“Luật cấm” cho người quản lý doanh nghiệp

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Luat-cam-cho-nguoi-quan-ly-doanh-nghiep_963.jpg


Trong giới doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của người quản lý được quy kết thành 10 “luật cấm”.
Nếu bạn đang đảm nhiệm vai trò quản lý hay có ý định phấn đấu trở thành người quản lý doanh nghiệp, hãy tránh hoặc cải thiện 10 điều sau đây.

1. Mục tiêu phấn đấu không rõ ràng

nh%C3%A0-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-doanh-nghi%E1%BB%87p-1-elle-vietnam-475x317.jpg


Bạn cần phải biết rõ hướng đi và phương pháp để đạt được những mục tiêu trong công việc, nếu không đừng mong có một tiền đồ tươi sáng.

Người quản lý doanh nghiệp cần phải sớm nhận thức được mục tiêu và vạch rõ phương hướng nỗ lực cho mình. Trong suốt quá trình tự trưởng thành, hãy học những tri thức, kỹ năng có liên quan đến chuyên ngành, tích lũy kinh nghiệm, xây dựng những mối quan hệ xã hội cần thiết. Bạn cần phải biết rõ hướng đi và phương pháp để đạt được những điều này, nếu không đừng mong có một tiền đồ tươi sáng.

2. Đi ngược lại với nơi mình làm việc

Suy cho cùng, bạn đang ở nơi làm việc tập thể chứ không phải ở nhà! Vì vậy, tiếp nhận những ràng buộc trong các chế độ, quy định nơi mình làm việc là điều tất yếu phải có. Bạn không thể tự tung tự tác với cái chí “tôi làm tôi chịu”, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, cá tính, hứng thú và lý tưởng riêng mình một cách tự do và sẵn sàng va chạm, thậm chí đi ngược lại với tiêu chí của cả doanh nghiệp.

3. Kết bè phái và lạm quyền

22146_4_nh_qu_n_l_doanh_nghi_p_10_elle_vietnam_475x341.jpg


Việc lạm quyền và kéo bé phái đồng nghĩa với việc tự đào hố chôn mình.

Quyền lực mà một người quản lý doanh nghiệp cần có chỉ cần đủ để điều hành vị trí mình đang nắm giữ là đủ rồi. Nếu bạn dựa vào quyền được trao cho mà kết bè phái, mưu lợi riêng, không xem trọng lợi ích doanh nghiệp thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự đào hố chôn mình mà thôi.

4. Lấy “vốn liếng” của công ty đặt cược vào bản thân

Gánh vác những nguy cơ sóng gió cho công ty là sự tận tâm của người quản lý, nhưng điều này không có nghĩa là mạo hiểm một cách mù quáng. Nếu bạn cho rằng mình hoàn toàn nắm chắc ở một quyết sách nào đó, nhưng công ty lại nhận định ngược lại thậm chí phản đối thì bạn cũng không nên nhất nhất kiên trì chủ kiến của mình. Bởi vì nếu xem doanh nghiệp như một canh bạc, vậy thì sự “độc hành” của bạn, không màng hậu quả của bạn cuối cùng chỉ trở thành vốn liếng cho người khác mà thôi.

5. Tự cho rằng không ai thay thế được mình

22146_3_nh_qu_n_l_doanh_nghi_p_2_elle_vietnam_475x321.jpg


Dù bạn là người cùng sáng lập công ty hay là trụ cột chính trong đó thì tuyệt đối cũng đừng có ý nghĩ rằng địa vị của mình là không ai có thể thay thế.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng không hề có một nhân vật thật sự “không thể thiếu” cả. Bất luận bạn là người cùng sáng lập công ty hay là trụ cột chính trong đó thì tuyệt đối cũng đừng có ý nghĩ rằng địa vị của mình là không ai có thể thay thế. Nếu bạn cứ dương dương tự đắc thì kết cục có khi khiến bạn không kịp trở tay đấy!

6. Quên đi việc giữ gìn danh dự của mình

22146_6_nh_qu_n_l_doanh_nghi_p_13_elle_vietnam_475x321.jpg


Việc thường xuyên chỉ trích cấp dưới chỉ khiến tín nhiệm của bản thân bị giảm nặng nề mà thôi.

Quản lý là một công việc cần có sự hợp tác, người khác đối với bạn có tín phục hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả và thành công quản lý của bạn. Song thực tế lại luôn có một kiểu người đáng sợ nhất chính là: nịnh nọt với cấp trên nhưng không hề khích lệ cấp dưới ngoài những phê bình, chỉ trích. Nếu như những người dưới quyền của bạn không hề có sự tín nhiệm dành cho bạn thì thất bại là không thể tránh khỏi. hãy luôn giữ gìn danh dự của mình với tất cả mọi người, đấy là một trong những điều then chốt nhất, là một thái độ khách quan trong đối nhân xử thế.

7. Đã không dám phản đối lại không chịu chấp nhận thực tế

Trong công việc, ý kiến bất đồng là chuyện rất bình thường. Nhưng không may, có những người quản lý trong quá trình quyết sách không dám đưa ra ý kiến phản đối, đợi cho đến quyết sách đã được định rồi thì lại không có lòng dạ chấp nhận sự thật. Điều này dẫn đến họ làm việc không thể nào đạt được hiệu quả tốt nhất.

8. Thiếu đi cảm giác thân thiết với doanh nghiệp

Có thể bạn cũng chỉ là người đi làm hưởng lương nhưng suy cho cùng bạn cần phải có sự tôn trọng dành cho nơi mình đang làm việc, đồng thời còn phải có sự cởi mở rộng lượng thì mới có được mục tiêu chính xác cho chính mình.

9. Lơ là kỹ năng chuyên ngành

22146_5_nh_qu_n_l_doanh_nghi_p_12_elle_vietnam_475x321.jpg


Dù công việc luôn bận rộn nhưng cũng phải ý thức được việc tự tiến thủ.

Bất luận công việc có bận rộn thế nào, một quản lý doanh nghiệp không thể bỏ lỡ cơ hội tiến thủ. Không ngừng làm phong phú tri thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ mới đủ tự tin đón nhận mọi thách thức phía trước. Khi bạn đã có thực lực và không ngừng tiến bộ thì cho dù có một ngày rời khỏi doanh nghiệp, bạn vẫn có thể tìm được “đất dụng võ”.

10. Tự lấp đường đi của mình

Xã hội luôn cần nhân tài quản lý, nếu có người đề nghị bạn thay đổi môi trường, bạn không nhất thiết chưa suy nghĩ thì đã từ chối ngay, tốt nhất vẫn là tiến thêm một bước thăm dò lời đề nghị này của đối phương. Để phát huy được sở trường và tài năng của mình thì hành động nhảy việc không có gì xấu cả.

Hình ảnh: sưu tầm | Theo Tạ Lê Phương – Elle Man Việt Nam
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top