[help] - Các anh chị giúp em làm đề cương ôn tập

karateao

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/3/2012
Bài viết
93



1) những đặc trưng cở bản của nhà nước.

2) Các hình thức nhà nước: chỉnh thể, cấu trúc.

3) Cac chức năng nhà nước ?: kinh tế,xã hội.

4) Trình bày khái quát về bộ máy nhà nước. Vị trí pháp lý , chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước

5) Nhà nước pháp quyền/: khái niệm , đặc điểm cơ bản

6) Bản chất và các thuộc tính cơ bản của pháp luật, so sánh với các quy phạm xã hội khác

7) Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và giáo dục pháp luật, kiên hệ với thực tiễn Việt nam hiện nay’\.

8) Ý thức pháp luật: khai niệm, đặc điểm cở bản của ý thức pháp luật

9) Mói quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật nước ta hiện nay, sự tác động qua lại của chúng. Các biện pháp xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành luật pháp ở nước ta hiện nay

10) Nêu tên gọi các loại văn bản quy phạm pháp luật ở việt nam hiên nay. Khái niệm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về thời gian không gian và đối tượng thi hành

11) Thực hiện pháp luật: khái niệm, nội dung cơ bản các hình thức thực hiện pháp luật

12) Nêu khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. Cac biện pháp tăng cường hiệu quả phòng ngừa, hạn chế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong tình hình hiện nay

13) Hiến pháp: khái niệm, vị trí, vai trò của hiến pháp trong nhà nước pháp quyền và bảo vệ đảm bảo các quyền của con người

14) Quyền con người: nhận thức, các nhóm quyền cơ bản của con người. Quyền con người và công dân

15) Nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, công dân ttrong nhà nước pháp quyền

16) Vi phạm pháp luật hành chính và trách nhiệm hành chính

17) Khái niệm tội phạm. Mục đích, ý nghĩa của của việc áp dụng hình phạt đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm hình sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

18) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính

19) Khái niệm ngành luật hình sự, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

20) Quan hệ pháp luật lao động: khái niệm các biện pháp xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể quan hệ pháp luật lao động.

21) Vai trò của nhà nước, pháp luật, mỗi cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ơt nước ta hiện nay

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
1. đặc trưng của NN
- NN thiết lập quyền lực công đặc biệt bao trùm toàn bộ lãnh thổ của quốc gia, tác động lên mọi thành viên của lãnh thổ thông qua 1 bộ máy mang sức mạnh cưỡng chế được tổ chức chặt chẽ từ TW xuống địa phương.
- NN tổ chức và quản lý dân cư theo đv hành chính lãnh thổ k phụ thuộc vào giới tính, lúa tuổi, sở thích...
-NN ban hành pl và bảo đảm cho pl đc thực hiện, các tổ chức khác muốn bảo đảm trật tự trong tổ chức ban hành các điều lệ, nội quy, quy chế... NN ql trên toàn bộ phương diện,mọi mặt của đ/s xh, áp đặt quyền lực của mình lên mọi đối tượng.
-NN là chủ thể duy nhất đại diện cho chủ quyền quốc gia, được nhân danh quốc gia, dt ban hành chính sách đối nội đối ngoại mà k phụ thuộc vao chủ thể nao khác. NN đạt ra pl và thực hiện cưỡng chế các hoạt động mà k 1 người nào k tuân theo.
-NN ban hành chính sách thuế, thu thuế dưới hình thức bắt buộc, NN là chủ thể duy nhất phát hành tiền- phương tiện than h toán chính thức của xh.
2. các hình thức NN
hình thức NN là cách thức tổ chức quyền lực NN và pp thực hiện quyền lực NN.
hình thức NN bao gồm hình thúc chính thể, hình thức cấu trúc, chế độ chính trị.
a, hình thức chính thể.
- là cách thức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của NN và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan tối cao của NN vs nhau cũng như giữa chúng vs nd.
-hình thức chính thể của NN chia làm 2 loại: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
+chính thể quân chủ , những người đúng đầu NN nắm giữ 1 phần hoặc toàn bộ quyền lực tối cao của NN, nó đc thiết lập ra theo phương thức cha truyền con nối là chính, thông thường chức vụ có t/c mãi mãi
chính thể quân chủ chia thành 2 loại:
. quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu NN nắm giữ quyền lực tối cao của NN. k có sự chia sẻ quyền lực đối vs bất kỳ cơ quan nào khác, các cơ quan khác nếu có chỉ là gíúp việc cho người đứng đầu.
. quân chủ hạn chế: Người đứng đầu NN bị hạn chế quyền lực tối cao của NN. có thể bị hạn chế quyền lập pháp, hành pháp, hay tất cả. những quyền lực đó do những cơ quan khác đảm nhiệm.
quân chủ hạn chế bị chia thành nhiều dạng nhỏ: qc đại nghị, qc nhị hợp, qc đại diện đẳng cấp.
+ chính thể cộng hòa: là hình thúc chính thể mà ở đó quyền lực tối cao của NN do nhiều người nắm giữ, các cơ quan này đc tổ chức ra bằng con đg bầu cử, thông thường các cơ quan này đều có nhiệm kỳ xác định.
tùy thuộc vào đối tượng tham gia vào quá trình bầu cử, chính thể CH đc chia thành: CH dân chủ và CH quý tộc.
CH dân chủ: mọi người không phân biệt giàu nghèo đều được tham gia bấu cử.
CH quý tộc: chỉ giới quý tộc mới đc tham gia bầu cử.
b, hình thức cấu trúc NN.
- là cách cấu tạo NN thành các đơn vị h/c lãnh thổ và xác lập mối qh giữa các dv h/c vs nhau cũng như giữa TW vs đp.
- hình thức cấu trúc NN bao gồm 2 loại cơ bản: NN đơn nhất và NN liên bang.
+ NN đơn nhất.
chính quyền TW nắm giữ chủ quyền quốc gia.
có 1 hệ thống chính quyền từ TW đến đp.
có 1 hệ thống pl chung cho cả nước.
có 1 loại quy chế công dân, người dân chịu sự tác động của một hệ thống pl.
+ NN liên bang.
chủ quyền quốc gia do NN liên bang nắm giữ và các bang cũng có chủ quyền riêng của mình.
có nhiều HT chính quyền, có bộ máy chính quyền LB và mỗi bang lại có HT chính quyền riêng của mình. luôn có 2 HT chính quyền song2 tồn tại
có nhiều HT PL. có HT PL chung cho toàn LB và mỗi bang lại có HTPL riêng của mình.
có nhiều loại quy chế công dân. quy chế công dân bang và quy chế công dân LB. Do đó mỗi công dân đều chịu sự tác động đồng thời của 2 HTPL song song.
c, Chế độ chính trị của NN.
- là tổng thể pp và thủ đoạn đc sd để thực hiện quyền lực NN.
-Có 2 chế độ chính trị chủ yếu : dân chủ và phản dân chủ.
+ chế độ dân chủ: để dân làm chủ, tạo điều kiện cho nd tham gia rộng rãi vào quyền lực NN. nhưng bản thân chế độ chính trị này cũng có nhiều mức độ khác nhau: dân chủ thực sự và dân chủ nửa vời, dân chủ hình thức và dân chủ giả hiệu.
+ chế độ phản dân chủ: nhân dân bị hạn chế thậm chí bị loại ra khỏi quá trình thục hiện quyền lực NN. chế độ phản dân chủ có nhiều hình thức khác nhau: độc tài, phát xít...
 
5. NN pháp quyền.
*Khái niệm.
NN PQ là một chế độ NN có đặc trưng pháp quyền, nó có thẻ trở thành hiện thực trong NN TS và NN XHCN. vì vậy, có thể có NN PQ TS và NNPQ XHCN.
* NN PQ có các đặc trưng sau:
NNPQ là NN là NN dân chủ có đày đủ các đặc trưng của NN dân chủ.
NNPQ đc tổ chức và hoạt động trên cơ sở HP.
Trong NNPQ quyền lực nd luôn là tối thượng, quyền quyết định tối cao các vấn đề trong xh thuộc về nd, NN phải phục tùng ý chí của nd.
Trong NNPQ thi mối qh giữa NN vs nd là mối qh tương hỗ trách nhiệm qua lại vs nhau. nd có trách nhiệm vs NN, ngược lại NN cũng phải có trách nhiệm vs nd, NN đc tổ chức ra để phục vụ nd, bảo vệ các quyền và giá trị con người...
Trong NNPQ pl giữ vtrò thống trị trong đ/s NN va PL, PL chi phối hầu hết các QH cơ bản quan trọng trong đ/s. mọi người sống và làm việc theo pl
Sự tuân thủ pl là bắt buộc đối vs k chỉ NN mà đối vs toàn xh. PL phải hết sức dân chủ ghi nhận và p/a ý chí và nguyện vọng của nd,bảo vệ và tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức xh
Trong NNPQ thì quyền lực NN phải đc kiểm soát và hạn chế nhằm tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, lộng hành,lônhg quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm đến các quyền tự do của nd. Nên các nhánh quyền lực phải kiểm soát và đối trọng lẫn nhau, trrong đó tòa án phải riêng biệt, hoạt động độc lập.
NNPQ phải tồn tại trong 1 xh dân sự hóa triệt để, đó là xh dân sự.​
 
8. ý thức pl.
_ Ý thức pl là quan điểm tư tưởng của con người về pl, thể hiện sự đánh giá của con người về t/c pháp lý của hành vi pl, bao gồm hành vi của mình và cả hành vi của người khác.
_ đặc điểm của YTPL:
+ YTPL là 1 hình thái của ý thức xh. YTPL p/a tồn tại xh,nên YTPL có xu hướng đi sau tồn tại xh. Có tính độc lập tương đối với tồn tại của xh:
. Chỉ có thể là sp của con người, nên nd có thể p/a k hoàn toàn tồn tại xh hoặc p/a ở các mức độ khác nhau.
. Nó có khuynh hướng đi sau.
. Trong nhiều trường hợp mang tính tiên phong vượt lên trước tồn tại xh.
. ytpl có thể tác động lên chính tồn tại xh. ytpl tốt thì tồn tại xh phát triển,ytpl k tốt, k tin vào pl thì pl rối loạn
. Ytpl còn tác động lên các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng.
+ ytpl là 1 hiện tượng mang tính giai cấp.
9. Mối quan hệ và bp
* Mối quan hệ giũa ytpl và pl
ytpl và pl là 2 hiện tượng xh khác nhau, có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại vs nhau. Những nguyên lý và cơ sở để xd và thực hiện pl đồng thời cũng là những nguyên lý và cơ sở để hình thành và phát triển ytpl.
9.1 ytpl là tiền đề tư tưởng để trực tiếp xây dựng và hoàn thiện ht pl
pl là sự biểu hiện của ytpl, bất kỳ 1 htpl nào đc xd cũng thể hiẹn ý chí của g/c thống trị bảo vệ lơị ích của g/c thống trị. những thay đổi trong đời sống trước hết đc p/a trong ytpl rồi ssau đó mới đc thể hiện thành những quy phạm pl tương ứng.ytpl cũng như toàn bộ tư tưởng của g/c thống trị là tiền đề để xd htpl phù hợp vs đk hoàn cảnh của xh. k có ytpl phù hợp vs bản chất và hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn phát triển thì k thể xd đc htpl phù hợp, tiến bộ.
9.2, ytpl là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pl trong đ/s xh
pl đc ban hành nhằm điều chỉnh những qhxh phát triẻn theo hướng xác định. để đảm bảo pl được thục thi có hiệu quả thì ytpl của người dân đóng vai trò quan trọng. yytpl của công dân thể hiện sự nhận thức và thái độ của họ đối vs các quy định pl, ytpl tốt thì nhận thức về pl và thái độ chấp hành pl đc nâng cao.
9.3, ytpl là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pl
để áp dụng đúng đắn 1 quy phạm pl đòi hỏi phải có sự hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu của quy phạm đó, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm ấy. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi phải nắm vững đc những tình tiết thực tế của từng trường hợp, thấu hiểu thực chất tình huống sinh đọng ấy, và khi cần áp dụng 1 quy phạm pl thì cần đánh giá đúng đắn sự diễn biến của hành vi đó. Muốn làm đc như vậy thì cần có ytpl đã đc phát triển đầy đủ, hoàn thiện.
9.4 PL là cơ sở để củng cố nâng cao ytpl
ytpl và pl đều dựa trên những nguyên tắc đạo đức. trong mối qh tác động qua lại lẫn nhau, ytpl thúc đảy sự hình thành, hoàn thiện pl, củng cố pháp chế; pl là cơ sở để nhận thức, phổ biến nâng ccao ytpl của nhân dân, tình cảm và thái độ tôn trọng của họ đối vs các quy phạm pl. Việc nghiêm chỉnh chấp hành pl, kiên quyết ngăn chặn vi phạm pháp chế trong 1 chừng mực nhất định làm cho các quan điểm, quan niệm về pl đc hình thành và phát triển 1 cách rõ nét, toàn diện hơn. Việc giáo dục pl nâng cao ytpl sẽ góp phần xd một htpl hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện pl có hiẹu quả hơn.
 
11. thực hiện pl
* Thực hiện pl là hoạt động có mục đích, nhằm hiện thực hoá pl, làm cho pl đi vào c/s, ttrở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pl.
* Các hình thức thực hiện pl
_Tuân thủ pl, là hình thức thực hiện pl trong đó chủ thể kiềm chế k thực hiện những hành vi mà pl cấm
_ Thục hiện( thi hành) pl là hình thức thực hiện pl trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực
_Sử dụng pl chủ thể pl thực hiện quyền tự do pháp lý của mình, làm những việc mà pl cho phép
_Áp dụng pl là hình thức thực hiện pl trong đó NN thông qua cơ quan NN hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pl thực hiện pl, hoặc căn cứ vào các quy định của pl để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc đình chỉ những quan hệ pl cụ thể.
12.Vi phạm pl
* VPPL là 1 htxh có những biểu hiện cơ bản sau: là hành vi gây nguuy hiểm cho xh, trái vs pl, có lỗi, do các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
* Những dấu hiệu cơ bản của VPPL
_ Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
vppl ttrước hết là những hành vi của con người hoặc cơ quan tổ chúc xh gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xh. hành vi đó có thể là hành động hay không hành động.
_ Những hành vi đó phải là trấi vs pl, xâm hại các qhxh đc pl bảo vệ.
hv trái pl ở những mưc độ khác nhau đều xâm hại đến các qhxh đc pl bảo vệ. và cũng chỉ những hành vi trái pl mới bị coi là VPPL, Những hv hợp pháp hay những hv trái vs đạo đức, phong tục tập quán, xâm phạm đến các qhxh mà pl k bảo vệ k bị coi là VPPL
_ Có lỗi của chủ thể
lỗi có thể là do cố ý hoặc vô ý .chủ thẻ khi thực hiện hv phải trong tình trạng tự do về ý chí
_ Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, có đk lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và phải chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. pl quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt đến độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí ( có năng lực nhận thức) và có tự do ý chí( có năng lực điều khiển)
 
cảm ơn bạn nhiều nha
 
Quay lại
Top