Kỹ năng làm việc nhóm và cách phát triển nhóm

tiendatdalat

Thành viên
Tham gia
5/12/2012
Bài viết
2
Từ khi bắt đầu bước chân vào ghế nhà trường mỗi cá nhân chúng ta đã được đặt vào một tập thể. Tuy nhiên ở Việt Nam, các thầy cô thường tập trung nhiều vào việc cung cấp kiến thức mà bỏ qua các kỹ năng cơ bản để các bạn trẻ tự tin bước vào công việc. Làm việc nhóm hiệu quả là một trong những kỹ năng như vậy. Nếu chúng ta không được đào tạo kỹ năng này thì việc thất bại cũng là điều dễ hiểu bởi không ai có thể làm việc một mình. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải có đồng nghiệp xung quanh.

Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhóm là gì ?

Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.

Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.

nguyen-tac-lam-viec-nhom-hieu-qua-hoan-hao.jpg


Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.

Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.

Thế nào là một Nhóm làm việc

Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau.

Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.

Nhóm làm việc phải tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất.

Hình thành và phát triển nhóm

Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :

Bước 1: Tạo dựng:

Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.

Bước 2: Công phá:

Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.

Bước 3: Ổn định:

Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Bước 4: Hoàn thiện:

Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
Nguồn : https://gockynang.com/
 
×
Quay lại
Top