Sử Lịch sử - Địa lý : hỏi và đáp

nguyenanhtuan1992

Thành viên thân thiết
Staff member
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/3/2011
Bài viết
49
Tớ lập topic này để nhận những câu hỏi của tất cả các bạn về lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hóa,... Vì trên thực tế tớ cũng không nắm rõ các bạn thích tìm hiểu và quan tâm đến chủ đề để post bài. Nếu có câu hỏi gì thì các bạn cứ thoải mái đăt trong topic nhé. Tớ sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình. Mong được các bạn ủng hô. :)

ktt_dietchung2_kienthuc.jpg
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mình có một vấn đề muốn nhờ bạn giải đáp hộ:

Nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979.
 
Theo tớ, nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh này cũng như tất cả các cuộc chiến tranh còn lại trong lịch sử Trung Quốc là tư tưởng bá quyền Trung Quốc. Trung Quốc xưa nay luôn coi dân tộc mình là nhất, khát vọng chiếm được địa vị độc tôn, âm mưu trở thành bá chủ của thế giới. Đây là một nhân tố mang tính tâm lý dân tộc, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc, và chưa bao giờ suy giảm ngay cả khi Trung Quốc lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Còn đây là một đoạn phân tích về chủ nghĩa "bá quyền" Trung Quốc nhé:
Do sớm hình thành và đạt được trình độ cao về phát triển kinh tế xã hội, dân tộc Hoa Hạ đã sớm hình thành đặc tính phi dân chủ mà hệ quả lớn nhất và rõ nhất của nó là tư tưởng “bá quyền”. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, giai cấp thống trị của các cộng đồng dân cư người Hoa-Hạ ở lưu vực Hoàng-Hà đã coi mình là tộc người thượng đẳng, đất nước mình là quốc gia trung tâm. Họ từng đặt cho mình cái tên gọi là Hoa-Hạ chính là tỏ ý tự tôn mình là một tộc người có văn minh và lớn mạnh, một tộc người thượng đẳng. Họ còn gọi các tộc người khác ở các khu vực xung quanh bằng những tên như Nhung, Địch, Man, Di chính là tỏ ý khinh rẻ, miệt thị các tộc người đó là các tộc người dã man và nhỏ yếu, các tộc người hạ đẳng.
Từ chỗ coi tộc người mình là thượng đẳng, các tộc người khác là hạ đẳng, giai cấp thống trị người Hoa-Hạ coi vùng đất cư trú của mình là vương thổ (đất của vua) và ở trung tâm thiên hạ (ở giữa gầm trời), là quốc gia trung tâm, gọi tắt là Trung-quốc (nước ở giữa), là đại quốc (nước lớn); còn vùng đất cư trú của người khác là phiên quốc (nước xung quanh làm rào dậu che chở, bảo vệ cho nước ở giữa), là tiểu quốc (nước nhỏ).
Những nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ xác định vua của Trung-quốc cũng là thiên tử, hoàng đế của thiên hạ, triều đình Trung-quốc là thiên triều (triều đình của thiên tử); còn vua của phiên quốc là phiên thần (bầy tôi của thiên tử cai trị ở nước xung quanh, nhận tước do thiên tử phong và có bổn phận hằng năm đến kinh đô Trung-quốc chầu cống theo lệnh của thiên tử), phiên quốc là phiên thuộc (nước phụ thuộc do phiên thần cai trị có bổn phận cống nạp hằng năm và sẵn sàng đóng góp quân, lương theo lệnh của thiên tử).
Nhờ vào những ưu thế nhất định ban đầu về tiềm lực, nguồn nhân vật lực của đất nước, giai cấp thống trị Hoa-Hạ liên tục tiến hành chinh phục các tộc người khác ở xung quanh. Qua nhiều thế kỷ đi chinh phục, các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ cho rằng chỉ có dùng chiến tranh chinh phạt mới thôn tính, bình định được thiên hạ, áp đặt và duy trì được đặc quyền đặc lợi áp bức bóc lột, đè đầu cưỡi cổ thiên hạ.
Những kẻ từng phò tá tên bạo chúa Tần – Thuỷ – Hoàng thiết lập nền đế chế Tần, triều đại đế quốc lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã biện thuyết về việc dùng binh đao để chế áp thiên hạ như sau: “…ở trong nhà không thể xếp bỏ việc đánh đòn cho con cái; trong nước không thể xếp bỏ việc hình phạt; trong thiên hạ không thể xếp bỏ biệc đánh dẹp; chỉ có khéo hay vụng mà thôi… Vả lại, việc dùng binh đã có từ lâu lắm, chưa từng một lúc nào không dùng cả. Dù sang hèn, lớn nhỏ, hiền ngu, đối với nhau đều thế cả, chỉ có to nhỏ mà thôi. Xét việc binh cho tinh thì: có kín đáo ở trong lòng chưa nói ra, thế là việc binh đấy; căm thù mà phải đánh, thế là việc binh đấy; ra oai cho địch khiếp sợ, thế là việc binh đấy; nói vung lên gây thanh thế, thế là việc binh đấy; hoặc lôi kéo, hoặc gạt ra, thế là việc binh đấy; đánh cho hăng, thế là việc binh đấy; ba quân cùng đánh hăng, thế là việc binh đấy. Tám điều đó đều là việc binh cả, chỉ có to nhỏ khác nhau mà thôi” (Lã-Bất-Vi và môn khách: Lã-Thị-Xuân-Thu).
Sự kết hợp giữa tư tưởng tộc người thượng đẳng – quốc gia trung tâm và tư tưởng dùng chiến tranh chinh phạt để bình định thiên hạ đã đẻ ra chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán. Chủ nghĩa đó bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ III trước công nguyên và thịnh hành suốt hai thế kỷ cùng với sự ngự trị kế tiếp nhau của tám vương triều đế quốc Hoa-Hán ở Trung-quốc là Tần, Hán, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Cứ qua mỗi lần thôn tính thêm được nhiều quốc gia xung quanh vào bản đồ đế quốc Trung-hoa, hoặc biến thành quận, huyện thuộc lãnh thổTrung-quốc, hoặc biến thành đất phiên thuộc của hoàng đế Trung-quốc, chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán lại như được tiếp thêm tà khí, càng trỗi dậy và hoành hành dữ dội.
Chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó đã trở thành một nội dung tư tưởng quan trọng trong Nho giáo, hệ tư tưởng phong kiến giữ địa vị chủ đạo và ngự trị suốt hơn hai nghìn năm ở Trung-quốc. Đó là tư tưởng về quyền bá chủ thiên hạ của kẻ làm vua Trung-quốc, kẻ đứng đầu đại diện cho giai cấp thống trị Hoa-Hán, mà Kinh thi đã xác định: “Dưới gầm trời, không đâu không phải là đất của vua; trên đất ấy, không ai không phải là dân vua”. Đó là tưtưởng về quyền chinh phục và nô dịch thiên hạ của kẻ làm hoàng đế Trung-quốc, kẻ tập trung trong tay mọi quyền lực tối cao của vương triều Hoa-Hán như sách Nho đã xác định: “đạo” của vua là “trị quốc, bình thiên hạ”.
Sự hình thành từ rất sớm và thịnh hành mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó là một trong những đặc diểm của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị ở Trung-quốc thời đại chiếm hữu nô lệ và thời đại phong kiến.
Như chúng ta đã biết, ban đầu lãnh thổ Trung Hoa thời Hạ ( Thế kỷ XXI - XVI TCN), chỉ gói gọn trong phạm vi trung lưu và hạ lưu sông Hoàng Hà, mà chủ yếu là tỉnh Hà Nam ngày nay. Tuy nhiên trải qua các triều đại với nhiều cuộc chiến tranh, đến nay lãnh thổ Trung Quốc đã được mở rộng, đạt 9.6 triệu km2 đứng thứ 4 thế giới (sau Liên bang Nga, Canada, Hoa Kì). Tư tưởng “bá quyền” ấy cho đến nay vẫn còn được tiếp tục thể hiện rõ nhất trong việc Trung Quốc đề ra “bản đồ đường lưỡi bò” trên biển Đông với âm mưu nuốt chửng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta có thế nhắc đến việc chính quyền trung ương Trung Quốc đã không tôn trọng ý nguyện tự trị của những người dân Tây Tạng, khiến cho lãnh tụ tinh thần của người dân nơi đây, Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, phải lưu vong từ năm 1959 hay việc tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ tại vùng Arunacha-Pradesh. Những hành động trắng trợn của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên đã cho thấy tư tưởng bá quyền của Trung Quốc là quá rõ ràng.

Còn về nguyên nhân (hay duyên cớ) trực tiếp dẫn đến chiến tranh thì cậu vào link này nhé (cũng dễ tìm thôi cậu ạ :))
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979
 
Cũng còn 2 nguyên nhân dẫn tới chiến cuộc 1979 kéo dài đến 1991 nữa đó là sự thống nhất của Việt Nam và việc Việt Nam tiến hành lật đổ Khmer Đỏ và đóng quân lâu dài ở Campuchia. Mấy bác có thể qua vnmilitaryhistory.net để tìm hiểu thêm và hỏi các cựu binh từng tham gia cuộc chiến 1979-1991 ý kiến của họ
 
Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại là một trong số ít bộ môn của khoa Lịch sử ra đời ngay từ ngày đầu thành lập khoa, đến nay vừa tròn nửa thế kỷ.
Người sáng lập và là Chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn là nhà sử học, nhà văn hoá lớn Đào Duy Anh (1904-1988). Thế hệ các học trò đầu tiên được GS Đào Duy Anh dìu dắt, giúp đỡ và trở thành những cộng sự thân thiết của ông trong sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Bộ môn sau này trở thành những nhà khoa học danh tiếng. Đó là các giáo sư Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn. Trong những ngày đầu xây dựng, bên cạnh những cán bộ trẻ mới được giữ lại, Bộ môn còn bổ sung thêm một số cán bộ từ các cơ quan khác chuyển đến như PGS Vương Hoàng Tuyên, nhà sử học Trần Văn Khang, nhà nghiên cứu Chu Thiên và đặc biệt GS Đào Duy Anh còn mời được các nhà Hán học uyên thâm như các cử nhân Trần Lê Nhân, Ngô Lập Chi, các cụ Đoàn Thăng, Phan Duy Tiếp, Trần Lê Hữu làm công tác biên dịch và hiệu đính tài liệu Hán - Nôm. Tham gia dịch các sách Trung văn, xây dựng bản đồ lịch sử còn có những cán bộ đầy tâm huyết như các bác Lại Cao Nguyện, Lê Quốc Tuý và Nguyễn Đậu Tân. Dưới sự lãnh đạo của GS Đào Duy Anh, chỉ trong vòng hai năm, Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (khi ấy gọi là tổ Cổ sử) đã nhanh chóng trở thành trung tam gia su một đơn vị đào tạo và nghiên cứu có uy tín của Khoa Lịch sử. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, với một khối lượng tư liệu khá phong phú, Bộ môn đã hoàn thành một số giáo trình chuyên đề như:Giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến; Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam; Nguồn gốc dân tộc Việt Nam; An Dương Vương và nước Âu Lạc; Văn hoá Đông Sơn và trống đồng của người Lạc Việt. Cùng thời gian đó, hai bộ giáo trình cơ sở đầu tiên là Cổ sử Việt NamLịch sử Việt Nam (quyển thượng và hạ) do chính GS Đào Duy Anh biên soạn cũng được xuất bản.
Năm 1958, GS Đào Duy Anh chuyển công tác khác. Người kế tục sự nghiệp lãnh đạo Bộ môn là GS Phan Huy Lê. Một năm sau, vào tháng 9 năm 1959, Bộ môn được bổ sung thêm ba cán bộ vừa mới tốt nghiệp khoá I của Khoa là GS Phan Đại Doãn, PGS Phạm Thị Tâm và GS.TS Trịnh Nhu. Trong vòng bốn năm, với tinh thần lao động khoa học nghiêm túc và say mê, các cán bộ của Bộ môn đã lần lượt cho ra đời những bộ giáo trình có giá trị không chỉ đối với các thế hệ thầy và trò khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mà còn là cơ sở cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam trên quy mô cả nước và ở nước ngoài. Đó là các tập sách Chế độ cộng sản nguyên thuỷ Việt Nam, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập I) của GS Trần Quốc Vượng và GS Hà Văn Tấn, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập II) của GS Phan Huy Lê, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập III) của GS Phan Huy Lê, nhà nghiên cứu Chu Thiên, PGS Vương Hoàng Tuyên và GS Đinh Xuân Lâm.
Ngoài ra, cán bộ của Bộ môn còn cho công bố một số sách chuyên khảo như: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của GS Phan Huy Lê; Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê mạt của PGS Vương Hoàng Tuyên. Đặc biệt, trong thời kỳ này, một loạt các công trình dịch thuật và chú giải những tác phẩm sử học quan trọng như Việt sử lược (khuyết danh), Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập (của Nguyễn Trãi) do các giáo sư Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê tiến hành đã được hoàn thành và xuất bản.
Những thành tựu khoa học kể trên có thể coi là một thang bậc mới trong quá trình phát triển của Bộ môn nói riêng và đối với sử học Việt Nam nói chung.
Trước yêu cầu phát triển của sự nghiêp đào tạo và nghiên cứu khoa học, vào năm 1960, Khoa Lịch sử mở thêm Bộ môn Khảo cổ - Dân tộc học. Lực lượng của Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại được chia sẻ để xây dựng bộ môn mới. Một số cán bộ như gia su Trần Quốc Vượng (sau nay trở thành Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học), PGS Vương Hoàng Tuyên (sau này trở thành Chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học), GS Hà Văn Tấn, GS.TS Trịnh Nhu đã chuyển sang bộ môn khác từ thời điểm đó. Để bổ sung cán bộ, năm 1963, Bộ môn tiếp nhận thêm PGS.TS Trần Bá Chí. Ngay từ khi tách tổ, Bộ môn đã tính đến việc đào tạo chuyên ban. Lứa sinh viên chuyên ban khoá I của Bộ môn cũng chính là những sinh viên đầu tiên của Khoa Lịch sử được đào tạo theo chuyên ngành.
Tháng 8-1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Để duy trì công việc giảng dạy và học tập trong điều kiện chiến tranh, Bộ môn cùng với cả Khoa Lịch sử sơ tán về Đại Từ
 
Xin phép mọi người giải đáp nhanh giúp em mấy câu địa lý này ạ.Em vài ngày nữa là phải thi rồi.
Em đang ôn thi mà đáp án thì mỗi tài liệu lại đưa ra đáp án khác nhau nên em không biết như nào là chính xác nữa ạ. Vậy nên em muốn mọi người ai am hiểu về địa lý thì giải đáp chính xác giúp em. Em xin cảm ơn.
Xin phép mọi người giải đáp nhanh giúp em mấy câu địa lý này ạ. ==
'''câu 1'''. Đất phù sa mới tập trung ở những vùng nào? *aĐồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ , đồng bằng sông Mã *bĐồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng các sông ven biển miền Trung *cĐồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Đồng Nai *dĐồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Đà, đồng bằng sông Cửu Long


câu 2. Hiện nay ở nướcc ta kim loại màu nào đang được khai thác nhiều nhất? *aThiếc *bĐồng *cChì *dBô xit


câu 3. Loại đất nào có giá trị kinh tế cao đối với việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở nước ta? *aPhù sa cổ *bPhù sa mới *cBazan *dĐất cát ven biển

câu 4. Hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất nước ta? *aHệ thống sông Hồng *bHệ thống sông miền Trung *cHệ thống sông Tây Nguyên *dHệ thống sông Cửu Long


câu 5. Hệ hống sông nào chiếm tới 60% lượng nước trên mặt của Việt Nam ? *aHệ thống sông Hồng *bHệ thống sông Thái Bình *cHệ thống sông Đồng Nai *dHệ thống sông Cửu Long


câu 6. Rừng bị khai thác bừa bãi ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào nhất? *aĐất mùn trên mặt đất *bNước trên mặt *cThực vật trên mặt đất *dNước ngầm trong lòng đất câu 7. Tầng ozon là tàng nào của khí quyển? tầng ngoài cùng *aTầng bình lưu *bTầng đối lưu *cTầng trung lưu


câu 8. Trong khí quyển tầng nào quan trọng nhất đối với đời sống và SX của con người? *aTầng trung lưu *bTầng bình lưu *cTầng đối lưu *dTầng ngoài cùng


câu 9. Môi trường địa lý được hiểu là môi trường tự nhiên có vai trò *aTác động đến hoạt động SX của con người *bBao quanh con người, chịu tác động của SX-XH *cTác động lên hoạt động XH của con người *dBao quanh con người và tác động vào SX XH
 
giúp em câu này luôn nha, mai có tiết rồi mà tra gg nó tùm lum wá >.<

Hãy cho biết nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của Thế chiến II?
 
@red dust
NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP:
- tác động của khủng hoàn KT 1929-1933 => mâu thuẫn càng gay gắt => hình thành chủ nghĩa phát xít vs ý đồ phân chia lại thị trường thuộc địa trên thế giới
- các nước phát xít đẩy mạnh việc xâm lược, khối "trục besclin-roma-tokyo" tăng cường hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lượn ở nhiều nước (TQ, Tây Ban Nha,...)
- sự thỏa hiệp của A, P vs Đ ở hội nghị Muynich: P trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đ mà không hỏi ý kiến Tiệp, nhằm mục đích để Đ k xâm lược các nước châu Âu. (mà không ngờ Đ lại trở mặt)
- LXo kí hiệp ước không xâm lược với Đức.

NGUYÊN NHÂN SÂU XA
-sự phát triển không đồng đều về KT _ CT , sự mất cân bằng về hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc => nảy sinh những mâu thuẫn.
 
@thangnd9xpvo

câu 2. Hiện nay ở nướcc ta kim loại màu nào đang được khai thác nhiều nhất?
*dBô xit

câu 3. Loại đất nào có giá trị kinh tế cao đối với việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở nước ta?
*cBazan


câu 4. Hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất nước ta?
*aHệ thống sông Hồng

câu 5. Hệ hống sông nào chiếm tới 60% lượng nước trên mặt của Việt Nam ?
*dHệ thống sông Cửu Long (sông Mê Kông)

7. Tầng ozon là tàng nào của khí quyển?
*aTầng bình lưu


những câu còn lại mình sẽ xem lại tí :)
 
Giúp với!!! Mai em phải nộp bài rồi. T_T
Câu 1: giải thích vì sao trong cuộc chiến tranh thế giới I phe liên minh lại thất bại ?
Câu 2: giải thích vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa?
Ai biết thì giúp với ạ. Cảm ơn mọi người.
 
red dust nguyên nhân trực tiếp: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 khiến tình hình kinh tế, chính trị Đức khủng hoảng trầm trọng buộc Đức phải tiến hành phát xit hóa bộ máy nhà nước.
Nguyên nhân sâu xa: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức mất hết thuộc địa, thị trường, hòa ước Vecxai đè nặng khiến Đức muốn tiến hành chiến tranh để phân chia lại thi truong, thuoc dia
về phía Nhật, Ý : tuy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Y là nước thắng trận nhưng đứng thứ 2 sau Mĩ, ko hài lòng với hòa ước Vecxai nên đã tiến hành phát xit hoa bộ máy nhà nước, lập thành 1 trục Đức Ý NHật
 
cho mình hỏi câu này.Tìm hiểu xem 19.6% các loại đất chưa sử dụng là đất ntn, nguyên nhân ko sử dụng
 
×
Quay lại
Top