Làm sao để thuyết trình hiệu quả?

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Câu hỏi đó chiếm hết tâm trí của bạn, kể từ ngày nhận bài thuyết trình, bạn thấy căng thẳng, hồi hộp, thiếu tự tin thậm chí thấy run run khi nghĩ đến.

Nếu bạn nghĩ một bài thuyết trình là: nội dung, trình chiếu và nói, thì chắc hẳn bạn sẽ có một bài thuyết trình nhàm chán, nhạt nhẽo hay còn gọi là “ru ngủ”.

Vậy làm sao để buổi thuyết trình của bạn hoàn thiện và đạt được kết quả như bạn mong muốn?

lam-sao-de-thuyet-trinh-hieu-qua3.jpg

Để có buổi thuyết trình hiệu quả trước đám đông, bạn phải là người làm chủ được mọi tình huống. Bạn cần lên cho mình một kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị rồi luyện tập và sau đó là trình bày.

Lên kế hoạch

Trước tiên bạn cần hiểu khán giả của bạn là ai, làm gì, mong muốn của họ là gì, để bạn có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của họ trong buổi nói chuyện. Bạn phải nắm rõ chủ đề, thông tin, mục đích bạn sẽ trình bày, vì điều này đem lại kết quả mà bạn mong đợi.

Phần nội dung trình bày phải xoay quanh chủ đề, mục đích và mối quan tâm, sự hiểu biết của khán giả, bạn nên sử dụng các từ, cụm từ thông dụng và tập trung vào mục đích của bạn, bạn cũng đừng quá tập trung vào nội dung bài thuyết trình mà không dám tạo sự hài hước tăng thêm sinh động cho bài thuyết trình của mình.

Khâu chuẩn bị

Bạn nên chuẩn bị và nghiên cứu thật kỹ về nội dung và trình bày gần giống như một tài liệu nghiên cứu, cụ thể, trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm) đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới Kết luận ( nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).

Phần mở đầu lôi cuốn: Bạn có thể dùng câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc chủ đề liên quan để thu hút sự quan tâm của người nghe (phần này chiếm 5%-10% của bài).
Phần Thân bài then chốt: Ghi ra những ý chính, nó sẽ giúp bạn nhớ nhanh chóng các ý mà không cần phải đọc nhiều, ở phần này bạn nên thêm dẫn chứng, ví dụ, số liệu thống kê, minh hoa hay các so sánh bám sát chủ để và mục đích mà bạn muốn truyền đạt (phần này chiếm 80%-85% của bài).

Phần kết ấn tượng: Bạn cần tạo sự hứng thú cho khán giả khi kết bài và bạn nên cho mọi người biết bạn sắp kết thúc và rồi bạn hãy nói lời kết thúc, bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt những ý chính, cung cấp thông tin, trích dẫn, nhắc lại thông điệp hoặc thách đố khán giả. (phần này chiếm 5%-10% bài nói).

Luyện tập

Để buổi thuyết trình thành công và hiệu quả, đòi hỏi bạn phải xem lại nội dung và luyện tập nhiều lần, bạn có thể tập dợt ở nhà hoặc bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái như: trước gương, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nếu cần bạn có thể ghi âm, quay phim phần trình bày của mình để lắng nghe và phân tích điểm mạnh điểm yếu của bản thân, cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày, và luu ý các biểu hiệu mất tập trung hay hồi hộp, ngoài ra bạn phải đảm bảo không vượt quá thời gian cho phép.

Trình Bày

Trước tiên bạn nên đến sớm kiểm tra địa điểm, chỗ ngồi của khán giả, thiết bị hỗ trợ âm thanh, hình ảnh hay đạo cụ, ngoài ra bạn phải nắm chắc cách sử dụng những phần mềm, đạo cụ này. Tránh làm khán giả hoa mắt với quá nhiều hình ảnh, âm thanh hay màu sắc loè loẹt không phù hợp với chủ đề. Đồng thời trước khi buổi thuyết trình bắt đầu bạn có thể làm quen với khán giả. Chào hỏi một vài người khi họ đến, bạn sẽ thấy bớt căng thẳng hơn.

Bạn nên tạo cho mình phong thái tự tin, thả lỏng mình và thuyết trình một cách tự nhiên như đang trò chuyện với khán giả, tránh nói một cách đều đều như đang trả bài, sẽ làm người nghe “chìm vào giấc ngủ”, hãy nói với giọng mạnh mẽ, mạch lạc, chậm rãi, nhấn mạnh các điểm quan trọng. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu và pha thêm một chút kịch tính nếu cần thiết. Nếu bạn dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp, hãy nói những gì bạn thấy cần phải lên giọng xuống giọng, có như thế, bài thuyết trình mới thu hút sự chú ý người nghe.

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, nó giúp bạn truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp và điều đáng tin cậy ở bạn. Thông thường, chúng ta chỉ chăm chú vào bài thuyết trình hoặc nhìn vào một điểm nào đó “không người” hay một người nào đó, để giảm bớt sự lo lắng. Nhưng khán giả sẽ thích hơn nếu bạn bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm, hơn là chỉ đứng hoặc ngồi một chỗ, rồi dán mắt cặm cụi đọc bài diễn văn đã được chuẩn bị sẳn. Với những người có kinh ngiệm họ dùng ánh mắt của mình, để lôi kéo sự chú ý của người nghe và quan sát biểu hiện của họ, biết cảm xúc của họ để điều tiết lời nói sao cho thích hợp và tăng sự tin cậy, thích thú, tập trung của khán giả và từ đó có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình. Chỉ cần bạn nắm vững những gì cần thiết và diễn đạt nó theo cách của bạn thì chúc mừng bạn đã có buổi thuyết trình hiệu quả!

Hanhtrinhdelta.edu.vn (Theo Internet)
NGUỒN LÀM SAO ĐỂ THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ


 
×
Quay lại
Top