Mấy cậu giúp tớ câu này!!!

jiji

HC kháng chiến chống nắng
Thành viên thân thiết
Tham gia
13/12/2010
Bài viết
1.626
Hum trc học Mác-Lênin cô có kêu về giải thix một câu của C.Mác. mà tớ ko hiểu cho lắm. Mong các cậu giúp, hoặc có tài liệu gì hay thì up lên giúm tớ, thanks n'n':
Các cậu giải thích câu : "Vậy là tư bản ko thể xuất hiện từ lưu thông và cũng ko thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời ko phải trong lưu thông"( giáo trình NNLCBCCNMLN trang 225-phần giá trị thặng dư ấy).
 
Lên google xem
 
T – H – T’ với T’ = T + m

Được gọi là công thức chung của tư bản. Mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư.

Như vậy, tư bản là tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.

Số tiền trội hơn (ΔT) hay giá trị thặng dư (m) sinh ra từ đâu?

Thoạt nhìn, hình như giá trị thặng dư sinh ra trong lưu thông. Vậy có phải do bản chất của sự lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và do đó hình thành giá trị thặng dư hay không?

+ Nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị: từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.

+ Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng, trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại.

+ Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt thì tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác mà thôi.

Giống như em bị ăn trộm móc mất 100 ngàn thì em mất 100 ngàn nhưng số tiền đó ko mất đi mà nó chuyển vào túi thằng ăn trộm và như vậy tổng tài sản của XH cũng không tăng lên hay giảm đi

Như vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.

+ Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.

"Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông". Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hóa sức lao động.

Nhưng các em biết vì sao nhà tư bản vẫn có lời không đó là do họ có một thứ hàng hóa đặc biệt,đó chính là HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG

Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.













Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.

Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm h.ãm tốc độ vận động của tư bản.

Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T-T’.
 
thanks thóc nha! thế mà tờ tìm trên mạng ko ra.
 
hi, không biết có giúp ích được gì chi jiji không?
Thóc chỉ làm được đến đây thôi:KSV@18:
 
hihihi. đc mà, để tối jiji đọc ùi đọc sách nữa, sợ mai cô gọi ngay tên lên trình bày quá!
 
cố gắng nhé! hi, thóc chưa học Mác, nên không có tài liệu
 
Trời. trường tớ giờ môn này thi vấn đáp. vừa rồi thi có điểm d
 
đây là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản,
nói ngắn gọn thì tư bản ko thể xuất hiện trong lưu thông, vì trao đổi (dù ngang giá hay ko ngang giá) cũng ko tạo ra giá trị và giá trị thặng dư,
tư bản cũng ko thể xuất hiện bên ngoài lưu thông, vì chỉ có lưu thông mới là nơi mà giá trị được thực hiện và làm tư bản xuất hiện :D
=> TB xuất hiện trong lưu thông đồng thời ko phải trong lưu thông,
VD: quá trình đó diễn ra như sau: mua nguyên nhiên vật liệu, thuê nhân công, sản xuất, đem bán, thu hồi vốn, lại mua nguyên nhiên vật liệu,...
giá trị là do các yếu tố đầu vào tạo ra, giá trị thặng dư có được là do hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị sử dụng của nó,
vì vậy, tư bản về bản chất được sinh ra trong sản xuất, thực hiện trong lưu thông, và phải trải qua cả 2 quá trình này :KSV@07:
 
tớ hiểu hơn ùi, thanks các cậu.nếu cắt nghĩa thành n' đoạn có lẽ dể phân tích hơn.
 
×
Quay lại
Top