Hẹn hò và tình yêu: Vấn đề với sự tử tế

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824


Đây là một thực tế đơn giản và đáng buồn: Rất nhiều người đã kết hôn, hoặc đang ở trong những mối quan hệ dài hạn, không tương hợp lắm. Hai người bất đồng về những vấn đề rất cơ bản, như tôn giáo, chính trị và những giá trị, hoặc họ đơn giản là không thấy người kia quyến rũ. Chỉ cần nhìn vào các con số thống kê ly dị.

Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng và khó giải thích. Nếu việc chọn lựa bạn đời là một quyết định quan trọng trong cuộc đời, thì tại sao quá nhiều người trong chúng ta lại có quyết định sai? Tại sao thực tế của một mối quan hệ thường không phù hợp với những lý tưởng của chúng ta? Rõ ràng, có rất nhiều khác biệt nhỏ nảy sinh theo thời gian, và mọi người thay đổi, nhưng ít ra chúng ta nên hiểu được những vấn đề cơ bản một cách rõ ràng.

Các nhà tâm lý rất hứng thú với câu hỏi này, nhưng đa số tập trung vào những sai lầm của bản thân trong lựa chọn về tình yêu. Đó là, chúng ta chọn những người yêu giàu có hoặc xinh đẹp hoặc có khả năng sinh sản hoặc có giá trị lớn, nhưng các phẩm chất đó không phải lúc nào cũng làm cho một mối quan hệ kéo dài và sâu sắc.

Lập luận này cũng giả định rằng chúng ta thường từ chối bất kì đối tác tiềm năng nào không phù hợp với những tiêu chuẩn lý tưởng của chúng ta. Nhưng chúng ta có làm thế không? Một nhóm các nhà nghiên cứu ở đại học Toronto đưa ra một quan điểm mới về lý do tại sao chúng ta có quá nhiều lựa chọn về mối quan hệ kém: Chúng ta quá tử tế. Theo Samantha Joel và các cộng sự của bà, tâm lý con người có những khuynh hướng giúp đỡ xã hội mạnh mẽ và một cách tự động hoá – chúng ta không thích gây ra nỗi đau xã hội – và sự tử tế có nguồn gốc sâu xa này ngăn không cho đàn ông và phụ nữ từ chối những bạn tình – ngay cả những bạn tình không tương hợp. Còn gì nữa nào, chúng ta không ý thức được sức mạnh của lòng khoan dung của chúng ta. Chúng ta cho rằng mình sẽ kén chọn người yêu của mình, nhưng trong thực tế, việc từ chối người khác thì nói dễ hơn làm. Ít nhất đó là lý thuyết mà các nhà khoa học Toronto đã khám phá trong phòng thực nghiệm. Đây là cách làm của họ:

Họ tuyển những người đàn ông và phụ nữ trẻ còn độc thân nhưng hứng thú với việc hẹn hò, và cho mỗi người xem 3 hồ sơ hẹn hò. Những hồ sơ đó bề ngoài là của những người khác trong nghiên cứu. Mỗi người tham gia chọn đối tượng hẹn hò tiềm năng mà anh/ cô ấy ưa thích hơn- giống như cách bạn sẽ làm trên một trang web hẹn hò. Sau khi những người tham gia đưa ra lựa chọn của họ, họ được cho biết thông tin thêm về người đó, gồm có một tấm ảnh cho thấy một người đàn ông hoặc phụ nữ không quyến rũ. Tất cả bọn họ được hỏi liệu họ có muốn trao đổi thông tin liên lạc với người này. Nói cách khác, liệu họ có hứng thú với tiềm năng của một cuộc hẹn?

Nhưng đây là phần quan trọng của thực nghiệm: một số người tham gia được cho biết đối tác hẹn hò tiềm năng của họ đang ở đâu đó trong phòng thực nghiệm, có sẵn để gặp mặt ngay bây giờ. Những người khác được yêu cầu tưởng tượng rằng đối tác hẹn hò tiềm năng này đang ở gần và sẵn sàng. Các nhà khoa học đang cố gắng phân biệt giữa việc mọi người xem bản thân họ là đang kén chọn một đối tác như thế nào, theo giả thuyết, và họ thực sự lựa chọn như thế nào trong đời thực. Họ dự đoán là những người đàn ông và phụ nữ trẻ sẽ ít kén chọn hơn nhiều – ít từ chối – khi họ nghĩ đến những cảm xúc của một người trong đời thực có nguy cơ bị tổn thương.

Và đó chính xác là những gì họ phát hiện. Chỉ có một trong sáu người chọn hẹn hò với người không quyến rũ khi nó là một quyết định trên giả thuyết. Họ xem bản thân họ là kén cá chọn canh. Ngược lại, nhiều hơn 1/3 số người nói có với một cuộc hẹn khi họ nghĩ rằng người không quyến rũ đó đang ở phòng kế bên. Điều quan trọng là, các nhà khoa học đã hỏi những người tham gia sau đó về động cơ của họ khi đưa ra những lựa chọn. Bạn có đang lo lắng về những cảm xúc của người khác? Liệu cảm giác tội lỗi có phải là một yếu tố? Hoặc người này hợp với bạn? Bạn nghĩ rằng anh hoặc cô ấy sẽ vui vẻ? Họ phát hiện thấy mọi người được thúc đẩy bởi cả quyền lợi bản thân và tinh thần khoan dung độ lượng. Họ sung sướng hơn về những cuộc hẹn hò sắp đến (đối lập với giả thuyết), nhưng nhiều hơn thế nữa, họ quan tâm nhiều hơn về những cảm xúc của người khác hơn là họ nghĩ.

Tất cả chúng ta đều được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng về sinh viên nổi tiếng nhất trường đại học khiêu vũ với một con vịt xấu xí hoặc con mọt sách vụng về. Nhưng cử chỉ cao thượng đó thường là một hành động thương hại trước đây, và hơn nữa, chúng ta biết người thất bại không quyến rũ trong thực tế là người hài hước và tài giỏi và …Nhưng điều gì xảy ra nếu sự quyến rũ ngoại hình không phải là một yếu tố? Điều gì xảy ra nếu sự không tương hợp còn sâu sắc hơn thế, có liên quan đến những giá trị cốt lõi?

Joel và các cộng sự của bà tiến hành một thực nghiệm thứ hai để khám phá câu hỏi này. Nó giống như nghiên cứu đầu tiên được mô tả ở trên, ngoại trừ việc thay vì nhận được một tấm ảnh không quyến rũ, những người tham gia biết được về những thói quen hoặc những tính cách khó ưa của đối tác hẹn hò tiềm năng. Những đặc điểm đó trước đây được những người tham gia xem là “những thứ giết chết mối quan hệ” – những khác biệt về những vấn đề thuộc chính trị hoặc tôn giáo hoặc những giá trị là những lý do cho sự từ chối. Trước đó, một số người đưa ra một sự lựa chọn theo giả thuyết dựa trên thông tin này, trong khi những người khác đưa ra quyết định mà họ nghĩ là một quyết định hẹn hò trong đời thực.

Và các kết quả là tương tự. Được thông báo trong một bài báo sắp xuất bản trong tạp chí Psychological Science, những người tham gia trong tình huống đời thực ít có khả năng từ chối một cuộc hẹn hò tiềm năng dựa trên những nét tính cách ‘giết chết mối quan hệ’. Thực vậy, 3/4 số người tham gia biết được những đặc điểm ‘giết chết mối quan hệ’ đó mà vẫn chọn hẹn hò với người đó. Và một lần nữa, họ bị thúc đẩy bởi một sự không muốn làm tổn thương những cảm xúc của người khác.

Vậy đây có phải là một điều tốt? Vâng, nó ủng hộ rằng con người bị thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự tử tế và thấu cảm, nhưng điều gì xảy ra nếu những cảm xúc đó góp phần vào những mối quan hệ bất hạnh? Các nghiên cứu đó không nói rõ việc con người ta sẽ sẵn sàng hoà giải với những đối tác mà họ ít ưa thích đó bao xa. Nó có vẻ hợp lý, các nhà khoa học nói, rằng không chạm đến những cảm xúc của người khác có thể trở nên ít quan trọng khi những phí tổn tăng lên — ví dụ, những phí tổn của sự cam kết dài hạn. Mặt khác, sự thấu cảm có thể phát triển khi con người trở nên gần gũi hơn và thân thiết hơn. Vì vậy, nó có thể xảy ra, khi chúng ta càng đầu tư vào một mối quan hệ thì chúng ta càng ít muốn làm tổn thương đối tác của chúng ta — và chúng ta càng có nhiều khả năng ở lại mối quan hệ đó.


Nguồn

https://www.huffingtonpost.com/wray-herbert/dating-and-romance-the-pr_b_5759498.html
 
×
Quay lại
Top