lễ hội vua Mai Hắc Đế ở Nam Đàn

sống lặng lẽ

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
4/1/2014
Bài viết
872
Lễ hội vua Mai Hắc Đế Nam Đàn
Đã trở thành nét truyền thống, những ngày đầu xuân, những người con của Nam Đàn cũng như du khách thập phương lại nô nức tìm về với Lễ hội Đền Vua Mai (Nam Đàn–Nghệ An) để tưởng nhớ công đức Vua Mai Hắc Đế cùng với các tướng lĩnh của ông, ôn lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược phương Bắc, xây dựng nước Vạn An độc lập (722-726).
Lễ hội đền Vua Mai
mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống với các hoạt động như rước kiệu, đua thuyền, đấu cờ người, chọi gà, đu tiên, vật tự do, hát tuồng, xen lẫn các hoạt động văn hóa, thể thao của tuổi trẻ như thi làm cỗ xôi gà, cắm trại, ca múa hát, du thuyền, thi người đẹp Sông Lam…
Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Nghệ An, hoặc tự tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể tham gia lễ hội Vua Mai mà còn tham quan các địa điểm du lịch ở Nam Đàn nổi tiếng như quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ Bà Hoàng Thị Loan – mẹ Bác Hồ và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
le-hoi-den-vua-mai-o-nam-dan.jpg

Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (huyện Nam Đàn, Nghệ An). Sau khi ông mất, nhân dân đã xây dựng mộ tại núi Đụn Sơn, hậu cứ của nghĩa quân và là nơi ông trút hơi thở cuối cùng (nay thuộc xã Vân Diên). Đồng thời, người dân cũng lập đền thờ ông tại Vệ Sơn, trung tâm chỉ huy chiến đấu của ông thuở trước, nay thuộc khối Mai Hắc Đế (thị trấn Nam Đàn) để thờ phụng. Ghi nhớ công lao người mẹ đã có công sinh thành và dưỡng dục ông, nhân dân đã xây mộ tại núi Dẻ, xã Nam Thái.
Riêng Lễ hội Đền Vua Mai là lễ hội được tổ chức quy mô lớn và long trọng nhất. Các hoạt động sôi nổi trong Lễ hội Đền Vua Mai luôn thu hút được đông đảo người dân và du khách đến tham gia. Mỗi năm du khách đến với Lễ hội ngày càng nhiều.
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan1.jpg

Lễ Đại tế tại Đền thờ Vua Mai
Hội Vua Mai – Lưu giữ truyền thống yêu nước của dân tộc
Lễ hội Đền Vua Mai hằng năm được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17 tháng giêng âm lịch.
Ngày 13 tháng giêng âm lịch sẽ tiến hành các lễ: Lễ rước nước, Lễ Mộc Dục, Lễ tế Gia Quan. Lễ rước nước được tiến hành hết sức cẩn thận; trước đó một ngày, các làng cử người ra sông lấy nước. Người ta đặt trên kiệu thần một cái chum sành, đám rước được tiến hành từ Đền Vua Mai ra bờ sông, sau đó chọn những chàng trai khỏe mạnh khiêng chum đưa xuống thuyền, chèo ra giữa song Lam, một cụ già (là người có đức độ, có uy tín trong làng) dùng gáo đồng múc nước song đổ lóng qua miếng vải Điều bịt trên miệng chum, khi chum gần đầy người ta chèo thuyền vào bờ và đặt chum lên kiệu thần rước về Đền.
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan.jpg

Sau Lễ rước nước là Lễ Mục Dục, tức là lễ lau rửa tượng thần, đồ tế khí, long ngai và tất cả những đồ vật có trong Đền Vua Mai. Sau khi lau rửa, làm lễ khoác áo, bắt đầu tuần lễ rước Long kiệu gọi là Lễ tế Gia Quan.
Ngày 14 tháng giêng âm lịch, Ban phụng sự của các làng được cử ra để làm lễ Yết cáo xin thần Mai Hắc Đế mở hội và mời các chư vị thần linh về dự hội.
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan5.jpg

Ngày 15 tháng giêng âm lịch là ngày Đại tế (Lễ tế thần) có ý nghĩa thỉnh mời và đón rước các chư vị thần linh về dự hội để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn đấng thần linh. Đây là nghi lễ trang trọng nhất trong hệ thống lễ kỳ đại tế có thể kéo dài đến hết ngày 17 tháng giêng Âm lịch.
Vào những ngày này, quanh khu vực Đền Vua Mai du khách từ thập phương về trẩy hội kín cả một vùng. Các tục, trò diễn, trò chơi dân gian, dần dần trở thành nét văn hóa, phong tục tốt đẹp từ ngàn đời nay của người dân Nam Đàn. Các phe, giáp, phường, hội náo nức đua tài. Tham gia Hội, du khách được hòa mình với những trò chơi truyền thống, được trở về với những nét văn hóa xa xưa rất thú vị như: đua thuyền, cờ thẻ, chọi gà, đu tiên, đấu vật... Ban đêm, du khách sẽ được thưởng thức những loại hình ca hát từ thuở xưa: ca trù, ví phường vải, chèo, tuồng, giao duyên...
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan3.jpg

Đấu vật được xem là trò chơi được nhiều thanh niên trai tráng trong vùng đam mê. Nó bắt nguồn từ những lần tuyển quân của Vua Mai Hắc Đế. Từ thuở thiếu thời, Vua Đen là cậu bé có sức khỏe hơn người, mười tuổi đã dùng rìu chém hổ, mười bốn tuổi đã quật ngã những tên lính Đường trong hội đấu vật. Bởi vậy, khi trở thành Hoàng đế, ông vẫn giữ được khí phách, tinh thần của người dân thượng võ. Để “kén tướng chọn quân” hàng năm vào mùa xuân vua Mai cho các vùng tổ chức thi vật, chọn lấy những đô vật khỏe mạnh, bổ sung cho đội quân tiên phong của mình. Từ đó, đấu vật đã trở thành một tập quán trong các kỳ hội làng.
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan2.jpg

Đua thuyền là hoạt động khá độc đáo trong Lễ hội. Đua thuyền gắn với sự tích trận thủy chiến của Hoàng hậu (Vợ Mai Hắc Đế) đánh quân Đường trên sông Tô Lịch. Chính nơi đây để khỏi rơi vào tay quân địch Bà đã tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết của mình. Đua thuyền còn có ý nghĩa gắn liền với Lễ Rước sắc từ đền Vua Mai lên mộ. Đám rước này được tiến hành khá độc đáo: Đám rước có thể đi bộ hoặc đi thuyền lên mộ. Chính vì đám rước sắc đi bằng thuyền trên sông nên còn gọi là lễ chèo bơi. Dần dần lễ này đã trở thành một tập tục đua thuyền trên sông Lam.
le-hoi-vua-mai-hac-de-nam-dan4.jpg

Chọi gà vốn là trò chơi dân gian từ ngàn xưa của người dân làng xã. Nhưng với Hội đền Vua Mai thì chọi gà mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Những tháng năm luyện binh và chiến đấu ngoài chiến trường những người lính xa nhà nhớ đến vợ con ở quê nhà. Vì thế Hội thi gà được vua Mai mở ra nhằm mua vui, động viên tinh thần quân sỹ. Từ đó, chọi gà trở thành tập tục trong Hội đền Vua Mai.
Lễ hội đền Vua Mai với nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, không biết từ bao giờ đã trở thành nét văn hóa tâm linh của người dân Nam Đàn và của nhân dân cả nước
 
Miền Bắc thường có những lễ hội thế này hay wá!
 
dầu xuân nhiều lễ hội thích quá
 
×
Quay lại
Top