Mặn lấn sông Đồng Nai, gây thiệt hại nặng hơn 100ha cây trồng

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Tình hình xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào sông Đồng Nai đang đe dọa rất lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương ven sông Đồng Nai. Hiện có hơn 100 ha cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề gây thiệt hại lớn cho nông dân.

VNE_1684260.jpg



Tại huyện Nhơn Trạch, tình trạng bị nhiễm mặn ở nhiều cánh đồng đã khiến lúa chết hàng loạt. Trong đó, xã Đại Phước là địa phương bị tổn thất nặng nhất, nhiều người trồng lúa phải chịu cảnh mất trắng vì mọi nỗ lực rửa mặn đều không thể phát huy tác dụng. Cánh đồng Vàm Ô có diện tích 80ha trồng lúa, lâu nay vẫn được xem là vựa lúa của xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch. Thế nhưng vụ này, tình trạng ngập mặn kéo dài đã khiến một nửa diện tích lúa trên bị mất trắng. Số còn lại, năng suất cũng bị giảm tới gần 60%. Với diện tích hơn một sào trồng lúa nhưng ông Tăng Hiếu Phi, ở ấp Bến Cộ, xã Đại Phước chỉ thu hoạch được chưa đầy 20kg lúa hạt. Ông cho biết: “ Tôi làm ruộng gần 10 năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến hiện tượng cả cánh đồng lúa bị cháy khô vì nhiễm mặn. Lúa nhiễm mặn khiến bông lúa không ngậm sữa, hạt nó lép kẹp, chúng tôi đã cố gắng hết sức chống mặn nhưng cả cánh đồng lúa không thể thu hoạch”.
Để đầu tư một ha lúa, nông dân phải bỏ ra trên bảy triệu đồng tiền giống, phân bón, nhiên liệu phục vụ lấy nước rửa mặn, nhưng kết quả mang lại phần lớn các diện tích bị mất trắng. Do đó, nhiều nông dân đã không thu hoạch mà quyết định đốt bỏ toàn bộ diện tích lúa của mình, hoặc bán cho các chủ nuôi vịt chạy đồng để dùng làm thức ăn cho vịt.
Anh Trần Văn Lợi, tổ 3, ấp Bến Cộ, xã Đại Phước nói: “ Nước mặn ngập dữ quá vì thủy triều lên cao, không thu được gì cả. chúng tôi phải đốt bỏ vì lúa có hạt nào đâu mà thu hoạch”. Cũng với giọng buồn buồn, anh Lê Văn Sánh, tổ 9, ấp Bến Cộ, xã Đại Phước thì nói: “ Mọi năm 3,5 ha lúa của tôi thu về được trên 15 tấn lúa, thế mà vụ này mặn xâm nhập dữ quá, tôi đành bó tay nhìn cả cách đồng lúa mất trắng”.
Năm nay, lượng nước mặt trên các sông, hồ tại Đồng Nai xuống thấp nên khi thủy triều dâng đã đẩy nước mặn vào sâu trong đất liền, khiến cho hơn 100 ha diện tích cây trồng nằm ven các sông Đồng Nai, sông Thị Vải bị thiệt hại nặng về năng suất. Ông Nguyễn Văn Tố, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Phước cho biết, dọc sông Đồng Nai, không có tuyến bao nào ngăn mặn nên khi thủy triều vô, bà con đã không có cách nào ngăn được.
Theo Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai, từ năm 2007 đến nay, độ mặn xâm nhập vào sông Đồng Nai tăng lên rõ rệt và cao điểm thường từ tháng 3 đến tháng 5. Vì thời điểm này mưa ít, nước ngọt từ thượng nguồn sông cạn không có đủ để xả về hạ lưu đẩy mặn. Hiện độ mặn ở đoạn 3 của sông Đồng Nai (từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai) có nhiều khu vực tăng hơn 10 lần so với mọi năm. Điều này không những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, mà quan ngại nhất là có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến nguồng nước sinh hoạt cho hàng triệu người ở hạ lưu sông Đồng Nai.
:KSV@17:
 
×
Quay lại
Top