Khi giận dữ với đồng nghiệp bạn nên làm gì?

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-8-.jpg

Làm việc nơi công sở không thể tránh tình trạng có những mâu thuẫn, bất hòa, bất đồng quan điểm với đồng nghiệp. Khi đó bạn sẽ vô cùng bực tức và thể hiện thái độ giận dữ của mình. Qua sự tức giận của bạn, đồng nghiệp sẽ phần nào hiểu được tính cách con người bạn đấy!

Vậy khi giận dữ với đồng nghiệp bạn nên làm gì?
Lời nói cay nghiệt

Khi bực tức nhiều người có xu hướng dùng những lời nói cay nghiệt để trút bực với đối phương. Tuy nhiên hãy suy xét và đừng bao giờ làm điều đó với đồng nghiệp. Những lời nói đó vô tình hay cố tình cũng sẽ làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn sau này.

Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận.

Bỏ đi nơi khác
Nhiều người khi tức giận thường chọn cách bỏ đi chỗ khác để tránh xung đột hoặc có những lời nói thiếu kiềm chế. Đó là cách khiến cho đối phương không thể gây gổ thêm với bạn cũng như sẽ phần nào nể bạn bởi hành động đó mang tính chất “dĩ hòa vi quý”. Điều này cũng tránh cho bạn có thể làm tổn thương người khác bằng những lời nói thiếu kiềm chế khi tức giận.

Nước mắt

Khi bực tức ai đó nhiều người chỉ có thể khóc để giải tỏa. Bạn khóc ở cơ quan cũng chẳng sao, nhưng đừng yếu đuối quá trước mặt đồng nghiệp, họ có thể mủi lòng nhưng cũng dễ coi thường bạn. Nên cứng rắn hơn để giải quyết được mâu thuẫn.

Hành động

Việc sử dụng hành động khi giận dữ thường xảy ra với nam giới nhiều hơn. Nam giới không nói nhiều vì sẽ bị coi là “nói nhiều như đàn bà” nên họ có xu hướng thể hiện bằng hành động: đánh đối phương, đập phá đồ đạc… Hãy kiềm chế hơn vì nếu như bạn xử xự như vậy sẽ khiến đồng nghiệp sợ mà không dám chơi với bạn, còn sếp tất nhiên không hề thích nhân viên có khả năng kiềm chế cảm xúc kém như thế.

Im lặng

Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc. Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui. Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện.

Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn. Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm phục cách cư xử của bạn.

Làm hoà

Những người sâu sắc, điềm đạm thường hay có lối phản ứng này. Dù có tức giận đến đâu họ cũng thường phân tích, nói chuyện với đối phương một cách nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý. Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo. Họ "biết người biết ta" nên "trăm trận trăm thắng".
 
×
Quay lại
Top