Làm sao để tránh được nạn phân biệt giới tính khi tuyển dụng

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng dù cả nam và nữ đều ngang tài ngang sức nhưng quản lý thường có xu hướng thuê đàn ông thay vì phụ nữ. Bạn có nhận ra là mình cũng thiên vị khi tuyển dụng hay không?
nam-vs-nu-2.jpg.aspx


Một cuộc nghiên cứu gần đây của Proceedings of the National Academy of Sciences đã cho thấy rằng cả nam và nữ quản lý có sở thích thuê nam gấp hai lần thuê nữ.

Trong cuộc nghiên cứu này, các giáo sư chuyên ngành kinh doanh của Đại học Columbia, Đại học Northwestern và Đại học Chicago đã yêu cầu cả quản lý nam và nữ mở đợt tuyển dụng, để các vị giáo sư làm một phép tính nhỏ. Dù các ứng cử viên đều ngang tài ngang sức, nhưng các vị quản lý này lại có xu hướng thuê nam nhiều hơn nữ.

Các ứng cử viên nam đã khoác lác vể tài năng của họ, trong khi phụ nữ lại khiêm nhường về tài năng của mình. Tuy nhiên, các vị quản lý này không hề quan tâm đến sự khác biệt đó khi tuyển người. Thậm chí tới lúc các quản lý này được các thí sinh nữ chứng minh rằng họ có thể làm tốt không thua kém gì đàn ông, thì kết quả vẫn là nam được tuyển nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần. Thậm chí còn tệ hơn, khi quản lý lại thuê những ứng cử viên kém hơn những ứng cử viên khác.

Avivah Wittenberg-Cox hiện là CEO của công ty tư vấn giới tính và là tác giả cuốn How Women Mean Bisiness, ông có viết trong The Harvard Business Review rằng bài nghiên cứu này là một ví dụ điển hình về quá trình tuyển dụng của các tập đoàn.

Wittenberg-Cox viết trong The Harvard Business Review rằng: “Ngay cả khi thực tế của việc tuyển người và việc đề bạc được thay đổi, phụ nữ có thể “hướng tới” cái họ thích, tốt nghiệp hạng ưu nhưng họ vẫn không được đánh giá cao. Các tập toàn thường được lãnh đạo bởi đàn ông, và các lãnh đạo này phải kiếm người tài một cách khách quan và hiệu quả. Nhưng trên thực tế việc quyết định chọn lựa người tài lại đầy rẫy những giả tạo mơ hồ và phân biệt giới tính”.

Để giữ công bằng khi tuyển dụng các lãnh đạo cần nhận ra đa phần người Mỹ “ưa chuông lãnh đạo có cơ bắp” đã ăn sâu vào máu một cách vô thức. Wittenberg-Cox có ghi “Bước đầu tiên để kiềm h.ãm bớt sự thiên vị mơ hồ này là phải tĩnh táo hơn”.

Dưới đây là ba cách của Wittenberg-Cox giúp chính bạn và công ty của bạn tránh được sự thiên vị giữa nam và nữ khi tuyển dụng.

Hãy xem việc phân biệt giới tính là một vấn đề kinh doanh

Nếu kết quả bài test không ảnh hưởng gì đến bạn thì hãy nghĩ về việc những đàn ông bất tài được thuê nhiều hơn những người phụ nữ tài năng. Wittenberg-Cox khuyên bạn nên xếp sự phân biệt giới tính như một vấn đề kinh doanh chứ không phải vấn đề của phụ nữ. “Nếu các quản lý chọn số lượng nam bất tài nhiều hơn nữ có tài năng, thì công ty này rõ ràng đang mất dần giá trị. Thậm chí nếu việc chọn lựa giữa những nam tài giỏi như nhau làm quản lý thì công ty đó vẫn mất đi sự cân bằng của nơi làm việc, vì như chúng ta đều biết rằng khi nơi làm việc đạt sự cận bằng giữa nam và nữ thì nơi đó làm việc sáng tạo hơn”.

Thay đồi suy nghĩ của người khác

Wittenberg-Cox cho rằng lãnh đạo nên dạy bảo lại chính họ về vấn đề phân biệt giới tính thay vì chú trọng đến việc bắt phụ nữ phải tự thay đổi. “Bạn có thể mong muốn tất cả phụ nữ đột nhiên thay đổi thái độ và bắt đầu cống hiến hết kỹ năng của họ như các đấng mài râu trong cuộc nghiên cứu nói trên, nhưng thẳng thắn mà nói thì bạn có thật sự muốn họ làm như thế không?” Nghiên cứu cho thấy rằng: khi phụ nữ khoe về kỹ năng của mình, thì họ bị nhìn theo hướng tiêu cực thay vì theo hướng tự tin và bãn lĩnh. Bạn cần chỉ dẫn cho nhân viên của mình – cả nam và nữ - về cách ứng xử khác nhau giữa nam và nữ và làm thế nào để thể hiện chúng một cách chính xác và hiệu quả.

Thay đồi hình thức tuyển dụng

Nếu phân biệt giới tính trong xã hội này càng tăng lên thì cũng đồng nghĩa các chính sách của HR sẽ đầy rẫy những sự thiên vị. Wittenberg-Cox cho biết nhiều công ty lớn xem “tham vọng” là một đức tính quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo. Khi các ứng cử viên được xem như “có tham vọng”, thì họ thường sẽ thể hiện tài năng của mình ra – một nghiên cứu cho thấy nam luôn vượt trội hơn. Việc tuyển quản lý được cho là sai lầm lớn khi các ửng cử viên tự nhận thức tốt nhất sẽ là những người khách quan nhất.

Wittenberg-Cox cũng nói thêm “Điều này không giúp phát triển các tài năng hiện tại cho thế giới ngày mai. Hoặc cũng không cho phép các dạng lãnh đạo khác nhau cùng tồn tại”.

Theo: https://kynang.tuoitre24.vn/ky-nang...tranh-uoc-nan-phan-biet-gioi-tinh-khi-tu.html
 
×
Quay lại
Top