Mối quan hệ giữa nỗi sợ cái chết và thái độ căm ghét động vật.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : “Does fear of death influence our attitudes toward animals?”
by Jessica Pierce, Ph.D. in All Dogs Go to Heaven

Bạn có căm ghét động vật không ? Liệu nỗi sợ về cái chết ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của bạn đối với động vật ?
Những nhà xã hội học và tâm lý học đã đưa ra một số lời giải thích về việc tại sao con người – cá nhân hoặc những nền văn hóa – lại ngược đãi động vật. Một nghiên cứu rất thú vị về vấn đề này đó là lý thuyết “quản lý nỗi sợ hãi” (Terror Management Theory).
Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1970 với sự ảnh hưởng của nhà nhân loại học Ernst Becker và cuốn sách được giải thường Pulitzer của ông “ Sự chối bỏ cái chết “ (The Denial of Death).Becker đưa ra ý kiến của mình rằng, nền văn hóa của loài người về cơ bản được tạo nên nhằm chống lại sự hiểu biết rằng chúng ta sẽ chết vào một ngày nào đó. Becker nói “ tất cả những hệ thống của nền văn hóa đều có cùng mục tiêu cuối cùng là : nâng cao con người lên trên tự nhiên. Nói cách khác, nền văn hóa loài người là 1 sự phủ nhận bản chất động vật của chúng ta.

Và những hệ thống văn hóa , theo quan điểm này, sẽ tìm kiếm cách thức nhằm nâng con người lên trên những phần còn lại của thiên nhiên, và cụ thể là , nâng cao hơn động vật. Vì nếu chúng ta thừa nhận mình là động vật thì chúng ta cũng phải thừa nhận mình dễ tổn thương trước cái chết và sự phân rã thể xác.

Công trình nghiên cứu của Becker được các nhà xã hội học- tâm lý học nói rõ hơn trong lý thuyết “quản lý nỗi sợ hãi” (TMT). TMT giả thuyết rằng con người trung thành với những niềm tin và thế giới quan nhằm kiểm soát hoặc đè nén nỗi sợ cái chết. Trong tác phẩm “ the other side of sadness”, giáo sư George Bonanno tại Columbia mô tả về TMT như sau : Trong suốt quá trình tiến hóa, khi bộ não của chúng ta phát triển lớn hơn, thông minh hơn, và khả năng nhận thức cao hơn, chúng ta cũng đồng thời phát triển nhận thức về cái chết của mình. “ Chúng ta trở thành những động vật đầu tiên biết thao túng và kiểm soát tự nhiên, và cũng là những động vật đầu tiên biết lo sợ về cái chết”(p.116)
Tất cả chúng ta đều sống trong nỗi sợ hãi về cái chết, nhưng bởi vì chúng ta là những con người thông minh nên chúng ta đã phát triển những cách thức nhằm quản lý những nỗi lo lắng hiện sinh của mình. Những hệ thống văn hóa, hoặc chúng ta có thể gọi là “ những thế giới quan” là 1 cách thức nhằm quản lý nỗi sợ chết. Khi chúng ta lưu giữ những niềm tin về bản chất tự nhiên của thực tế, và những niềm tin đó được chia sẻ bởi 1 nhóm người, nó đã mang lại cho chúng ta 1 cảm giác thuộc về điều gì đó lớn hơn bản thân mình, do đó nó đặt chúng ta vào 1 dạng của sự bất tử.
Nhà nghiên cứu TMT - Jamie Goldenberg và cộng sự đã phát hiện ra rằng – nếu con người được yêu cầu nghĩ về điều gì sẽ xảy ra với th.ân thể họ sau khi chết – họ sẽ bám chặt vào thế giới quan ( của nền văn hóa ) và bảo vệ nó rất quyết liệt.

Những nhà nghiên cứu TMT cũng tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm kiểm tra giả thuyết rằng : một trong những phương tiện mà chúng ta dùng để kiểm soát nỗi sợ chết đó là thông qua việc phủ nhận bản chất động vật của mình. Trong 1 nghiên cứu, những đối tượng tham gia được yêu cầu suy nghĩ về cái chết thì họ có xu hướng phóng đại những sự khác biệt giữa họ và những động vật khác, và bộc lộ nhiều thái độ tiêu cực đối với động vật hơn là những người không được nhắc về vấn đề cái chết.

Những người sợ chết cũng có xu hướng phản ứng đối với động vật bằng sự ghê tởm. Như nhà tâm lý học Paul Rozin và Jonathan Haidt chỉ rõ , sự ghê tởm ( disgust ) là 1 cơ chế phòng vệ nhằm chống lại sự nhắc nhở về bản chất động vật của con người; những cảm giác của sự ghêt tởm giúp con người nâng mình lên cao hơn động vật và làm chúng ta trở nên ưu việt hơn. Rozin và Haidt phát hiện thấy cảm giác ghê tởm có tính tích cực trong tương quan với nỗi sợ chết.

Liệu bạn có thực sự nghĩ rằng người hàng xóm ghét chó, mèo là người sợ chết hơn bạn ? Tôi thấy rất thú vị khi khám phá ra những lý do tại sao con người trở nên độc ác đối với những loài vật khác. Tôi tự hỏi : liệu 1 thái độ văn hóa lành mành đối với cái chết sẽ khiến chúng ta xem xét lại mối quan hệ của mình đối với động vật, và nhận ra mình là bà con với những động vật khác ? Hoặc ít nhất, chúng ta có thể tìm kiếm những cách thức khác ít mang tính tiêu cực nhằm quản lý nỗi sợ hãi về cái chết của mình.
 
×
Quay lại
Top