Làm sao có thể vứt bằng đại học vào thùng rác

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Nhiều lúc tôi cũng nản lắm, nhưng nó là hiện thân của 5 năm miệt mài ở trường đại học, của ước mơ ngày còn là sinh viên và tiền bạc, mồ hôi của bố mẹ.

Sau buổi phỏng vấn vô cùng thành công với lời khen “rất tốt” của nhà tuyển dụng giữa hàng chục ứng viên sáng hôm nay, tôi quyết định tới hàng vải mua lấy hai mảnh màu ưng ý, để tự thưởng cho sự tự tin đã giúp bản thân chiến thắng.

Đang tần ngẩn đứng giữa hai chục chồng vải đủ màu, cô chủ cửa hàng bỗng nhiên quay ra hỏi chuyện tôi: “Mới đi làm hay đi xin việc về mà mang hồ sơ thế cháu?”. “Cháu đang dở giờ làm xin về sớm đi phỏng vấn. Xong xuôi rồi lại đang vui nữa nên chạy ù ra đây mua mảnh vải may bộ đồ mới. Tẹo đầu giờ chiều cháu lại chạy về công ty để làm việc ạ”, tôi trả lời.

Trong khi tôi khoe kết quả phỏng vấn khá tốt thì thoáng thấy cô bán hàng mặt hơi rầu rĩ. Cô than phiền: “Con gái cô cuối năm nay ra trường rồi nhưng cô đau đầu quá. Nó sinh năm 1993, lại là con gái, cô trót cho nó học một trường quốc tế”, rồi cô thở dài.

“Không sao đâu cô ạ, em nó còn trẻ mà, tuổi trẻ xông pha, cố gắng phấn đấu rồi sẽ khác. Học trường quốc tế thì vốn ngoại ngữ hẳn là tốt, cô cứ động viên em nó đi xin việc, có thế mạnh rồi bây giờ trau dồi kĩ năng đi phỏng vấn biết đâu...”, tôi nói. “Nhưng mà nó là con gái”, cô ngắt lời.

Cô tâm sự với tôi rằng: “Cô cũng chỉ mong nó có việc, vào nhà nước thì càng tốt để có công việc ổn định. Cô muốn nó vào biên chế để đỡ phải lo lắng làm hôm nay không biết bao giờ bị thôi việc, còn lo lấy chồng nữa chứ cháu?".

"Nhưng bao nhiêu tiền để dành dồn hết vào đóng học phí cho con mấy năm trời, bây giờ nghĩ ra trường không có tiền chạy việc cho nó, chẳng biết nên làm sao bây giờ. Xin việc giờ khó khăn lắm”, cô nói tiếp.

Hình như nỗi lo ấy đã theo cô nhiều năm nay nên khi nhắc đến việc này, mặt cô cứ chảy dài ra (nhìn sắc mặt đoán là vậy). Nghe đến đây, tôi thấy thương cô quá, dù tôi cũng chỉ mới quen cô được mươi phút. Cô cũng giống như mẹ tôi, mẹ của bạn tôi, có cùng chung nỗi lo với tất cả những bậc phụ huynh khác, lo cho tương lai của con cái.

Ở địa vị làm cha làm mẹ, cuộc sống họ đã vất vả nhiều rồi, hẳn ai cũng cố lo cho con mình được ăn học tử tế, cũng đỗ đạt này kia, cũng là cử nhân như "con nhà người ta". Đến đây, tôi lại hình dung ra cảnh mỗi lần giỗ chạp, khi ngồi nói chuyện với các bác trong họ, mẹ toàn lôi tôi ra so sánh, mà toàn thấy chê không thôi và vẫn câu nói quen thuộc nghe phát cáu: “Con nhà người ta...”.

Con gái cô bán vải cũng giống bạn bè tôi, họ đang phải loay hoay với hiện tại chật vật mong tìm được lối đi riêng cho tương lai của chính mình, nhất là trong thời buổi “xin được một tấc việc bằng một tấc vàng”, “người thì khôn, việc thì khó” và đặc biệt là với sinh viên sắp ra trường, kinh nghiệm thì không có mà xin đâu người ta cũng đòi hỏi. Thế thì tương lai con cái chúng ta sẽ về đâu?

korean-high-school-student-fem-3105-6968-1409221344.jpg

Trong lòng tôi cũng hoang mang về con đường mình đang đi, nó chẳng bằng phẳng chút nào.
Trước đây, nhiều lần tôi cầm bằng đại học đi xin việc khắp nơi, đáp lại sự hy vọng của tôi là những cái lắc đầu hoặc không thì sau buổi phỏng vấn thường bặt vô âm tín chỉ vì trường tôi theo học là một trường đại học ngoài công lập.

Nhiều lúc tôi cũng nản lắm, thế nhưng nếu hỏi tôi có dám vứt cái bằng đại học hay không thì 100% là tôi không dám, bởi vì nó là hiện thân của 5 năm mài đũng quần ở trường đại học, của ước mơ ngày còn là sinh viên và tiền bạc, mồ hôi của bố mẹ.

Dù có ghét thật nhưng 5 năm cố gắng đấy mà bị phi vào bãi rác thì tôi tự thấy có lỗi với bản thân một mà có lỗi với gia đình mười. Tôi chẳng biết khuyên cô bán hàng vải thế nào cho cô bớt buồn, vì trút được bấy nhiêu tâm sự với một đứa mua hàng lạ mặt như tôi, tức là cô cũng trăn trở cho con gái rất nhiều rồi.

Lúc về, tôi cũng chỉ biết động viên cô đừng lo nghĩ quá thôi: “Trời sinh voi sinh cỏ, không chết đói đâu cô cứ mải lo”. Thực thà mà nói nhìn cô, tôi thấy thương vì cô giống mẹ tôi. Nói an ủi cô là thế nhưng kì thực trong lòng tôi cũng hoang mang về con đường mình đang đi, nó chẳng bằng phẳng chút nào.

Tôi lên xe, nổ máy để về nhà nhưng vẫn thấy cô có ý nhìn theo định hỏi thêm điều gì đó nhưng hơi ngại, rồi cô lại thở dài.

Suốt dọc đường về, tôi cứ nghĩ lại cuộc trò chuyện ngắn ngủi này mãi, chẳng hiểu sao lại vậy. Thời điểm này, tâm trạng tôi thật sự không được tốt tí nào, nhất là vì gặp phải một số chuyện không vui nên tôi vẫn phải vừa đi, vừa xốc lại tinh thần cho có tí lạc quan: “Chẳng biết ngày mai ra sao nữa. Dù có ra sao cũng chẳng sao”.

Theo ione
 
Mình gác bằng được 2 năm rồi.
Lúc mới ra trường rải cũng gần 20 bộ hồ sơ nhưng đâu cũng lắc đầu vì hòi đến Exp là mình chịu [emoji17]
Đến cái hồ sơ cuối cùng ức chịu k nổi nói tay bo với tay phỏng vấn mình khi hắn hòi mình có Exp gì rồi
Nguyên văn như sau
"em đã có kinh nghiệm gì chưa?
- Em nói thật với anh. Mấy tháng nay e nghe chán câu này rồi. Kinh nghiệm lớn nhất mà e có được đến thời điểm này là xin việc bây giờ toàn đòi kinh nghiệm. Chào anh. "
Mình quay lưng đi không chút do dự. Xác định luôn là lại thất bại.
Ấy thế mà chẳng hiểu sao mình lại được nhận ở cái nơi chẳng bao giờ ngờ tới.
Dù vậy cũng k gắn bó được lâu [emoji4]
 
×
Quay lại
Top