Mồm miệng và chân tay

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Ếch than thở với ốc sên: Tôi đầy đủ chân tay, nhưng tại sao tôi không leo cây giỏi như anh, mà anh chỉ leo bằng miệng? Ốc sên đáp, đơn giản, chính vì tôi leo bằng miệng, còn anh chỉ leo bằng chân tay!
Hoàng Anh (20 tuổi- Viện Đại học Mở Hà Nội) vẫn được bạn bè trong lớp ngợi khen cô có một cái miệng rất duyên. Không chỉ vì cô bạn có nụ cười xinh mà bởi tài ăn nói. Người lạ mặt, khó tính hay cởi mở, ai cũng vậy, chỉ sau ít phút, Hoàng Anh đã tạo được không khí thân thiện của cuộc trò chuyện. Nhìn cô hăng say nói với một cậu sinh viên về việc trồng phong lan, chẳng ai nghĩ Hoàng Anh mới gặp cậu ấy ít phút trước trong triển lãm Nông nghiệp của Thành phố.
2%281%29.jpg

Đã chuẩn bị rất chu đáo trước khi đến nhà dân lấy thông tin viết bài, Ngọc Hiên (20 tuổi) vẫn lúng túng khi đứng trước chủ nhà. Câu nọ xọ câu kia, nói năng không dứt khoát, Hiên nhanh chóng bị từ chối gặp người cô đang cần.
Ngược lại với Hiên, Minh Quang học Báo chí luôn được bạn bè ngưỡng mộ. Gặp nhiều nhân vật, kể cả trông khó gần, nhưng cậu có cách nói chuyện, hỏi thăm rất thông minh, việc chụp được ảnh, phỏng vấn trở nên dễ dàng. Người được hỏi đang nghĩ mình tìm được người nói chuyện, giúp Quang rất nhiều thông tin cho bài báo của cậu.
Nguyễn Hùng (Công ty Toyota Việt Nam) đã 28 tuổi vẫn chưa lập gia đình. Người bạn gái anh đang tìm hiểu vẫn còn rất khó để tiến tới một “happy ending”. Bạn bè cùng công ty hay trêu Hùng trông không đến nỗi nào, cao to đẹp trai, công việc tốt mà sao vẫn chưa “cưa đổ” một em. Hùng than thở với em gái, chắc tại anh nhát quá. “Nhắn tin cho chị ấy thì anh có thể viết nhiều, nhưng hễ gọi điện thoại thì không biết nói gì. Một hai câu là hết, chán!”.
***​
Kể ra thì rất nhiều. Nhưng có phải chăng, vấn đề nhiều người gặp trong cuộc sống cũng bắt đầu từ “cái miệng”? Chẳng phải ngẫu nhiên các cụ ta trong ca dao tục ngữ đã đề cao “cái miệng”: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Chẳng được ăn thịt ăn xôi, cũng được lời nói cho vui tấm lòng”…
“Cái miệng”- cách nói chuyện, giao tiếp đóng một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Thành bại cũng từ cách giao tiếp. Chúng ta có tốt, có giỏi đến đâu mà ăn nói không ra sao cũng khiến bị hiểu lầm, bị đánh giá sai. Không ít người năng lực chuyên môn ở mức khá, nhưng với tài ăn nói, ngoại giao, nghiễm nhiên có một công việc tốt hơn người năng lực chuyên môn rất giỏi nhưng không biết cách thể hiện.
Thầy giáo tôi bắt đầu buổi học Lý luận Văn học bằng một câu chuyện về con ốc sên và con ếch. Ếch than thở với ốc sên: Tôi đầy đủ chân tay, nhưng tại sao tôi không leo cây giỏi như anh, mà anh chỉ leo bằng miệng? Ốc sên đáp, đơn giản, chính vì tôi leo bằng miệng, còn anh chỉ leo bằng chân tay!
Câu chuyện ngụ ngôn về vai trò quan trọng của “cái miệng” trong thời đại hôm nay. Không đồng nghĩa với việc hoan nghênh những con mọt nịnh hót, ngày đêm chỉ biết ăn nói hoa mĩ, vừa tai người khác để nịnh bợ, đẹp lòng cho họ, tốt việc cho mình, câu chuyện cũng rất thâm thúy khi nhắn nhủ với chúng ta rằng, ông trời không phải ngẫu nhiên cho chúng ta đôi tay tháo vát, đôi chân khỏe khoắn, cái miệng xinh.
Bên cạnh nỗ lực từ chính bản thân, để thổ lộ tình yêu, để cởi mở trò chuyện, để trao gửi yêu thương, để thuyết phục đối tác, để hoàn thành tốt công việc…“cái miệng”, tại sao không được dùng dùng thông minh nhất để làm đơn giản rất nhiều điều trong cuộc sống?

(theo Mực tím)
 
×
Quay lại
Top