ISO 14000 với quản lý môi trường hiện nay

hatthoc30

Đang từng ngày lớn lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/12/2010
Bài viết
2.416
index.php
Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và kết quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng.

Điển hình cho vấn đề môi trường hiện nay là vụ Vedan (Đồng Nai) và Miwon (Phú Thọ) đã để lại hậu quả nặng nề mà theo tính toán sơ bộ sẽ mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để có thể phục hồi lại môi trường đã bị ảnh hưởng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của quốc gia.

Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được nhà nước và các bộ ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Với tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ mà chính cả khách hàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường.

Một thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực sự có tính ngăn chặn và răn đe cao và nhiều DN vẫn có thể lách luật được. Ông Trần Hồng Hà-nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết: “không chỉ có Vedan, theo thống kê hiện nay, trong số hơn 100 khu công nghiệp ở VN có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, tình Khánh Hòa, lưu vực Sông Nhuệ, Sông Đáy.... “ Vậy có nghĩa là 80% các khu công nghiệp hiện vẫn đang nằm ngoài tầm quản lý chặt chẽ về môi trường. Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT 08 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên....Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương pháp tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo lường được các kết quả hoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng môi trường cũng như nâng cao hình ảnh tổ chức, năm 1993 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hướng đến thống nhất việc quản lý môi trường trong tổ chức một cách có hệ thống.Với một số những ưu điểm vượt trội trong công tác giảm thiểu các rủi ro môi trường thị hiện nay rất nhiều DN đang muốn tiếp cận với ISO 14000. Thực tế cho thấy để một doanh nghiệp chế xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải đôi khi tốn hàng trăm triệu đồng có khi đến hàng tỷ đồng. Để làm giảm tác động của ô nhiễm doanh nghiệp có thể có hai lựa chọn, một là đẩy mạnh công tác xử lý đầu ra hai là kiểm soát thật tốt khâu đầu vào cũng như quá trình sản xuất để giảm thiểu tối đa chất thải. Thông thường hai cách này được phối kết hợp tuy nhiên do vấn đề môi trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đang còn rất yếu kém kể cả mặt chuyên môn lẫn quản lý. Qua thống kê rất nhiều các đơn vị thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 thì thấy rằng doanh nghiệp có thể không cần đầu tư quá nhiều vào khâu xử lý mà chuyển trọng tâm sang quản lý thật tốt các quá trình mà có khả năng rủi ro cao về môi trường cũng như có nguồn thải cao. Việc quản lý như thế sẽ dần đến được việc phân loại ngay từ đầu nguồn chất thải tạo cơ hội cho việc tái chế chất thải tạo đồng thời giảm lượng chất thải sau sản xuất (rất khó tái chế) tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cho doanh nghiệp tiếp cận dần với sản xuất sạch hơn. Với việc xác định các vấn đề môi trường cần quản lý cũng giúp cho nhà quản lý tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất, giúp cho người lao động trong tổ chức hiểu được các vấn đề môi trường mà họ đang phải đối mặt khi đó họ sẽ có các ứng xử tốt hơn với môi trường. Nhà quản lý cũng dễ dàng trong việc đặt ra được các chính sách, mục tiêu, kế hoạch để đạt được việc giảm thiểu nguồn chất thải trong hoạt động của mình.

Như vậy để thấy rằng nếu như các tổ chức áp dụng và duy trì tốt hệ thống quản lý môi trường tốt thì việc giảm dần các tác động môi trường có hại từ các hoạt động của chính bản thân các tổ chức không phải là khó khăn mà chi phí cho việc xây dựng cũng như duy trì hệ thống quản lý môi trường này nhỏ hơn rất nhiều so với việc họ phải đầu tư vào công nghệ hoặc chi phí mà các tổ chức doanh nghiệp phải chi trả cho việc xử lý.

Theo nea.gov.vn
 
×
Quay lại
Top