Kỹ thuật chụp ảnh đẹp bằng ĐTDĐ

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Để có những bức ảnh đẹp với "người ấy" trong dịp Valentine sắp tới, bạn nên tham khảo kinh nghiệm chụp ảnh bằng ĐTDĐ dưới đây.

Chụp bằng điện thoại gì ?
Chất lượng ảnh chụp thường chịu ảnh hưởng khá nhiều từ thiết bị chụp ảnh. Ngoài độ phân giải camera, ống kính loại nào thì ngay cả phần tính năng của trình chụp ảnh cũng góp phần không nhỏ cho tấm ảnh hoàn hảo.

Chụp như thế nào?

Việc chụp ảnh bằng điện thoại di động hiện nay không còn đơn thuần là ngắm và chụp nữa, mà người dùng cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật chụp mới có thể cho ra những bức ảnh ưng ý nhất, hay đơn giản hơn là khai thác tối đa những tính năng của camera mà điện thoại được trang bị.

Lấy nét

Hầu hết điện thoại di động hiện đều có camera hỗ trợ tự động lấy nét, bạn chỉ việc giơ ống kính vào hướng cần chụp và chụp. Tuy nhiên, không phải lúc nào điện thoại cũng lấy nét đúng, nhiều trường hợp camera bị mất nét (out nét) mà người chụp hoàn toàn không hề hay biết cho đến khi chụp xong.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra việc lấy nét chính là nhờ vào nút chụp ảnh tắt thường được trang bị bên hông phải của điện thoại. Nút này có hai nấc, một nấc khi bạn nhấn nhẹ xuống và giữ nguyên là để điện thoại tự lấy nét vật cần chụp (half press), nấc cuối khi bạn nhấn mạnh xuống mới là chụp ảnh. Việc nhấn nhẹ trước khi chụp rất cần thiết, có thể giúp bạn lấy nét tốt hơn, đồng thời chụp ảnh nhanh và chính xác hơn.

ImageView.aspx

Tận dụng nút camera đúng cách sẽ giúp lấy nét trên điện thoại dễ dàng và chính xác hơn

Muốn biết camera đã lấy nét đúng hay chưa, khi bạn nhấn half press, ô vuông lấy nét ở giữa màn hình sẽ hiện lên màu xanh, và lúc đó điện thoại sẽ phát ra tiếng tít thông báo lấy nét thành công.

Lưu ý:
Vẫn có trường hợp máy đã thông báo lấy nét thành công, nhưng thực tế trên màn hình vẫn bị out nét, vì vậy bạn nên kiểm tra trước khi nhấn chụp. Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật này trong chụp cận cảnh (chụp marco) để lấy nét chính xác đối tượng cần chụp.

ImageView.aspx

Khung lấy nét ở giữa màn hình sẽ chuyển sang màu xanh nếu camera lấy nét đúng sau khi nhấn half press

Ngoài ra, trong kỹ thuật chụp luôn khuyến khích người chụp tạm thời "ngưng thở" trong khi chụp ảnh. Điều này giúp người chụp giữ yên được tay cầm máy, không ảnh hưởng đến việc lấy nét của camera.

Sau khi nhấn nút chụp xong, bạn cũng cần giữ nguyên máy trong khoảng 1 giây, vì hầu hết điện thoại có thời gian lấy nét chậm hơn chứ không "tức thì" như các máy kỹ thuật số.

Với một số máy cao cấp, trong trình chụp ảnh còn có những tùy chọn để lấy nét nhanh Sport, để lấy nét nhanh các vật đang chuyển động. Bạn nên kiểm tra để có thể sử dụng tối đa chức năng chụp ảnh của máy.

Độ sáng tối
ImageView.aspx

Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong một tấm ảnh, ảnh hưởng đến màu sắc, chi tiết của ảnh.
Thậm chí trong nhiều trường hợp, ánh sáng còn tạo nên vẻ lung linh nghệ thuật của tấm ảnh.
Những kỹ thuật xử lý ánh sáng trong nhiếp ảnh cũng không phải đơn giản. Đối với chụp ảnh bằng điện thoại di động thì không cần phải biết quá nhiều về những kỹ thuật này nhưng vẫn phải đảm bảo một số nguyên tắc chỉnh độ sáng tối cho phù hợp.

Ban ngày thường có ánh sáng mạnh, là thời điểm thích hợp để điện thoại chụp được những tấm ảnh đẹp nhất. Dù vậy khi ánh sáng quá mạnh, đặc biệt là vào khoảng giữa trưa thì bạn nên giảm một chút độ sáng lại (giảm EV hay còn gọi là độ phơi sáng) để tấm ảnh dịu lại không bị cháy sáng hay làm thay đổi màu sắc. Bạn nên tận dụng những tùy chọn có sẵn trong trình chụp ảnh để tối ưu màu sắc như Daylight (chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày) hay Beach/Snow (thường sử dụng để chụp dưới trời nắng gắt).

Ngược lại, trong điều kiện thiếu sáng, bạn có thể tăng EV hay lựa chọn các tùy chọn như Night, Twilight (trời tối) hay Cloudy (trời nhiều mây, u ám).

Lưu ý: Một số điện thoại không có chỉnh EV được thì có thể chỉnh brightness. Nhưng bạn không nên quá lạm dụng thông số này, nếu chỉnh EV hay brightness lên quá cao có thể làm cho tấm ảnh bị nhiễu, nhiều hạt.

Dùng flash thế nào?

Đèn flash dùng để chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Một số điện thoại chỉ có flash LED bình thường thì có lẽ không phải quan tâm nhiều, vì dù có hay không thì chúng cũng không cải thiện nhiều ánh sáng của bức ảnh. Tuy nhiên, với một số điện thoại trang bị flash XENON thì cần cần nắm một số nguyên tắc chụp ảnh với flash.

ImageView.aspx


Điện thoại chụp ảnh cũng có đèn flash XENON như máy KTS Khi chụp đối tượng là người chứ không phải vật thể, bạn nên bật chế độ khử mắt đỏ, vì đèn flash có thể làm con ngươi trong mắt người đỏ lên. Khi bật tính năng này, đèn flash sẽ chớp hai lần trong mỗi lần chụp.

Chụp cận cảnh (chụp marco) với đèn flash XENON thường bị cháy sáng, vì flash XENON quá mạnh trong phạm vi gần. Trong trường hợp này, bạn có thể che bớt ánh sáng phát ra từ đèn flash bằng tờ giấy trắng, hoặc nếu máy có thể chỉnh ISO thì bạn nên cố định mức ISO từ 100-150.

Khi chụp flash XENON thường chỉ làm nổi lên vật cần chụp trước mặt, phần cảnh phía sau sẽ bị tối lại (dù có ánh sáng tốt đi nữa). Nếu muốn lấy hết phần ngữ cảnh phía sau của người/vật cần chụp, bạn nên tắt flash và dùng ánh sáng bên ngoài.

Sử dụng các tính năng sẵn có trong trình chụp ảnh

ImageView.aspx

Điện thoại chụp ảnh hiện tại cũng đã được trang bị nhiều tính năng chụp ảnh chuyên nghiệp

Một số điện thoại chuyên chụp ảnh hiện nay được trang bị rất nhiều tính năng đơn giản đến cao cấp trong trình chụp ảnh. Có thể nói khoảng cách giữa điện thoại và máy chụp ảnh kỹ thuật số không thua kém là bao. Những tùy chọn sẵn có này giúp ích rất nhiều cho việc chụp ảnh.

Những tùy chọn bạn nên tham khảo và sử dụng là: nhận diện nụ cười, nhận diện khuôn mặt, chụp theo điều kiện (sáng, tối, trong nhà, ngoài trời, chụp vật chuyển động nhanh…), chụp nhiều tấm liên tiếp, tự động chụp, chụp panorama (chụp ảnh góc rộng),... và còn nhiều tính năng khác nữa. Bạn cần tham khảo hoặc sử dụng thử hết những tính năng này của điện thoại.

Góc độ chụp
ImageView.aspx

Góc độ chụp hoàn toàn không liên quan gì đến tính năng hay camera của điện thoại, hoàn toàn là cách cầm máy, ngắm chụp của người sử dụng. Tuy nhiên, để không phải chụp ra những tấm ảnh bị lỗi, hay không đẹp thì việc tìm hiểu một số về kỹ thuật này cũng không phải là thừa.

Khi chụp ngược sáng, hoặc nơi có ánh nắng quá mạnh, bạn không nên hướng camera của điện thoại lên quá cao, vì lúc đó tấm ảnh sẽ tối lại, do cảm biến ánh sáng camera tự động điều chỉnh theo điều kiện môi trường. Cũng có trường hợp hướng camera hơi cao làm ảnh sẽ bị cháy sáng ở vùng phía trên. Nếu vậy, bạn chỉ cần để thẳng camera hay hạ thấp xuống một chút ảnh sẽ sáng đẹp ngay.

Ngoài ra, góc độ chụp cũng ảnh hưởng đến bố cục của tấm ảnh. Yếu tố này sẽ giúp bạn có được một tấm ảnh chuẩn mực. Bạn có thể tham khảo vể bố cục ảnh tại đây

Theo Goonline
 
×
Quay lại
Top