Làm gì đầu tiên khi đặt chân tới Pháp ?

edogawa_ran

Bye... Bye...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/5/2013
Bài viết
582
(Dân trí) - Chia sẻ của các bạn du học sinh tại đất nước lục lăng về những điều cần làm khi đặt chân tới Pháp.

Tháng 9, lại một mùa du học nữa đã đến. Ai cũng mang trong mình những hoài bão và niềm hy vọng vào tương lai học hành phía trước. Nhưng trước khi bắt đầu một năm học mới, mỗi du học sinh đều có những công việc cần phải làm khi lần đầu đặt chân sang Pháp. Hãy điểm qua 7 việc mà bạn cần phải làm vào những ngày đầu của cuộc sống du học để có một năm học thoải mái về tinh thần để đạt những kết quả tốt nhất.


1. Thuê nhà


Vấn đề muôn thuở đối với sinh viên dù đã, đang và sẽ theo học ở bất cứ đâu. Đây là một vấn đề nhức nhối đối vs hầu hết sinh viên VN trước khi sang du học Pháp, nhất là với những bạn không có nhiều mối quan hệ. Việc thuê nhà ở Pháp thường không thật sự dễ dàng nhất là ở Paris.


111-a2472.jpg

Một căn nhà cho thuê ở Pháp

Dưới các tỉnh thì điều kiện thuê cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn cũng dễ dàng xin vào kí túc xá của trường hơn. Tại Paris thì các kí túc xá thường ưu tiên cho những du học sinh đi theo diện học bổng, trong khi đa phần sinh viên VN sang du học đều theo diện tự túc. Còn thuê nhà riêng của Pháp thì chủ nhà thường đòi hỏi đảm bảo dựa trên thu nhập hoặc có bảo lãnh, điều này thường thì sinh viên rất khó có thể đáp ứng được.


Vì vậy, sinh viên VN thường tìm các annonce thuê nhà của chủ người Việt trên các trang web của hội sv VN tại Pháp. Tuy nhiên một điều đáng buồn là có một số ít chủ nhà người Việt cho thuê nhà với ý đồ lợi dụng sinh viên mới sang hoặc bẫy sinh viên do mới qua chưa biết luật và còn nhát chưa dám đòi quyền lợi của bản thân.


Đây là điều sinh viên mới cần phải thật sự đề phòng và cẩn thận (không ít người bị rơi vào những tình huống không biết kêu ai với những chủ nhà người Việt). Nhưng ở đây là một số ít và chủ Tây thì cũng có những thành phần tương tự nên mỗi sinh viên cần phải có ý thức tự đảm bảo quyền lợi và đề phòng những chủ nhà kiểu này.


Những bạn trẻ có một thời gian dài gắn bó với nước Pháp đã bật mí bí quyết khi đi thuê nhà. Đó là: Kiểm tra tình trạng nhà đầy đủ (hệ thống thoát nước, các đồ dùng, sàn nhà, yêu cầu chủ nhà làm 1 giấy xác nhận về tình trạng nhà ở thời điểm thuê, chụp ảnh lại nhà ở thời điểm thuê nhà và đặc biệt là kiểm tra kĩ hợp đồng nhà, đặc biệt là giá tiền nhà và charges phải đúng theo thỏa thuận.


2. Lập tài khoản ngân hàng


Đây là vấn đề quan trọng bậc nhất nhưng mình xếp điều này sau vấn đề thuê nhà vì khi mọi người mở tài khoản đều được yêu cầu có địa chỉ thường trú để ngân hàng có thể làm các hoạt động liên lạc. Thẻ ngân hàng cũng sẽ được gửi về địa chỉ mà sinh viên khai báo. Sau này còn rất nhiều việc của du học sinh dính dáng đến tài khoản ngân hàng. Có rất nhiều lựa chọn khi sinh viên muốn mở một tài khoản ngân hàng mang tên mình: Société Générale, BNP Paris Bas, LCL, La Poste, Caisse d’Epargne,...
222-a2472.jpg

Société Générale, một trong những ngân hàng được nhiều DHS lựa chọn
Mỗi ngân hàng có một ưu và nhược điểm riêng và tất cả đều có ưu đãi cho sinh viên lần đầu mở tài khoản. Việc lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi du học sinh. Thông thường mỗi du học sinh cần phải đặt hẹn với ngân hàng trước để định trước ngày mở tài khoản. Tuy nhiên thì vẫn có những chi nhánh cho phép mở ngay lập tức (hên xui).
Những giấy tờ cần có khi đi lập tài khoản ngân hàng:

– Passport, Visa

– Hợp đồng thuê nhà, hóa đơn EDF hoặc hóa đơn điện thoại cố định

– Giấy khai sinh


3. Thẻ đi lại

Đây là một trong những hỗ trợ của chính phủ Pháp cho sinh viên. Việc đi lại tại Paris, Ile de France thì mỗi sinh viên đều được hỗ trợ 50% khi đăng kí làm thẻ ImagineR (có thể hiểu là card đi lại, xuống metro hay lên bus chỉ cần tick vào các điểm tick là ok).


333-a2472.jpg

Đừng quên, thẻ đi lại ImagineR sẽ giúp bạn rất nhiều ở nước Pháp

Những bạn sinh viên ở vùng 94, Val de Marne còn được hoàn trả thêm 50% giá trị nữa. Vậy là tổng 75% rồi. Còn ở các thành phố khác cũng có những hỗ trợ riêng cho sinh viên. Rất tiện lợi và tiết kiệm khi mà 1 vé metro trong Paris là 1,70€. Các mẫu đăng kí làm thẻ đều có ở các quầy bán vé tại metro. Sinh viên chỉ cần đến quầy và yêu cầu thì sẽ được đưa hồ sơ điền. Mọi thông tin cần chú ý sẽ được đề cập trong hồ sơ. Việc duy nhất của mỗi sinh viên là điền hồ sơ, lựa chọn zone đi lại, cách thức thanh toán và gửi kèm những giấy tờ cần thiết rồi gửi đi thôi.


Những giấy tờ đi kèm khi gửi hồ sơ đăng kí làm thẻ đi lại:

– Form đăng kí được điền đầy đủ các mục và cách thức thanh toán (nhớ kí tên)

– 1 ảnh 3,5×4,5 phông gris

– Photocopie thẻ sinh viên

– Cheque trả tiền hoặc số tài khoản ngân hàng tùy thuộc cách thức bạn chọn để trả tiền
4. OFII

Thường thì đây là công việc cần làm nhất sau khi đặt chân đến Pháp nhưng mình để nó mục 4 vì sau khi hoàn thành những vấn đề trên rồi thì mọi việc thong thả rồi. Mỗi một du học sinh khi xin Visa sang Pháp du học đều được phát 1 tờ giấy. Tờ giấy đó khi sang Pháp thì bạn hãy điền đầy đủ rồi gửi theo địa chỉ vùng mà mỗi bạn ở được liệt kê mặt sau của tờ giấy kèm theo giấy khai sinh được dịch và xác nhận.

11111-bf51d.jpg

OFII sẽ được gửi qua đường bưu điện

Các bạn chỉ cần chú ý mã số bưu điện vùng bạn ở. Ví dụ như bạn ở vùng 75017 thì bạn xem 75 đi kèm với địa chỉ nào thì gửi đến đó theo đường bưu điện rồi đợi giấy hẹn lên khám sức khỏe rồi đóng giấu xác nhận cư trú là xong. Đến năm thứ 2 thì bạn mới đi làm thẻ cư trú còn năm đầu tiên sẽ theo thời hạn của Visa. Thường hẹn sẽ là 1-3 tháng sau khi bạn gửi thư.


5. Nhập học


Xong mọi vấn đề quan trọng nhất rồi đúng không? Vậy thì bạn có thể an tâm nhập học thôi chứ chờ gì nữa!


2222-bf51d.jpg

Nhập học và làm quen với các bạn mới cũng là một trải nghiệm đáng nhớ khi bạn ở Pháp

Về vấn đề nhập học thì mình không nói gì nhiều nhưng các bạn sinh viên cần chú ý vì đa phần các trường không nhận trả học phí bằng tiền mặt. Vậy nên mình ms khuyên các bạn mở tài khoản ngân hàng trước vì chỉ sau 1 tuần là các bạn có thẻ ngân hàng và chèque rồi. Còn với những bạn chưa thể có ngay thì hãy nhờ người quen, anh chị quen biết trước để đóng học rồi trả lại họ sau. Điều duy nhất các du học sinh cần chú ý ở vấn đề này là xem rõ thời khóa biểu và tham quan trước trường để đề phòng việc buổi đầu tiên đi học mà lại muộn.


6. Bảo hiểm


Thông thường mỗi sinh viên sẽ đóng tiền an ninh xã hội (sécurité sociale) kèm với tiền học. Vấn đề còn lại là bảo hiểm y tế (mutuelle). Đối với sinh viên thì thường có 2 lựa chọn cho gói bảo hiểm sinh viên của LMDE hoặc SMEREP (cũng có tên khác tùy theo vùng). Và cũng như việc lựa chọn ngân hàng vậy, ưu nhược đều có riêng, vì vậy bạn lựa chọn tùy theo mục đích (Về ý kiến riêng thì mình thấy SMEREP dịch vụ nhanh hơn, chỉ là không phổ biến như LMDE thôi).


Mỗi gói bảo hiểm đều có mức hỗ trợ chi trả gần như toàn bộ với các vấn đề ý tế của sinh viên, từ thuốc men đến dịch vụ nằm viện. Vì vậy, các bạn sinh viên nên bỏ tiền ra để đăng kí vì thật sự rất cần thiết mà chi phí không hề quá tốn kém (gói sinh viên chỉ là 8,25€/tháng). Và thường khi đăng kí nhập học thì bạn cũng sẽ được hướng dẫn mua bảo hiểm luôn nên mình xin hết ý kiến về điều này.


7. Xin hỗ trợ nhà ở (CAF – Caisse Allocataire Familliaire)


Mình đưa vấn đề này xuống cuối do vấn đề này còn phụ thuộc vào hình thức thuê nhà của mỗi du học sinh. Nếu trong trường hợp, sinh viên thuê nhà có hợp đồng mà chủ nhà đồng ý xin CAF thì các bạn mới tải hồ sơ về điền và gửi cho trụ sở CAF ở khi vực mình ở. Chú ý là phải gửi ngay sau khi kí hợp đồng, càng sớm càng tốt vì CAF sẽ tính bắt đầu từ ngày đầu tiên bạn gửi hồ sơ, không phải là ngày đầu tiên bạn ở đâu nhé.


3333-bf51d.jpg

Hoàn tất bảo hiểm và xin hỗ trợ nhà ở nữa là bạn có thể yên tâm bắt đầu cuộc sống mới ở xứ lục lăng.

Trường hợp mà nhà kí hợp đồng nhưng không được xin hỗ trợ thì bạn chẳng dính dáng gì đến chuyện hỗ trợ cả nhưng sẽ dính tới chuyện thuế nhà ở sau này.

Trường hợp cuối là thuê nhà nhưng không kí hợp đồng mà thuê dưới dạng ở nhờ (được chủ viết cho 1 giấy xác nhận để làm giấy tờ) thì bạn không phải lo đến chuyện CAF hay thuế má sau này tuy nhiên như đã nếu ở vấn đề 1. Cần phải xác định chủ nhà như thế nào vì trường hợp thuê này, bạn không được hưởng chút quyền lợi nào về mặt luật pháp cả.


Kết: Mỗi du học sinh khi lần đầu tiên đặt chân đến Pháp đều có rất nhiều công việc quan trọng phải làm trong suốt cả một năm học tập và làm việc. Vậy nên hãy hoàn thành những thủ tục cơ bản càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp cho mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi bắt đầu cuộc sống du học.
Sâu béo
nguồn dantri.com.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top