Hạt thóc 3000 tuổi nảy mầm ^^

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
Trong lúc khai quật tại Thành Dền (huyện Mê Linh, Hà Nội), đoàn khai quật đã tìm thấy rất nhiều hạt thóc và gạo cháy xém ở tầng đất có niên đại 3.000 năm. 10 hạt nảy mầm khi ngâm trong nước bảo quản.
Thông tin trên được Phó giáo sư - Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung - Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định. Theo Tiến sĩ Dung, hơn một tháng trước, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn kết hợp với Bảo tàng Hà Nội đã tiến hành khai quật tại địa điểm khảo cổ Thành Dền trên diện tích 300 m2. Trong quá trình khai quật đã xuất lộ nhiều vết tích bếp cổ (hố rác bếp).
Đầu tháng 5, đoàn khai quật đã tìm thấy những hạt thóc và gạo cháy xém tại 4 hố rác bếp, tất cả đều nằm trong một mặt bằng lớp 8, sâu gần 1 mét so với mặt đất. Đất ở lớp này có nước rỉ ra, xung quanh có rất nhiều than tro cùng các tàn tích thức ăn như xương cá, vỏ ốc...
anh-5.jpg
Những hạt thóc nảy mầm được khai quật từ tầng đất có niên đại 3.000 năm.

Theo bà Dung, sự phát hiện những hạt thóc và hạt cơm cháy xém không phải là đặc biệt, nhưng điều làm bà và các cộng sự hết sức ngỡ ngàng là sau khi ngâm trong nước để bảo quản khoảng 2 ngày thì có tới 10 hạt thóc đã nảy mầm, đâm lá.
Dù vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải về sức sống của các hạt thóc, song với tư cách phụ trách khai quật, theo dõi sát từ đầu chí cuối cũng như trực tiếp làm hiện vật, tiến sĩ Dung khẳng định "những hạt lúa này được lấy ra từ các hố rác bếp thuộc Văn hóa Đồng Đậu, tiền Đông Sơn, cách ngày nay 3.000 - 3.500 năm".
Trước thông tin này, các nhà khoa học nông nghiệp trong nước đều tỏ ra hết sức thận trọng và nghi ngờ. Theo ông Lê Duy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, vẫn có khả năng hạt thóc nảy mầm sau vài ngàn năm "nhưng đây là hiện tượng hy hữu".
"Về nguyên lý, rất khó có thể có hạt lúa có từ 3.000 năm trước mà vẫn nảy mầm được. Tuy nhiên, không loại trừ được khả năng này vì rất có thể những hạt lúa đó được bảo quản trong một môi trường đặc biệt mà con người chưa biết đến", ông Hàm nói.
Còn theo Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Bộ, với những máy móc và phương tiện hiện đại nhất cũng chỉ bảo quản được những hạt giống có thể nảy mầm sau tối đa là 50 - 100 năm. Theo các nhà khoa học, để có câu trả lời chính xác và thuyết phục về niên đại của những hạt thóc nảy mầm cần phải lấy mẫu đi phân tích hàm lượng carbon.
anh-8.jpg
Khai quật tại hố khảo cổ Thành Dền.

Tiến sĩ Dung cho biết, việc này sẽ được tiến hành ngay sau khi đoàn hoàn thành công tác khai quật hiện trường, khoảng 1-2 tuần nữa và kết quả cũng sẽ có sau đó vài tháng. Cũng theo bà, việc phát hiện hạt thóc nảy mầm sau 3.000 năm có ý nghĩa rất to lớn, nó là một trong những chứng cứ để nói về nền văn minh lúa nước của tổ tiên.
"Đây là một phát hiện độc đáo, vô tiền khoáng hậu, đặt ra những vấn đề mới cần phải nghiên cứu để trả lời chính xác cho các câu hỏi: đó là giống lúa gì, tại sao nó lại nẩy mầm được sau chừng ấy năm, hạt lúa đã được bảo quản trong môi trường như thế nào, có nguồn gene quý không...", bà Dung nói.
Chiều 17/5, Tiến sĩ Dung cho biết, đoàn khảo cổ tiếp tục phát hiện thêm rất nhiều hạt thóc tại các hố khai quật tại điểm khai quật Thành Dền. Các hạt thóc này đang được bảo quản trong môi trường nước xâm xấp và hy vọng sẽ có thêm những hạt nảy mầm.
Theo bà Dung, các nhà khoa học trong và ngoài nước phải hợp sức nhau lại mới mong sớm tìm ra câu trả lời. Hiện, 8 hạt lúa nảy mầm đã được đưa đến Viện Di truyền nông nghiệp để nuôi cấy, chăm sóc và nghiên cứu. Hai hạt nảy mầm khác cũng sẽ được đưa tới Viện lúa của ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Tiếp nhận các hạt lúa đã nảy mầm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Lê Duy Hàm cho biết, hiện chưa nhận thấy sự khác thường của những mầm lúa này so với các giống lúa đương đại.
Cũng theo ông Hàm, 8 hạt thóc nảy mầm đang được trồng trong nhà lưới và được chăm sóc cẩn thận, theo dõi kỹ lưỡng về kích thước, hình dáng, nhánh lúa, khóm lúa trong suốt cả quá trình, cho đến khi làm đòng, trổ bông và cho thu hoạch. Trong thời gian đó, quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển của những hạt mầm này, về hình thái học có thể biết nhận biết được tương đối chính xác nó có phải là lúa cổ hay không. Tiếp đó, ông Hàm và các cộng sự sẽ tiến hành giải trình tự gene của hạt thóc, đối chiếu với trình tự gen của giống lúa hiện đại để có kết luận đó có phải là lúa cổ hay không.
"Nếu đúng là lúa cổ thì đây là một phát hiện chưa từng ghi nhận từ trước đến nay. Nó sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn về mặt lịch sử cũng như về mặt di truyền học", ông Hàm nói.
Trong lịch sử khảo cổ từng ghi nhận việc các hạt giống sau hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm vẫn có thể nảy mầm. Năm 2002, các nhà khoa học ĐH California (Mỹ), thử nghiệm thành công khả năng sống sót những https://www.vn-zoom.com/register.php nằm dưới đáy một chiếc hồ ở Trung Quốc. Năm 2005, các nhà nghiên cứu Israel tiết lộ đã nhân giống được một https://www.vn-zoom.com/register.php...
Tuy nhiên, hạt các loại cây lương thực như lúa, ngô được ghi nhận chỉ có tuổi thọ vài năm.


Cận cảnh khu vực phát lộ 'hạt thóc 3.000 năm' nảy mầm
Khu di chỉ Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) những ngày gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học sau khi những hạt thóc được tìm thấy ở tầng đất có niên đại 3.000 năm nảy mầm.

Chiều 18/5, rất nhiều nhà khoa học đã tìm đến di chỉ Thành Dền (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) để mục sở thị nơi tìm thấy các hạt thóc nảy mầm. Trong ảnh là Giáo sư Nguyễn Lân Cường (phải) và ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (đội mũ cối).
IMG_3437.jpg
Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung kể lại quá trình khai quật và tìm thấy các hạt thóc, cổ vật ở tầng văn hóa Đồng Đậu, Tiền Đông Sơn (khoảng 4.000 - 2.700 năm cách ngày nay). Quan sát hiện trường cũng như băng ghi hình, Tiến sĩ Dung khẳng định, những khả năng như thóc ở đâu đó lẫn vào trong khi khai quật, hố chuột đưa xuống, hoặc đất đá đã bị xáo trộn từ trước… đều bị loại trừ.
IMG_3471.jpg
Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Đào Thế Tuấn - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ở VN - chăm chú quan sát các hạt thóc, gạo cháy được đoàn khai quật lưu giữ. Những hạt thóc nảy mầm đã được chuyển cho Viện Di truyền nông nghiệp để nuôi cấy, chăm sóc và nghiên cứu.
IMG_3481.jpg
Theo Giáo sư Tuấn, quan sát bằng mắt thường, những hạt tìm thấy có hình dáng của các giống lúa cổ: chiều dài ngắn, bề ngang hạt to.
IMG_3487.jpg
Mẫu gốm thuộc tầng văn hóa Đồng Đậu còn in dấu các vỏ trấu được tìm thấy ở Thành Dền. Theo các nhà khoa học, việc tìm thấy thóc, gạo cháy ở Thành Dền từng được ghi nhận và không bất ngờ. Tuy nhiên, với các hạt thóc nảy mầm, hiện chưa thể có lý giải thuyết phục.
Ngoài ra, để kết luận các hạt này có đúng có tuổi thọ 3.000, phải sau khoảng 5 tháng nữa, khi chúng kết thúc một vòng sinh trưởng, cho hạt. Lúc đó, các nhà khoa học sẽ tiến hành giải trình tự gene của hạt thóc, đối chiếu với trình tự gene của giống lúa hiện đại để có kết luận đó có phải là lúa cổ hay không.
IMG_3409.jpg
Trong khi đó, đoàn khai quật vẫn tiếp tục công việc đã bắt đầu từ giữa tháng 4. Di chỉ Thành Dền có diện tích hơn 20.000 m2, được phát hiện năm 1970. Theo truyền thuyết, Thành Dền còn có tên gọi là thành Cự Triền, hay thành Trại, thành Cờ, được bà Trưng Nhị cho xây đắp để chống quân của Mã Viện. Hiện, di chỉ này nằm lọt giữa cánh đồng lúa của thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập).
IMG_3374.jpg
Thành Dền đã trải qua 2 lần thám sát, 6 lần khai quật với tổng diện tích khoảng 280 m2. Lần thứ 7 đang khai quật từ giữa tháng 4/2010 với tổng cộng 3 hố, mỗi hố rộng 100 m2. Khu vực được các nhà khảo cổ đặc biệt quan tâm trong hố khai quật là các hố đất đen (hố rác bếp), nơi lưu giữ rất nhiều tàn tích thức ăn như xương cá, vỏ ốc...
IMG_3454.jpg
Với những di vật và di tích tìm được, các nhà khoa học xác định Thành Dền vừa là nơi ở vừa là nơi chế tác công cụ với các nghề thủ công như làm đồ đá, làm gốm, làm đồ xương, dệt vải, đan lát và chế tác vũ khí bằng đồng. Ngoài ra, Thành Dền được coi là trung tâm luyện kim và đúc đồng lớn nhất nước ta thời Tiền Đông Sơn.
IMG_3357.jpg
Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, đây có thể là dấu tích của một lò đúc đồng.
IMG_3460.jpg
Đất tại các hố có chứa di vật được đánh dấu, để riêng trong từng bao tải mang đi sàng lọc.
IMG_3362a.jpg
Những công nhân khai quật, sàng lọc... đều là người ở thôn Phú Mỹ. Họ đều đã quen việc, làm rất cẩn thận, có nguyên tắc. Ngoài ra, chuyên gia của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân và Bảo tàng Hà Nội luôn có mặt để giám sát, hướng dẫn.
IMG_3469.jpg
Tất cả các công nhân đều khẳng định, những hạt thóc nảy mầm đều được tìm thấy dưới các hố khảo cổ. Ai cũng ngạc nhiên và cho là "kỳ diệu" vì sau hàng ngàn năm các hạt thóc vẫn còn sức sống mạnh mẽ đến thế.

Giả thuyết về sức sống của 'hạt thóc 3.000 năm'
"Trong khu vực lưu giữ hạt thóc có lẫn lộn rất nhiều tro, gạo cháy... Có thể chính môi trường này đã tạo điều kiện yếm khí tuyệt đối khiến hạt giống giữ được sức sống sau hàng nghìn năm", giáo sư Đào Thế Tuấn nêu giả thuyết.
Sau khi hay tin khu di chỉ Thành Dền phát hiện ra những hạt thóc ở tầng văn hóa Đồng Đậu nảy mầm, chiều 18/5, rất nhiều chuyên gia đã tìm tới đây. Trong số đó có giáo sư Đào Thế Tuấn (từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô); ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Khoa học nông nghiệp Việt Nam; phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Phó tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội.
Chăm chú quan sát nơi phát lộ các hạt thóc, ông Đào Thế Tuấn, vị giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nhận định, các hạt này có hình dạng ngắn, bề ngang rộng chứ không thon dài như lúa nhiệt đới. Đây là cũng là hình dạng của các loại lúa cổ xưa nhất ở Việt Nam như lúa nương, lúa nếp.
1.jpg
Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung (áo hoa) trao đổi với các nhà khoa học tại một hố khai quật ở Thành Dền. Ảnh: Nguyễn Hưng. Lý giải về điều kiện để duy trì sức sống hạt giống, giáo sư Tuấn cho rằng, điều kiện tốt nhất là môi trường yếm khí. Tuy nhiên, ngay cả trong những phương pháp hiện đại nhất như bơm chân không thì cũng không thể gây được chân không hoàn thiện.
"Theo tôi, nếu đúng là hạt thóc 3.000 năm nảy mầm thì có lẽ ở đây có một điều kiện đặc biệt nào đấy, tạo cho khu vực lưu trữ hạt thóc ở di chỉ Thành Dền chân không tốt nhất, giữ được sức sống cho chúng. Tôi giả định rằng trong khu vực lưu giữ các hạt thóc có lẫn lộn rất nhiều tro, hạt gạo cháy... Có thể chính môi trường này đã tạo điều kiện yếm khí tuyệt đối", vị giáo sư nêu giả thuyết.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng để mở khả năng ngoài môi trường yếm khí ra, "có thể có những điều kiện mà con người chưa xác định được".
Đồng quan điểm với giáo sư Đào Thế Tuấn, Viện trưởng Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Bộ cho biết, không loại trừ khả năng những hạt thóc này được bao bọc bởi một môi trường đặc biệt, có thể là yếm khí hoàn toàn mà con người chưa biết đến.
"Đây là một hiện tượng hy hữu, cũng giống như trường hợp mộ kết, hay chuyện một người không ăn uống trong mấy chục năm trời vẫn có thể sống khỏe mạnh mà khoa học vẫn chưa giải thích được", ông Bộ nói.
IMG_3363.jpg
Ông Nguyễn Lân Cường (đứng, áo trắng) vẫn không khỏi ngạc nhiên khi nghe tin về "hạt thóc 3.000 năm" nảy mầm. Sau khi có mặt tại Thành Dền, ông khẳng định những hạt thóc đúng là đã được khai quật từ tầng đất có niên đại 3.000 năm. Ảnh: Nguyễn Hưng. Còn theo ông Nguyễn Lân Cường, trước khi đi khảo sát thực tế, ông rất nghi ngờ về câu chuyện hạt thóc sau 3.000 năm vẫn nảy mầm. "43 năm làm khảo cổ nhưng tôi chưa bao giờ nghe, hoặc chứng kiến chuyện này. Tôi cũng đã đọc rất nhiều tài liệu nhưng chưa thấy đề cập đến chuyện nào tương tự. Tôi rất sợ đó là những hạt thóc do chuột đào hang và tha xuống", ông Cường nói.
Mang theo những nghi ngờ tới Thành Dền, ông kiểm tra rất kỹ lưỡng các hố khai quật, hỏi han các công nhân và chuyên gia đoàn khảo cổ. "Đất ở đây bị nén rất chặt, không có dấu vết hang chuột. Về mặt sinh học vẫn phải đợi kết quả thí nghiệm của Viện Di truyền nông nghiệp, nhưng tôi hoàn toàn bị thuyết phục về niên đại của hạt thóc nảy mầm là cách đây khoảng 3.000 năm", vẫn chưa hết ngạc nhiên, ông Cường chia sẻ.
https://www.vn-zoom.com/register.php Trong khi đó, theo giáo sư Đào Thế Tuấn, việc phát hiện những hạt lúa, hạt gạo ở di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu có ý nghĩa rất quan trọng. "Trước kia khi nghiên cứu về văn hóa Đồng Đậu, các nhà khoa học ít chú ý đến hạt lúa. Lần này nếu có hạt thóc, gạo được đo đạc có hệ thống sẽ có tác dụng lớn trong việc tìm hiểu vai trò di chỉ Đồng Đậu trong quá trình phát triển nông nghiệp VN", ông nói.
Cũng theo ông Tuấn, phát hiện này sẽ làm cơ sở để xác định nền văn minh lúa nước của đồng bằng sông Hồng trước đây ra sao. Về mặt sinh học, các hạt lúa nảy mầm sẽ cung cấp thông tin về giống, giúp các nhà khoa học biết được sự tiến hóa của cây lúa Việt Nam... Ông Tuấn cũng khẳng định, theo các tài liệu chính thức, chưa từng có phát hiện nào trên thế giới mà sau 3.000 năm hạt lúa vẫn nảy mầm.
Để xác định chính xác niên đại, Viện trưởng Khoa học nông nghiệp Nguyễn Văn Bộ cho biết sẽ đề nghị các nhà khảo cổ lấy mẫu gửi ra nước ngoài làm thí nghiệm theo phương pháp AMS (phương pháp xác định niên đại của các hiện vật hiện đại và chính xác nhất hiện nay). Theo ông Bộ, hiện tại Việt Nam chưa thể làm được AMS, còn sử dụng phương pháp đồng vị carbon (C14) cần rất nhiều mẫu và vẫn có sai số.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, ông cũng rất bất ngờ trước thông tin "hạt thóc 3.000 năm nảy mầm". Bộ trưởng đã giao cho Viện Khoa học Nông nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan để bảo quản tốt và theo dõi sự phát triển của những hạt giống đã nảy mầm. Viện cũng sẽ phối hợp các nhà khoa học quốc tế phân tích sâu về gene để từ đó tìm ra khả năng chọn tạo giống, sử dụng cho tương lai.
"Trong trường hợp thực sự cần thiết và các nhà khoa học có đề nghị, dù có tốn kém Bộ cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai", ông Phát nói.
 
Có một hạt thoc nảy mầm 20 nam nay mà các nhà khảo cổ vẫn chua tìm ra ,hiện hat thoc nay dang lơn lên với thể trạng khỏe mạnh,hi cong hạt thoc này sẻ luôn tưoi tôt yêu đòi.
 
hihi, buồn cười quá. Ừ, thóc 30 chưa nảy mầm.







 
Hạt thóc 3000 năm ở VN sẽ trổ bông vào tháng 10


Giống lúa cổ này có đặc điểm dù có gieo hạt vào tháng 2, tháng 3, 4 cho đến tháng 8, thì cứ phải đến đúng 18 - 30/10 lúa mới trổ bông, không cần tính ngày gieo hạt là ngày nào. Tháng 10 là thời điểm ngày ngắn, khi đó cây lúa mới phân hóa đòng và trổ bông.





Có thêm 4 hạt thóc đang nằm trong diện có khả năng sẽ nảy mầm. Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa đặc biệt này đã được di chuyển vào phòng có điều hòa.
Nắng nóng ảnh hưởng tới lúa cổ
Chiều ngày 21/5, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, ĐH KHXHNV, ĐHQG Hà Nội cho biết, hiện đang có thêm 4 hạt trông "mẩy mẩy" nằm trong diện được các nhà khoa học theo dõi xem có nảy mầm được không.
TS Phạm Xuân Hội, trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, nắng nóng trong mấy ngày hôm nay ít nhiều ảnh hưởng tới cây. Do đó, những mầm cây sẽ cần được bảo quản thận trọng bằng cách che nắng vào giờ cao điểm từ 11 - 14h.

hat_lua.jpg
Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa này đã được di chuyển vào phòng có điều hòa. Do thời tiết quá nắng nóng nên những cây lúa này đã được di chuyển vào phòng có điều hòa và được chiếu sáng, khi thời tiết tốt hơn thì cây sẽ được chuyển ra ngoài trời. Đến nay, cây vẫn sinh trưởng bình thường, không có một dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Tháng 10 lúa sẽ trổ bông?
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, giám đốc Viện Nghiên cứu lúa, ĐH Nông nghiệp I cho biết, đến nay trong tất cả các tài liệu đều chưa có nghiên cứu nào về giống lúa cổ 3.000 năm.
Nếu đây thực sự là những hạt thóc cổ thì nó sẽ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Ngày ngắn là khi giờ chiếu sáng dưới 10,5 giờ. Trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn nó sẽ phân hóa đòng và trổ bông.
Vì thế, nếu muốn cây trổ đòng đúng dịp thì phải làm cho ngày ngắn đi. Giống lúa cổ này có đặc điểm dù có gieo hạt vào tháng 2, tháng 3, 4 cho đến tháng 8, thì cứ phải đến đúng 18 - 30/10 lúa mới trổ bông, không cần tính ngày gieo hạt là ngày nào. Tháng 10 là thời điểm ngày ngắn, khi đó cây lúa mới phân hóa đòng và trổ bông.
Mỗi cây lúa có 44.500 gen, nếu gen của hạt thóc cổ này cũng nằm trong 44.500 gen đó thì nó không có ý nghĩa gì về mặt giống cây trồng. Ngược lại, nếu phát hiện có gen khác biệt hoàn toàn thì nó sẽ rất ý nghĩa, có thể bổ sung gen này vào cây lúa hiện nay.
GS.VS Trần Đình Long, chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết thêm, lúa cổ cũng có rất nhiều loại khác nhau. Nếu những hạt lúa vừa được tìm thấy là lúa cổ thì chắc chắn là thân cây sẽ cao. Nếu giống cây lùn thì sẽ là cây lúa hiện đại.


"Hiện việc bảo quản hạt thóc lâu nhất thực hiện trong phòng thí nghiệm cũng chỉ đạt được 102 năm. Và nếu là giống lúa cổ, việc nuôi trồng trong điều kiện thời tiết như hiện nay, việc nó có thể trổ bông, ra hạt hay không thì cũng chưa thể chắc chắn được".
PGS.TS Nguyễn Văn Hoan
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ôi, mình thật vinh dự:KSV@05:
 
Cảm ơn tieuMozart- Phó của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan đã tiết lộ về công trình này:KSV@05:
 
hehe, hay quá! thế tieumozart có thể tiết lộ thêm một vài bí mật nữa được không







 
"Hạt thóc này còn rất nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học, cụ thể là tôi- tieuMozart vẫn chưa lý giải đc. Hy vọng trong tương lai gần sẽ biết nhiều điều hơn." :KSV@04:
 
ừ, vậy mọi người cùng chờ đợi những kha,s phá mới mẻ từ tieumozart. Hồi hộp quá








 
×
Quay lại
Top