Lưu ý khi đeo kính áp tròng

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Dùng kính áp tròng nếu không giữ gìn vệ sinh sẽ bị ký sinh trùng ăn giác mạc, tiến sâu vào làm mù mắt.

Hiện nay, kính áp tròng, giãn tròng được nhiều bạn trẻ yêu thích sử dụng vì tính thời trang, giúp các cô gái sở hữu những cặp mắt xoe tròn, long lanh. Tuy nhiên, không ít người đã phải “khóc thét” sau một thời gian sử dụng loại kính này.

eo-k-nh-p-tr-ng-vi-4e8449463834115beffa7b3a5f5d23c3-815245-3784.png
Ashley Hyde, 18 tuổi đến từ Pembroke Pines, Florida, Mỹ đã suýt phải bỏ đi mắt trái sau khi bị một loại kí sinh trùng phát triển trên kính áp tròng chui vào mắt qua giác mạc.

Bên cạnh những màu cơ bản, kính áp tròng đã được biến tấu thêm nhiều màu sắc khác nhau như: Socola, hạt dẻ, hồng, ngọc lam, tím, xanh dương, xanh lá, xanh ngọc, đỏ… Chỉ cần vào Google tìm kiếm, hàng loạt cửa hàng bán kính áp tròng sẵn sàng phục vụ với giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại.

Chưa kể đến tác hại của việc dùng kính áp tròng không đảm bảo chất lượng mà ngay với kính áp tròng đạt tiêu chuẩn, nếu người sử dụng không sử dụng đúng cách, giữ gìn vệ sinh thì vẫn có nguy cơ bị mù mắt.

Cách đây vài ngày, tờ Daily Mail đưa tin: Ashley Hyde, 18 tuổi đến từ Pembroke Pines, Florida, Mỹ đã suýt phải bỏ đi mắt trái sau khi bị một loại kí sinh trùng phát triển trên kính áp tròng chui vào mắt qua giác mạc.

Hyde cảm thấy bị mờ mắt và phải đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ nhãn khoa và nhân viên y tế phải kiểm tra sâu trong mắt của Ashley thậm chí phải lấy sinh thiết nhãn cầu của cô để cố gắng tìm ra lý do tại sao mắt trái của cô lại bị viêm.

Các bác sĩ phát hiện ra mắt của Hyde bị nhiễm loại kí sinh trùng Acanthamoeba có thể gây mù mắt. Acanthamoeba là một ký sinh trùng đơn bào nhỏ bé, được tìm thấy trong nước máy, bụi bẩn, nước biển, hồ bơi và cả vòi hoa sen. Nó sinh sống nhờ các vi khuẩn trên kính áp tròng. Khi kính được đặt vào mắt, các vi khuẩn bắt đầu ăn qua giác mạc - lớp ngoài của nhãn cầu.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm ngứa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và sưng mí mắt trên. Quá trình điều trị bao gồm thuốc nhỏ mắt 20 phút một lần và nằm viện 3 tuần với những bệnh nhân nhẹ. Các trường hợp quá nghiêm trọng sẽ phải cấy ghép giác mạc. Và Hyde đã phải trải qua nhiều tháng điều trị.

Trước đó, vào tháng 2/2013, Cô Jacqueline Stone, 42 tuổi đã bị khoét bỏ mắt trái, 17 tuần nằm việc sau khi đeo kính áp tròng chỉ trong vòng một ngày.

eo-k-nh-p-tr-ng-vi-3acf169b2303a5b4d748990ba7b8d6b4-815245-2901.png
Cô Jacqueline Stone, 42 tuổi đã bị khoét bỏ mắt trái, 17 tuần nằm việc sau khi đeo kính áp tròng chỉ trong vòng một ngày.

Cô Jacqueline, đến từ Rayne, Essex, Anh, là giáo viên trợ giảng môn Toán, mua kính áp tròng có tên Focus Dailies All-Day Comfort trên trang web Lenstore.co.uk của công ty Alcon EyeCare, Anh.

Do mắt ngày càng mờ nên cô tìm đến bác sĩ thăm khám và được kê đơn thuốc nhỏ mắt. Bác sĩ chẩn đoán cô nhiễm nấm Fusarium từ kính áp tròng. Loại nấm này đã “ăn” xuyên qua 3 lớp tế bào mắt và 70 dây thần kinh. Sau đó, các bác sĩ đã kê thuốc mạnh khiến người phụ nữ ói mửa, xuất huyết nội. Sau khi trải qua 22 ca mổ, các bác sĩ bắt buộc phải múc bỏ một mắt Jacqueline.

Cuối năm 2012, bệnh viện mắt Southampton General (Anh) cũng đã công bố trường hợp bị mù vì đeo kính áp tròng khi bơi. Đó là chị Jennie Hurst (28 tuổi), người đã bị mù một mắt vì đeo kính sát tròng khi bơi. Vi trùng ăn dần giác mạc của cô ấy.

Jennie Hurst nhập viện khi mắt có dấu hiệu sưng đỏ, rát như một ca viêm nhiễm thông thường. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm thấy trong mắt cô một loại ký sinh trùng có tên acanthamoeba keratitis (thường gọi amoeba). Dù hiếm gặp nhưng đây là loại ký sinh trùng có thể gây viêm mắt và ảnh hưởng đến thị lực.

Jennie cho biết cô giữ vệ sinh mắt kính rất kỹ, thay kính 2 lần/tháng và vệ sinh bằng nước chuyên dụng. Nhưng trong một lần đi nghỉ hè, cô đã bơi ở bể bơi khách sạn, trong lúc vẫn mang kính sát tròng và mắt đã bị nhiễm trùng, không nhìn thấy gì nữa.

Theo TS.BS Đỗ Quang Ngọc, Bệnh viện mắt Trung ương, kính áp tròng là một loại kính đeo được đặt trực tiếp lên con ngươi của mắt thay vì sử dụng gọng kính. Kính áp tròng chỉ có thể gây hại cho mắt khi người sử dụng lựa chọn các loại kính kém chất lượng, kính trôi nổi trên thị trường và khi đeo kính không vệ sinh cũng như vệ sinh không đúng cách. Ngoài ra, khi muốn sử dụng kính áp tròng thì cần phải mua những loại kính đảm bảo tiêu chuẩn, không nên mua những loại kính trôi nổi ngoài thị trường, đặc biệt là các loại kính áp tròng mang màu sắc, vì những loại kính này rất có thể sẽ nhiễm chất hóa học khi sản xuất để tạo các màu nổi bật, điều này sẽ có tác hại khôn lường đối với mắt khi sử dụng.

Người sử dụng kính áp tròng nên sử dụng khi cần thiết chứ không nên sử dụng kính áp tròng liên tục trong thời gian quá lâu. Có thể dùng kết hợp kính thường (kính có gọng - p/v) đặc biệt là khi đi đường để chắn bụi do ô nhiễm...

Tiến sĩ Adam Clarin, một bác sĩ nhãn khoa cho biết để an toàn người sử dụng kính áp tròng cần phải thay đổi kính hàng ngày. Mỗi ngày, có rất nhiều người bị nhiễm trùng, biễn chứng hay viêm loét và có thể dẫn đến mù vì sử dụng kính áp tròng. Lời khuyên đó là hãy giữ cho kính luôn sạch sẽ và thay chúng thường xuyên.

eo-k-nh-p-tr-ng-vi-1a8577572a7a4ac649d04486b998cfa5-815245-5944.png
Mắt này hỏng vì kí sinh trùng Acanthamoeba sống bám vào những vi khuẩn được tìm thấy ở những kính áp tròng bẩn. Khi những kính áp tròng nhiễm khuẩn được đeo vào mắt, ký sinh trùng bắt đầu ăn mòn giác mạc, màng mắt và tiếp tục sinh sôi.

Tại hội nghị Khoa học Anh (Bristish Science Festival), có nghiên cứu chỉ ra rằng Acanthamoeba, một loại kí sinh trùng đơn bào bé nhỏ sống bám vào những vi khuẩn được tìm thấy ở những kính áp tròng bẩn. Khi những kính áp tròng nhiễm khuẩn được đeo vào mắt, ký sinh trùng bắt đầu ăn mòn giác mạc, màng mắt và tiếp tục sinh sôi.

Graeme Stevenson, một bác sỹ mắt nói rằng trong vòng một tuần thị lực có thể bị hủy hoại hoàn toàn. “Thông thường bạn sẽ bị để lại những vết sẹo. Giác mạc là cửa sổ để nhìn ra cuộc sống của bạn và nếu nó bị vi khuẩn thâm nhập, bạn sẽ bị để những vết sẹo như lớp sương mờ bao phủ”.

“Sử dụng thường xuyên kính áp tròng là việc không nên. Nhất là khi các người bệnh cho kính áp tròng tiếp xúc với nước máy. Có thứ tiềm tàng chỉ đơn giản như là bơi hoặc tắm vòi hoa sen trong khi đeo kính áp tròng làm tăng rủi ro một cách đáng kể.”
Hiệp hội Kính áp tròng Anh khuyến cáo không nên sử dụng kính áp tròng khi đang bơi nếu không đeo kính bảo hộ và nên nhắm mắt nếu đeo kính áp tròng khi đang tắm.

Theo VTC News
 
×
Quay lại
Top