Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking)

Kynang123

Kynnangchuyennghiep.vn
Tham gia
23/6/2016
Bài viết
8
Xã hội ngày càng phát triển thì càng nảy sinh nhiều vấn đề, mỗi người trong chúng ta hằng ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn thông tin khác nhau, trong đó có không ít thông tin thiếu chính xác và gây nhiễu. Kỹ năng tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta khám phá ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Giống như một đứa trẻ luôn luôn hoài nghi và đặt câu hỏi về mọi sự vật hiện tượng xung quanh nó, sự phản biện chính là động lực và con đường giúp chúng ta tìm ra chân lý.

Tuy nhiên trong cuộc sống, không phải bất cứ ai cũng có tư duy phản biện tốt. Sự chây lười trong suy nghĩ, sức ì của tâm lý…là những yếu tố khiến bạn dễ dàng thỏa hiệp với những luồng quan điểm khác nhau. Khóa học “Kỹ năng tư duy phản biện” sẽ trang bị cho bạn cách tiếp cận vấn đề trên nhiều phương diện, khả năng suy nghĩ thấu đáo, thực tế và sâu sắc, tạo ra những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động của bạn.


13516223_1259940627356912_8809876750164791004_n.jpg


11 nguyên tắc tư duy phản biện​

Dưới đây là 11 nguyên tắc tư duy phản biện của những đầu óc thuộc hàng vĩđại nhất trong lịch sử:

1. Tất cả niềm tin vào bất kỳ một điều gìđều là lý thuyết ở một mức độ nào đó. (Stephen Schneider)

2. Đừng chỉ trích ý kiến của ai chỉ vì nó khác với quan điểm của bạn. Có thể cả hai đều sai. (Dandemis)

3. Đọc không phải để phủ nhận, bác bỏ; không phải để tin và thừa nhận; không phải đểđàm luận, trò chuyện; mà làđể cân nhắc, xem xét tầm ảnh hưởng. (Francis Bacon)

4. Không bao giờ chìm đắm trong giả thiết của bạn. (Peter Medawar)

5. Lỗi của con người là lý thuyết hóa trước khi có dữ liệu. Một người thờơ bắt đầu với việc bóp méo sự thật để tương thích với những lý thuyết, thay vì các lý thuyết tạo ra để phản ánh các sự thật. (Authur Conan Doyle)

6. Một lý thuyết không nên cố giải thích tất cả sự thật, vì một vài sự thật là sai. (Francis Crick)

7. Điều gì không thuận làđiều thú vị nhất. (Richard Feynman)

8. Sửa một lỗi sai cóích, thậm chí lại tốt hơn tạo ra một sự thật hoặc một thực tế mới. (Charles Darwin)

9. Vì bạn không biết gì không có nghĩa bạn gặp rắc rối. Rắc rối làở chỗ bạn khẳng định một điều gì đó nhưng nó lại không đúng. (Mark Twain)

10. Thà ngu dốt còn hơn là mù quáng. Ngu dốt cũng giống như một người không tin lấy điều gì, thay vì anh ta đi tin vào một điều gìđó sai lầm. (Thomas Jefferson)

11. Tất cả mọi sự thật đều trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên, chúng bị giễu cợt, thứ hai, chúng bị chống đối kịch liệt, và cuối cùng, chúng được thừa nhận hiển nhiên. (Aurthur Schopenhauer)

Nguồn: fgate.com.vn
 
×
Quay lại
Top