Kinh hoàng xưởng sản xuất bim bim thịt bò làm từ nilon ở Hà Nội

pé mít

Thành viên
Tham gia
5/6/2013
Bài viết
52
- Chẳng cần phải hỏi thăm nhiều, chính cái mùi phụ gia nồng nặc đến buồn nôn từ xưởng này bốc ra cũng đủ để người khác nhận ra.

Lúc chúng tôi đến cơ sở sản xuất mới của công ty TNHH Sa Sa (xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng là thời điểm 11h trưa. Tiếp chúng tôi là một phụ nữ trẻ tên L.. Được biết, thay mặt Giám đốc, L. là đầu mối chuyên điều hàng cho tất cả các đại lý. Điều khiến chúng tôi cảm thấy bất an chính là việc L. rất thận trọng khi nói chuyện với người ngoài. Và sau này, để được đi "tham quan" xưởng sản xuất, chúng tôi phải vượt qua "vòng hỏi cung" của L. và một người đàn ông Trung Quốc.

Vừa tham quan vừa... bịt mũi
Cổng xưởng sản xuất bim bim của công ty TNHH Sa Sa lúc nào cũng được đóng kín, có chiếc dây xích to bằng cổ tay vòng qua. Mỗi khi có ai đến gần, một người đàn ông trung niên, tự xưng là bảo vệ của xưởng lập tức ra "hỏi thăm". Sau khi vượt qua cánh cổng của người bảo vệ, chúng tôi được chỉ vào một căn phòng lợp mái tôn còn trống hoác để gặp chị L. PV cảm thấy ngỡ ngàng vì trụ sở công ty sản xuất bim bim thời gian qua "làm mưa làm gió" trên thị trường (đặc biệt là các mặt hàng rong ở cổng trường học) lại "nghèo nàn" đến vậy.

Sau khi nghe "ý nguyện" của chúng tôi đến đây xem hàng và bảng báo giá của các sản phẩm, để giúp người bạn thân mở một đại lý phân phối các sản phẩm của Sa Sa tại quận Gò Vấp (TP.HCM), qua lời phiên dịch của L., người đàn ông Trung Quốc này tỏ vẻ rất vui mừng.

Tuy nhiên, chưa vội tin ngay, cả L. và Khoa đều đưa ra những câu hỏi để thử xem chúng tôi có thực sự muốn mở đại lý hay đến đây với mục đích khác. Những câu hỏi như: "Vì sao anh lại biết chúng tôi đã chuyển đến đây; Anh đã tìm hiểu như thế nào về công ty Sa Sa; Tại sao các anh lại muốn phân phối các sản phẩm của công ty chúng tôi mà không phải công ty khác; Sản phẩm nào của Sa Sa bán chạy trên thị trường; Các anh sẽ chuyển hàng vào TP.HCM bằng cách nào?...".

Tất nhiên, những câu hỏi đó chúng tôi đều "trả lời ngon lành". Bỗng nhiên, anh Khoa nói với L. rằng, cần phải trực tiếp nói chuyện với bạn chúng tôi ở quận Gò Vấp để kiểm chứng thực hư. Tình huống này chưa có trong "kịch bản" mà chúng tôi đã lên trước đó. Chúng tôi nghĩ thầm, nếu không may bị lộ thì không hiểu mọi chuyện sẽ đi đến đâu.

Suckhoe-huyen1.jpg


Các công nhân làm việc ở xưởng sản xuất bim bim không hề có bảo hộ lao động và găng tay. Ảnh Trinh Phúc.

Lấy cớ đi vệ sinh, chúng tôi gọi điện cho cậu đồng nghiệp ở trong TP.HCM nhờ "ứng cứu". Sau khi đưa số cậu bạn cho L., cô gái này vội gọi điện để kiểm tra. Người đồng nghiệp của tôi vừa bắt máy, cô gái này liền truy hỏi như công an hình sự "hỏi cung" nghi can. Tất nhiên trước đó, chúng tôi đã nhồi nhét vào đầu người đồng nghiệp những thông tin cần phải nói. Những câu trả lời lưu loát của người bạn cộng sự khiến L. và người đàn ông Trung Quốc bước đầu bỏ đi sự nghi vấn với chúng tôi. Thấy chúng tôi có nhã ý muốn tham quan xưởng sản xuất, L. liền xin phép Khoa dẫn đi.

Xưởng sản xuất cách văn phòng của công ty chỉ chục bước chân. Vừa bước vào xưởng sản xuất bim bim rộng mênh mông lợp mái tôn, chúng tôi phải bịt mũi bởi cái thứ mùi nồng nặc đến kinh người. Tiếng ồn từ máy móc cộng với mùi phụ gia "sốc" lên tận óc. Bên trong, gần chục công nhân đang đóng gói các sản phẩm chui ra từ những chiếc máy chạy ầm ầm.

Mặc dù chúng tôi đã vượt qua được "vòng hỏi cung" nhưng L. vẫn rất giữ khoảng cách với PV. Cô ta chỉ cho chúng tôi xem sản phẩm đã đóng vào bao. Khi PV muốn vào kho nguyên liệu và chỗ pha chế phụ gia thì người đàn bà này lắc đầu từ chối.

Quan sát từ phía xa, những chiếc bao tải đựng nguyên liệu được đặt dưới nền đất chất thành đống cao như núi. Mỗi khi PV định tiến lại gần, L. đều đánh ánh mắt dò xét. Chỉ khoảng 15 phút ở trong "lò" sản xuất bim bim, chúng tôi không chịu được "nhiệt" nên đành phải chạy ra ngoài hít thở.

Nhìn thấy những người công nhân không găng tay, không áo bảo hộ, không khẩu trang kính mắt, chúng tôi cảm thấy “khâm phục” sự chịu đựng của những con người này. Khi gặp người đàn ông Trung Quốc, chúng tôi thấy một điều lạ, mặc dù L. đã giới thiệu tên nhưng không hề cho biết chức vụ cũng như công việc của anh ta là gì. Tuy nhiên, nghe cách nói chuyện, chúng tôi đoán được rằng, người đàn ông này là cấp trên của L. và có liên quan đến việc pha chế phụ phẩm.

Từng gây "sốc" vì phụ gia gây ung thư

Trước khi chúng tôi ra về, L. gói cho chúng tôi một túi bóng lớn đựng 4 sản phẩm: Sườn bò hảo hạng, Anh em tốt, Sườn bò thơm cay, Đuôi bò thơm ngon để dùng thử. Theo lời người đàn ông Trung Quốc, nếu ai muốn làm đại lý của công ty TNHH Sa Sa phải thử tài kinh doanh trong vòng 3 tháng. Nếu mỗi tháng bán được số hàng lớn, ổn định thì sẽ được chính thức trở thành đại lý của công ty bim bim này.

Sau khi cầm các sản phẩm của công ty này về, chúng tôi đã tiến hành đốt thử. Đúng như phản ánh của phụ huynh học sinh, tất cả các sản phẩm đều bốc mùi khét lẹt như cao su cháy. Sau khi cầm sản phẩm, chúng tôi rửa tay rất kỹ vẫn không hết mùi. Thậm chí, để một túi Sườn bò thơm cay vào phòng một tiếng đồng hồ, phải đến mấy hôm sau căn phòng đó mới hết khó chịu. Đến lúc này, PV đặt câu hỏi, chất gây mùi của các sản phẩm này được chế biến từ nguyên liệu gì và không biết những đứa trẻ ăn loại bim bim này vào người sẽ như thế nào?

Theo lời kể của người dân Sơn Đồng (Hoài Đức, địa chỉ cũ của công ty TNHH Sa Sa), cuối năm 2012, trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng còn phát hiện công ty này sử dụng lao động người Trung Quốc. Khi đó, mô hình sản xuất của họ giống với những cơ sở sản xuất bim bim "bẩn" đã bị cơ quan chức năng "sờ gáy". Đó là công nghệ và nguyên liệu không đảm bảo chất lượng của Trung Quốc.

Khi đó, nhờ vào các "ảo thuật", chuyên gia người Trung Quốc chuyển giao công nghệ, sản phẩm của công ty này đã "phủ sóng" khắp cả nước. Đến thời điểm này, với chỉ 2.000 - 3.000 đồng/gói, các sản phẩm nghi vấn làm bằng cao su này vẫn "làm mưa làm gió" ở cổng các trường tiểu, trung học cơ sở, cả ở thành thị và nông thôn. Điều này lý giải vì sao, khi nói chuyện với PV, chị L. thường xuyên phải trả lời điện thoại từ các đầu mối giục chuyển hàng.

Được biết, cuối năm 2012, kết quả kiểm nghiệm từ sở Y tế Hà Nội cho thấy, các sản phẩm của Sa Sa bị thu giữ bên cạnh việc sử dụng chất tạo ngọt cyclamate còn chứa phẩm màu hữu cơ tổng hợp có thể gây ung thư cho người dùng.

Mặc dù "lò" sản xuất bim bim này bị "phanh phui" dùng phụ gia có thể gây ung thư nhưng khi đó, các biện pháp xử lý, khung hình phạt đối với các vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn chưa đủ tính răn đe. Trường hợp vi phạm của công ty TNHH Sa Sa chỉ là thu hồi, yêu cầu tiêu hủy nguyên vật liệu vi phạm và xử phạt hành chính (phạt tiền 12,5 triệu đồng về sản xuất thực phẩm có sử dụng chất phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng và phạt tiền 15 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu).

Như vậy, với số tiền khổng lồ đã kiếm được từ các chất phụ gia độc hại, tổng số tiền xử phạt đối với cơ sở này chưa đến 30 triệu đồng. Có ai đã từng so sánh số tiền phạt và số lợi nhuận của công ty này kiếm được?
Theo phóng sự của Văn Chương - Trinh Phúc
 
hơi bị ngạc nhiên nhưng mình hiểu , mấy bạn ở trong nam sẽ không biết bim bim là gì , đó là bánh snack ăn nhẹ như oishi chẳng hạn !
 
@Lan Thanh Bạn có những câu hỏi nghe rất ư là ngộ nghĩnh, ngây ngô:love_struck:
 
Miền Nam thì không biết chứ miền Trung bọn tớ kêu là phồng tôm :D
 
Phồng tôm, bimbim, oishi, ba thứ khác nhau hoàn toàn mà
 
Bim bim, hồi xưa nghe con bạn kêu nên cũng trố mắt nhìn nó "bim bim là cái gì mà nghe giống con bin bin nhà mình", đợi nó mua xong mới biết là snack
Mà ko biết hiệu bánh này là gì nữa, tối ngày ăn bim bim nên cũng nên biết để ko mua loại này :-p
 
Ơ thế chính xác thì bim bim là gì ạ
 
@leduy ủa, oishi không phải là bim bim hả anh?
 
@Lan Thanh bim bim, snack vị bò ý ạ ^^
bánh đa vs bánh tráng lúc đọc trong truyện có miền nào gọi vậy @@
images

:)) :)) :))
 
mình là học trong sài gòn , có lần mình nói bim bim tụi bạn nó tròn mắt ra nhìn ko hieu giải thích mãi nó mới hieu !
 
giải thích bằng hình ảnh là cụ thể và sinh động nhất :D
 
@ThuTrang291 có nơi thì bánh đa đồng nghĩa với bánh tráng, có nơi thì bánh đa với bánh tráng là hai loại ạ :))
 
@Rika_DC ừ, chỗ mình bánh đa vs bánh tráng là khác nha, nhưng lúc đọc "Quán Gò đi lên" thấy người ta gọi "bánh tráng" là "bánh đa" :D
ở chỗ mình phồng tôm và bim bim cũng khác nhau luôn ^^!
 
×
Quay lại
Top