Loạt bài “Làm việc với bài báo khoa học”

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Một trong những kĩ năng rất cần thiết trong quá trình “chia sẻ” này là làm việc với các bài báo khoa học. Trong loạt bài này, chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề như nên đọc một bài báo khoa học thế nào, làm sao để viết được một bài báo có chất lượng, các reviewers (người xét duyệt bài báo, người biên tập tạp chí khoa học, hoặc thành viên của hội đồng khoa học của hội nghị) đánh giá một bài báo khoa học như thế nào…


Kì 1 : Đánh giá một bài báo khoa học

Tham khảo công việc của người khác là một việc không thể thiếu đối với người làm nghiên cứu khoa học. Có vô số các bài báo nghiên cứu gửi vào các hội nghị, tạp chí nổi tiếng. Các bài này thường được các chuyên gia trong và ngoài ngành duyệt và đánh giá trước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đánh giá các tài liệu này. Thông thường người đánh giá tự học qua kinh nghiệm, từ phản hồi của người viết, từ những nhận xét của những người đánh giá khác về các bài báo của chính mình hoặc của người khác. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách đánh giá một bài báo nghiên cứu. Các bài báo nghiên cứu này chủ yếu thuộc lĩnh vực ứng dụng trong khoa học và công nghệ máy tính. Ví dụ như về hệ thống, kiến trúc, phần cứng, truyền thông, các quyết định có khả năng ứng dụng được. Bạn đọc cũng có thể thấy tài liệu này hữu ích trong việc chuẩn bị công bố các bài báo cáo của chính mình.


Nhiệm vụ của người đánh giá

Vai trò của người đánh giá là quyết định xem bài báo có đóng góp gì đáng kể cho lĩnh vực nghiên cứu hay không. Đóng góp ở đây có thể là có kết quả nghiên cứu mới và đáng chú ý, sự tổng hợp mới và sâu sắc về những kết quả hiện có, một bản survey hữu ích hay một hướng dẫn về một lĩnh vực, hoặc là kết hợp của những loại này. Những kết quả nhỏ nhưng đáng ngạc nhiên và có khả năng dẫn đến những nghiên cứu mới thì nên công bố; những bài báo chủ yếu lặp lại kết quả của người khác thì không nên; những bài báo có những ý tưởng hay mà diễn đạt tồi cũng không nên công bố, nhưng tác giả nên được khuyến khích viết lại cho tốt hơn và dễ hiểu hơn.Đánh giá một bài báo giống như giáo viên chấm điểm bài báo. Việc này khác với việc một nhà khoa học đọc một kết quả đã được công bố. Trong trường hợp đọc bài báo đã được công bố, người đọc đã giả định rằng bài báo đã được kiểm tra và vì thế nó đúng, mới lạ và đáng giá. Nói cách khác là một người đánh giá, bạn phải đọc kỹ bài báo với cách nhìn cởi mở, kiểm tra và đánh giá tài liệu mà không có giả định nào trước về tính chất lượng cũng như tính đúng đắn của nó.Điều quan trọng là bạn phải đứng giữa hai trường phái là quá dễ dãi (“công bố mọi thứ”) và quá khắt khe (“không có gì đủ tốt để công bố”). Nếu bạn không đủ nghiêm khắc, bạn sẽ khuyến khích các bài nghiên cứu tồi, chấp nhận và đề cao những người không xứng đáng, làm lạc lối những người đọc ngây thơ chưa có kinh nghiệm, làm mê muội tác giả rằng đó là cái đáng giá. Nếu bạn quá khắt khe, bạn sẽ ngăn cản hoặc làm chậm trễ việc công bố của các nghiên cứu tốt, làm tốn thời gian và có thể gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của tác giả.


Đánh giá một bài báo nghiên cứu

Là một người đánh giá, bạn phải định được tính mới, ý nghĩa, tính đúng đắn và dễ hiểu của bài báo. Xác định những tiêu chí này qua việc trả lời các câu hỏi sau:

Mục đích của bài báo là gì?

Vấn đề là gì? Nó có được phát biểu rõ ràng không? Tác giả có làm rõ những vấn đề quan trọng không? Tác giả có cho bạn biết từ đầu là tác giả đã đạt được gì không?

Bài báo có thích hợp không?

Bài báo có gì liên quan đến khoa học và công nghệ máy tính? Nếu có thì nghiên cứu có thích hợp với diễn đàn hoặc hội nghị này không? Ví dụ một bài báo về khai mỏ dữ liệu không nêu gửi đăng trên diễn đàn về xử lý ảnh chẳng hạn.

Mục tiêu có ý nghĩa không?

đề đặt ra là có thật hay không? Nó có mâu thuẫn với các quy luật tự nhiên? Có lý do gì để quan tâm đến kết quả của bài báo, giả sử rằng nó đúng? Vấn đề có lỗi thời chưa? Vấn đề có quá cụ thể và không có khả năng ứng dụng trên diện rộng không?Vấn đề, mục tiêu và kết quả dự kiến có mới không? Bản thiết kế đã được xây dựng và vấn đề đã được giải quyết trước đó chưa? Có những khác biệt đáng kể nào hay mở rộng so với những kết quả trước? Tác giả có quan tâm đến những công việc liên quan, kể cả những cái gần đây và những cái đã cũ? Tác giả có chỉ rõ sự khác biệt giữa chúng với công việc hiện tại không?

Phương pháp tiếp cận có đúng không?

Có điều gì trong hướng tiếp cận có khả năng làm sai lệch kết quả? Có những giả định nào? Tính khả thi của kết quả như thế nào? Nếu chúng không khả thi thì có vấn đề gì không? Các kết quả có ảnh hưởng gì tới những giả định?Hướng tiếp cận có hiệu quả không? Có vấn đề không nếu tác giả không nhận thấy những dữ liệu có sẵn và sử dụng những dữ liệu ngẫu nhiên với các tham số không thực tế?Nếu có ý tưởng mới, tác giả có trình bày đủ những phân tích và thảo luận về nó hay không?

Việc thực hiện nghiên cứu có đúng đắn không?

Các công thức toán học có đúng không? Những chứng minh có thuyết phục không? Những thống kê có đúng không? Kết quả có kiên định với những giả định hoặc những sự kiện quan sát hay đo đạc được không? Các điều kiện biên có được kiểm tra chưa? Tác giả có làm những gì mà họ đề cập không?

Những kết luận đúng đắn rút ra từ những kết quả hay không?

Những ứng dụng hoặc cài đặt nào cho những kết quả của bài báo? Tác giả có thảo luận rõ tại sao đạt được những kết quả này không?

Việc trình bày có tốt hay không?

Bài báo có được viết tốt để bạn đánh giá về nội dung kỹ thuật? Một bài báo khó hiểu thì không nên công bố. Một bài báo đòi hỏi phải xem xét lại cũng không nên công bố. Nếu bài báo dễ hiểu, bạn phải đánh giá việc trình bày cũng như nội dung kỹ thuật của nó.Phần tóm tắt có mô tả về bài báo? Phần giới thiệu có giải thích đầy đủ về vấn đề và sườn dàn ý của nghiên cứu? Những đoạn còn lại có rõ ràng và đi theo trình tự logic? Có quá nhiều hay là quá ít chi tiết? Ngữ pháp và cú pháp có đúng? Các hình ảnh và bảng có tiêu đề và dễ hiểu? Có những giải thích tối nghĩa không? Tác giả có quá dài dòng hay quá ngắn gọn? Bài báo có chứa những thông tin cần thiết giúp cho người có kiến thức về lĩnh vực liên quan hiểu nó hay không, hay người đọc cần tìm hiểu thêm thông tin từ những bài báo khác. Nếu tác giả có đề nghị người đọc tham khảo đến những bài báo khác để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có tin không?Bài báo có chứa quá nhiều thông tin? Bài báo có thể chia thành nhiều bài báo con mà không làm mất tính mạch lạc của nó hay không? Một bài báo nên đủ dài để trình bày những thông tin cần thiết và không nên dài hơn nữa.Bài báo có chứa các lỗi soạn thảo, lỗi ngữ pháp, văn phạm không? Bạn nên chỉ ra những lỗi mà bạn tìm thấy. Những lỗi này có thể là vấn đề quan trọng nếu như ngôn ngữ chính của tác giả không phải là tiếng Anh.Bạn học được gì?Bạn đã hoặc người đọc nên học được gì từ bài báo này? Nếu như bạn không học được gì cả, hoặc nếu như những người đọc khác cũng không học được gì thì bài báo này không nên công bố.

Trần Thị Bích Hạnh
Nguồn blog Hodawa
 
×
Quay lại
Top