhầm lẫn, cũng làm cho xạ thủ Mỹ không hiểu được "tầm bắn hiệu quả", dẫn đến việc sử dụng rất tồi.
B41 có các bộ phận thích hợp với một xạ thủ chuyên nghiệp, chứ không phải anh lính vác súng trường tấn công amateur, tiện tay vớ lấy M72 bắn. Ví dụ, xạ thủ B41 dùng thước ngắm đo độ lệch viên đạn để hiệu chỉnh và bắn tiếp. Hay như B41 được trang bị các phương tiện như kính ngắm, đèn chiếu thước ngắm đêm, thước ngắm đo xa, phương pháp ước lượng sức gió... để cho một xạ thủ tính toán kỹ càng.
Châu Âu lúc đó sử dụng Panzerfaust 44 Lanze (viết tắt PzF 44 Lanze), phát triển bởi công ty Dynamit-Nobel AG, cỡ nòng 44 mm, các tính năng đều thua kém B41, súng này vì thế mà không phổ biến. Cùng thời với súng này là bản nhái B41 ngắn bắn đạn B40 của tầu.

Theo mình thì nên up nhiều về quân sự VN để mọi người cùng tìm hiểu về tiềm lực quân sự của chính nước mình!
 
Khẩu súng RPG-7 này mình cũng đã biết từ lâu rồi, bạn có chơi IGI 2 không, ở trong trò này có súng đó đấy, nhưng lưu ý là khẩu bắn tăng này chỉ hạ được những xe tăng kiểu cùng thời với T-54/55 thôi, chứ bây giờ muốn hạ tăng hạng nặng thì phải dùng tên lửa mini chống tăng mới được!


Maljutka.jpg
 
VN mình sẽ có UFO đủ để bật hết các bé kia:KSV@19:
 
Ôi, bạn nói cẩn thận chút chứ, đang bàn về các phương tiện chiến tranh mà, nhắc đến mấy cái UFO chẳng đúng sự thật chút nào!
 
:KSV@05:VN đang sản xuất bom nguyên tử thằng nào gan đụng vô...........bùm..............bùm(hiểu):KSV@05:
 
Cứ mơ hão đến hôm đó thôi, đợi đến khi VN có bom nguyên tử thì các nước khác đã có hàng chục loại bom khác hiện đại hơn rồi!
Điểm qua vài tàu chiến của VN chứ nhỉ, up tạm hai cái lên đã cho máy nó nhanh, các bạn cũng up nhiệt tình vào nhé!


Tàu chiến Tarantul 5-SSN-25, có thể đánh chặn các tàu chiến nổi và tàu ngầm, máy bay bay ở tầm vừa


12418-HQAD.jpg



Và đây là tàu ngầm lớp Kilo, Nga sẽ chuyển giao cho VN 6 chiếc từ năm 2013 đến 2016, mỗi năm bàn giao một chiếc, mỗi chiếc tàu ngầm này giá khoảng 300 triệu USD


u2_taungam.jpg


Mời các bạn cho ý kiến và tiếp tục up ảnh! :KSV@06:
 
Không thì chế ra 1 vimana gấp 10.000 lần bom nguyên tử ấy chứ.
 
Bom H thì sao nhỉ, nghe nói chưa có nước nào nghĩ ra cách chế tạo loại bom này, nếu có sức nổ của nó sẽ gấp 1000 lần bom nguyên tử, kinh thật!
 
×
Quay lại
Top