KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO HOÀN HẢO

truc2015

Thành viên
Tham gia
14/7/2015
Bài viết
26
Trong học tập cũng như công việc chúng ta đã quá quen thuộc với việc viết báo cáo. Nhưng để có kỹ năng viết báo cáo tốt, để có bản báo cáo hoàn chỉnh và ấn tượng nhất các bạn nên:
1. Xác định nội dung yêu cầu của báo cáo: Giúp báo cáo bạn viết được chính xác và đầy đủ. Nếu bạn không nắm được nội dung yêu cầu khi viết báo cáo chắc chắn bạn sẽ không biết viết gì hoặc nếu có viết được cũng chỉ là một bản báo cáo vô nghĩa.
2. Xây dựng đề cương chi tiết: Hãy soạn thảo đề cương chi tiết những nội dung muốn thể hiện trong báo cáo. Việc này giúp bạn không bị thiếu ý và mất thời gian suy nghĩ phải viết gì trong quá trình viết báo cáo.
3. Đánh giá kết quả công việc: Hoàn thành bước 1 và 2, bạn hãy bắt tay vào viết báo cáo. Viết xong, tổng kết lại những việc đã và chưa làm được, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình viết báo cáo. Việc này giúp bạn nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện nên cần đánh giá trung thực.
4. Phân tích nguyên nhân: Sau khi đánh giá, hãy giải thích những nguyên nhân kết quả đó một ách chăm chút. Điều này cho thấy bạn có trách nhiệm khắc phục để kết quả công việc được tốt hơn.
5. Hướng khắc phục: Có thể bạn chưa áp dụng cách khắc phục này hoặc không còn thời gian để khắc phục thì bạn cũng cần đưa vào báo cáo. Kể cả những việc bạn đã làm tốt nhưng nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng bạn đã tìm được cách khắc phục cũng nên đưa vào để mọi người cùng tham khảo và đưa ra ý kiến cùng tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết nếu gặp lại trong quá trình làm việc tiếp theo.
6. Những kiến nghị: Đưa ra ở cuối bản báo cáo: Công việc đó cần có những gì, cần hỗ trợ những gì để có thể thúc tiến quá trình thực hiện nhanh hơn, kết quả được tốt hơn. Hãy mạnh dạn nêu ra kiến nghị vì lợi ích cho cả công ty, tập thể của bạn.
7. Rút ra bài học cho bản thân: Kết quả công việc tốt hay không bạn cũng cần rút ra bài học cho bản thân, thẳng thắn nhận những khuyết điểm của mình để rút kinh nghiệm và cố gắng làm tốt hơn cho những nhiệm vụ làm sau.
8. Ngôn ngữ trong báo cáo: Nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu. Lối hành văn mạch lạc, rõ ràng, thiết thực, tránh những từ ngữ quá hoa mỹ, phô trương. Báo cáo ngắn gọn, đầy đủ và chính xác, bạn có thể dùng số liệu, biểu đồ để thể hiện.
 
×
Quay lại
Top