Hướng dẫn chấm và viết tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính

xuân triết k23

Thành viên
Tham gia
10/8/2017
Bài viết
24
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

clip_image001.gif


Số: /HD-TCTr

clip_image002.gif


Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018



HƯỚNG DẪN

Viết và chấm tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính

clip_image003.gif




1. Mục đích, yêu cầu

1.1 Mục đích

Viết tiểu luận tốt nghiệp TCLLCT-HC giúp học viên rèn luyện phương pháp vận dụng lý luận liên hệ với thực tiễn để phân tích một hay một số vấn đề cụ thể tại địa phương, cơ quan, đơn vị mà học viên đang công tác nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị có tính khả thi. Qua đó, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của cá nhân và cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương nơi công tác.

Giúp học viên củng cố, hệ thống kiến thức đã được trang bị, rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập, xây dựng các chương trình công tác, đề tài, đề án khoa học.

1.2 Yêu cầu

- Vấn đề nghiên cứu phải là vấn đề đang được đặt ra hiện nay cần nghiên cứu, giải quyết tại địa phương hoặc ở cơ quan, đơn vị, gắn với vị trí, việc làm mà học viên đang được phân công đảm nhiệm.

- Tên đề tài phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, nêu bật được vấn đề cần nghiên cứu; rõ địa chỉ, phạm vi thời gian.

2. Bố cục của tiểu luận: Mở đầu, Nội dung, Kết luận (Chấm theo thang điểm 10)

A. MỞ ĐẦU (Chấm 2,0 điểm)

1. Lý do lựa chọn đề tài;

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu;

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu;

4. Phương pháp nghiên cứu;

5. Ý nghĩa, tác dụng của việc nghiên cứu.

B. NỘI DUNG (Chấm 6,0 điểm)

I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (Chấm 3,0 điểm)

1. Giới thiệu khái quát tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu thuộc địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị) liên quan đến vấn đề nghiên cứu. (Chấm 0,5 điểm)

2. Nêu, phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu (Chấm 2,0 điểm)

a. Kết quả đạt được và nguyên nhân. (Chấm 0,75 điểm)

b. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (chủ quan, khách quan).(Chấm 1,25 điểm)

3. Bài học kinh nghiệm. (Chấm 0,5 điểm)

II. GIẢI PHÁP (Chấm 3,0 điểm)

1. Căn cứ đề xuất giải pháp (Chấm 0,5 điểm)

- Căn cứ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, chương trình, đề án của cấp uỷ, chính quyền địa phương hoặc của cơ quan, đơn vị.

- Căn cứ thực tế.

2. Giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế, yếu kém (Chấm 2,0 điểm)

(Yêu cầu:

- Đề xuất các giải pháp phải:

+ Cơ bản, thiết thực, khả thi;

+ Gắn với vị trí, việc làm của người viết;

- Mỗi giải pháp đề ra phải nêu rõ:

+ Nhằm mục tiêu cụ thể nào;

+ Các biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu đó).

3. Kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (Chấm 0,5 điểm)

{Nêu các kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền (cơ quan cấp trên trực tiếp)}.

C. KẾT LUẬN (Chấm 1,0 điểm)

Tóm tắt và khẳng định kết quả nghiên cứu của Tiểu luận, khẳng định tính khoa học, tính khả thi của các giải pháp.

(Kết thúc Tiểu luận, tác giả ký và ghi rõ họ, tên).

* Bảo đảm tính logic, đúng hình thức, thủ tục (Chấm 1,0 điểm)

3. Hình thức trình bày:

Tiểu luận tốt nghiệp được làm thành 2 bản theo yêu cầu như sau:

- Tiểu luận được đánh máy vi tính, in 1 mặt trên khổ giấy A4;

- Số trang: Từ 20 đến 25 trang, không kể Mục lục, những trang nhận xét và Phụ lục (nếu có);

Đánh số trang: Bắt đầu từ “Mở đầu” cho đến hết “Tài liệu tham khảo”; số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Phụ lục (nếu có) đánh số trang riêng;

- Phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, dãn dòng, căn lề: Phông chữ Unicode; Kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 14; giãn dòng từ 1,15 đến 1,5 lines;

Căn lề: Lề trên 2 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm.

- Bìa tiểu luận: Gồm bìa 1 và bìa 2

Bìa 1: In bằng bìa mềm, trình bày theo Phụ lục 1: Mẫu bìa 1.

Bìa 2 (vị trí sau bìa 1): In bằng giấy in thông thường, trình bày theo Phụ lục 2: Mẫu bìa 2.

- Nhận xét, đánh giá, ký tên của giảng viên được phân công hướng dẫn (vị trí sau bìa 2): Trình bày theo Phụ lục 3: Mẫu nhận xét, đánh giá, ký tên của giảng viên hướng dẫn.

- Mục lục (vị trí sau nhận xét, đánh giá, ký tên của giảng viên hướng dẫn): Trình bày gọn trong 1 trang giấy, theo Phụ lục 4: Mẫu Mục lục.

- Danh mục tài liệu tham khảo (vị trí sau trang Kết luận), trình bày theo Phụ lục 5- Hướng dẫn trình bày Danh mục tài liệu tham khảo

- Nhận xét và chấm điểm của 2 giám khảo chấm tiểu luận (trang cuối): Trình bày theo Phụ lục 6: Mẫu nhận xét, đánh giá, chấm điểm của 2 giám khảo.

4. Tổ chức thực hiện

- Sau khi được hướng dẫn chung, học viên đăng ký tên đề tài theo Phụ lục 7: Mẫu: Phiếu đăng ký tên đề tài tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Chủ nhiệm lớp thu bản đăng ký và gửi về phòng Đào tạo theo lịch.

- Phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập Hội đồng hướng dẫn, phân công giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận; thống nhất với Chủ nhiệm lớp, người theo dõi lớp, giảng viên và học viên lịch hướng dẫn cụ thể.

- Giảng viên được phân công hướng dẫn đôn đốc học viên viết tiểu luận theo đúng yêu cầu về nội dung, hình thức và tiến độ.

- Phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng, phân cặp chấm tiểu luận (Giảng viên hướng dẫn sẽ không chấm tiểu luận do mình hướng dẫn), tổng hợp kết quả báo cáo Hiệu trưởng trước khi họp xét tốt nghiệp.

5. Giảng viên được phân công hướng dẫn tiểu luận tốt nghiệp TCLLCT-HC

a. Điều kiện giảng viên được phân công hướng dẫn (theo quy định tại Quy chế giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số: 1855/QĐ-HVCTQG, ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

b. Trình tự hướng dẫn

- Sau khi học viên đăng ký tên đề tài, chuẩn bị đề cương, giảng viên được phân công sẽ hướng dẫn cách viết cho học viên theo lịch.

Nếu tên đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu ở mục 1.2 của Hướng dẫn này, giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn sửa, điều chỉnh, hoặc lựa chọn lại vấn đề nghiên cứu, tên đề tài tiểu luận, báo cáo BGH quyết định.

Giảng viên hướng dẫn học viên cách thức nghiên cứu, thu thập số liệu, tư liệu, tài liệu; thống nhất bố cục, đề cương tiểu luận; cách thức triển khai nội dung, trình bày hình thức,… và thống nhất ngày nộp bản thảo để sửa.

- Giảng viên góp ý, sửa lần 1, 2, … tùy theo chất lượng viết. Giảng viên và học viên có thể liên lạc, góp ý, chỉnh sửa, bổ sung qua email, điện thoại.

- Sau khi học viên hoàn thiện tiểu luận, giảng viên hướng dẫn nhận xét và ký xác nhận vào tiểu luận theo quy định, nếu tiểu luận đã đạt yêu cầu (theo Phụ lục 3: Mẫu nhận xét, đánh giá, ký tên của giảng viên hướng dẫn).

6. Hội đồng chấm tiểu luận tốt nghiệp

- Hội đồng chấm tiểu luận tốt nghiệp với mỗi lớp được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, có trách nhiệm chấm tiểu luận tốt nghiệp bảo đảm chính xác, khách quan; tự động giải tán khi công việc đã hoàn thành.

- Thành phần gồm:

Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn;

Thư ký Hội đồng là Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo;

Các thành viên: Trưởng các khoa và một số giảng viên thuộc các khoa.

- Chủ tịch Hội đồng phân công chấm tiểu luận theo đề nghị của Thư ký Hội đồng. Mỗi tiểu luận do 2 thành viên Hội đồng chấm (gọi là giám khảo 1, giám khảo 2).

- Đáp án chấm theo Bố cục tiểu luận đã phân tỉ lệ điểm cho từng mục.

- Điểm tiểu luận là điểm trung bình cộng của hai giám khảo chấm độc lập. Nếu điểm chấm của giám khảo 1 và giám khảo 2 chênh nhau từ 2 điểm trở lên (thang điểm 10), thì Chủ tịch Hội đồng phân công cặp giám khảo khác chấm lại để bảo đảm tính chính xác, khách quan.

- Những bài tiểu luận có kết quả từ 5,00 đến dưới 7,00 điểm và từ 8,75 điểm trở lên sẽ được Ban Giám hiệu kiểm tra lại trước khi lên bảng điểm./.


Nơi nhận:

- Ban Giám hiệu;

- Các khoa, phòng;

- Lưu VT, ĐT.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)







Nguyễn Văn A
 
×
Quay lại
Top