Món ngon Sài Gòn

gracefulkitten

Vừa già vừa lười !!!!
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/5/2010
Bài viết
2.305
Món ngon Sài Gòn
KenhSinhVien.Net-makethumbnailfile-mon-an-ha-noi.jpg&w=150







Cái tên ẩm thực Sài Gòn có lẽ là chưa đủ gọi cho đúng ra là ẩm thực Sài Gòn-Nam Bộ, bởi Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc – Nam – Đông – Tây. Bắc ở đây bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, Đông là vùng Đông Nam bộ, Tây là Tây Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây – luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng.



Tản mạn cơm tấm Sài Gòn​

KenhSinhVien.Net-com-tam-sai-gon.jpg


Người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm sáng trưa chiều tối. Buổi sáng, bước ra bất cứ đầu hẻm nào, dù thấy hàng loạt quán nui phở bánh canh, thế nào rồi cũng bắt gặp một hàng cơm tấm. Buổi tối, để thức khuya học bài, bạn có thể ra đường bất cứ giờ nào để tìm một quán cơm tấm đêm. Và một khi nào đó, bạn đi xa khỏi thành phố này, món đầu tiên tôi nghĩ, sẽ không là phở, là bún, hay bất kì món ăn “vua chúa” nào khác làm bạn nhớ, mà chính là món cơm tấm, món ăn bình dân phổ biến nhất của người Sài Gòn.


Bánh Huế giữa lòng Sài Gòn​

KenhSinhVien.Net-banh-hue.jpg


Người dân Huế dù có đi đâu cũng không thể quên được vị quê nhà. Ghé quê vì nhớ hình ảnh bờ ruộng chênh vênh, nhớ khói lam mong manh, nhớ mùi lá khô, nhớ tiếng hò ru em ngọt lịm, nhớ giếng nước mát lành… và đặc biệt là không thể không nhớ miếng bánh Huế đậm đà.

Bánh bột lọc nhỏ bằng hai ngón tay, bột trong và dai, nhân tôm thịt xào đậm đà. Bánh nậm mỏng mảnh với một lớp bột gạo có nhân tôm, đậu giã nhuyễn. Bánh gói mềm mại, nhân là hỗn hợp đậu xanh, nấm, tiêu, hành, tỏi, ớt. Bạn phải tự tay bóc lớp lá bên ngoài để khám phá vị ngon của từng loại bánh.nước chấm làm cũng giống. Cùng với đó là nước chấm cay cay, thơm mùi nước mắm kho, có vị ngọt của đường, vị thanh thanh của tỏi giã nhuyễn và chắc chắn là vị cay của ớt cao

Ngày mưa nhấm nháp cút lộn xào me

KenhSinhVien.Net-cut-lon-xao-me.jpg




Sài Gòn vào mùa mưa! Mưa Sài Gòn được ví như người như người con gái đỏng đảnh thất thường, đang nắng đấy rồi đổ mưa ào ào, rồi lại nắng ngay đấy. Tháng 5 đều đặn với những cơn mưa chưa kịp dai dẳng đã vội dừng, nhưng cũng đủ làm những con đường ngập nước. Mỗi khi trời chiều đổ mưa như thế, chỉ thèm được ghé một quán ven đường nào đấy và nhấm nháp cút lộn xào me.

Buổi tối ghé đường Pasteur cạnh trường Kiến Trúc, gọi vài chai bia và một dĩa cút lộn xào me, bạn có thể ngồi lai rai tâm sự với bạn bè vài tiếng đồng hồ.
Sài Gòn và bánh mì bình dân

Từ trước những năm 1958 món bánh mì theo chân người Pháp du nhập vào Sài Gòn. Khởi điểm của món này là từ các loại bánh mì ngọt, bánh mì theo kiểu Pháp để phục cho dân Tây. Trải qua bao nhiêu năm tháng, từ một món ăn chỉ dành cho Tây, bánh mì dần dà được biến tấu theo nhiều cách để phù hợp hơn với người Việt. Và chẳng biết từ khi nào nó lại trở thành một món fastfood bình dân kiểu Việt mà không người dân nào là không biết.

Nem Sài Gòn – Gói mùi, cuốn vị đất phương Nam

Khen thay cho bàn tay ai khéo léo đã làm nên món nem thật thơm ngon, hấp dẫn chỉ từ những nguyên liệu hết sức giản đơn: nào thịt lợn băm nhỏ cho vị ngọt, mộc nhĩ – nấm hương – hành lá mang lại vị thơm, một chút thanh mát tạo nên từ cà rốt – su hào, vài cọng miến cho thêm phần cứng cáp...


Gỏi cóc, gỏi xoài - món teen ở khu sân bay

KenhSinhVien.Net-goi-coc.jpg

Đó là những quán cóc bên hông trung tâm thương mại Parkson C.T, đối diện trực tiếp với sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, các bạn được tự nhiên lựa chọn quả Xoài mà mình ưng ý nhất, kèm theo cách chỉ dẫn chọn Xoài làm Gỏi là quả phải xanh, còn cứng giòn và càng mập càng tốt… Sau đó rất nhanh tay, cô chủ quán gọt sạch, bào nhuyễn và trộn với những hỗn hộp có sẵn. Đúng 5 phút, các bạn có một dĩa gỏi Xoài với đầy đủ rau răm, đậu phộng, hành phi, con ruốc và 2 đôi đũa dùng một lần rồi thôi.

Chewy Junoir – Bánh nướng nhân kem

KenhSinhVien.Net-nuong.jpg

Bạn là người mê ăn các loại bánh nướng thơm lừng, bạn cũng thích thưởng thức các món kem tươi mát lạnh… nhưng bình thường bạn khó có thể ăn cùng lúc hai món là bánh nướng và kem tươi. Thế thì bạn đừng lo nhé, không phải khó xử trong việc chọn lựa nữa vì bây giờ bạn có thể thưởng thức cả hai trong sự kết hợp tuyệt vời. Đó là bánh nướng nhân kem Chewy Junoir tại cửa hàng Chewy Junior trên đường Trần Hưng Đạo, Q1.

Ẩm thực Sài Gòn đa dạng và phong phú là thế. Người đến Sài Gòn thuộc lòng những tên những con phố ăn uống, những con đường, những quán xá với hàng trăm món ăn độc đáo. Và sẽ là không quá đáng khi tặng cho miền đất hoa lệ ấy cái tên “Xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam”. Du khách có dịp thăm thú thành phố này, hãy kiên tâm thưởng thức ẩm thực ở đây sẽ thấy không mảnh đất nào trên dải đất Việt Nam hội tụ nhiều nền văn hóa ẩm thực đến thế.

Các bạn cùng chia sẻ với Làng nữa nhé!

https://www.cyworld.vn/v2/index/coverstory-view/postid/526
 
Tớ thích nhất là hình ảnh ng dân miền Tây thui cá lóc trong rơm rồi ăn với mắm ớt. Ôi sao mà ngon thế ko biết=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~
 
thèm món huế quá, không biết bán ở đâu thế:KSV@16:
 
8 món ăn vặt nổi tiếng trên đường phố Sài Gòn





Bánh tráng trộn, gỏi khô bò, phá lấu, các loại bánh bông lan, tai yến, tàn ong, bánh bò sữa nướng... đều rất hấp dẫn.

Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của khắp mọi miền đất nước. Không nhất thiết phải vào nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay trên vỉa hè, đường phố bạn vẫn dễ dàng tìm thấy những món ăn ngon nhưng rất bình dị và gần gũi như gỏi khô bò, bánh tráng trộn, khoai lang chiên…
1. Bánh tráng trộn
Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
KenhSinhVien.Net-banh-trang.jpg
Bánh tráng sau khi trộn trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
2. Bánh tai yến
Với những người thích ăn quà vặt ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng biết đến bánh tai yến, nhưng hiện nay hình ảnh gánh hàng rong bán món bánh này đã thưa thớt dần.
KenhSinhVien.Net-banh-tai-yen.jpg
Bánh tai yến có nguồn gốc từ miền Tây, theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Sở dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Dầu ăn cho vào chảo nhỏ, đến khi dầu sôi thì đổ úp từng thìa bột xuống chảo, động tác phải nhanh và dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa.
Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát. Hiện nay, mỗi chiếc bánh tai yến có giá 5.000 đồng.
3. Bánh bông lan
Bánh bông lan là thứ bánh nướng đậm hương vị Tây nhưng cũng bình dị như bao món quà vặt khác. Chỉ là một ca bột pha sẵn, bếp than đỏ hồng, hai cặp vỉ nướng là người bán đã cho ra lò nhưng chiếc bánh còn nóng hổi và thơm ngon.
KenhSinhVien.Net-banh-bong-lan.jpg
Người miền Tây khi làm bánh bông lan thì nguyên liệu chính là bơ để bánh có độ béo và mềm, nhưng những người hàng rong ở Sài Gòn lại sử dụng nước cốt dừa để thay cho bơ, vậy mà những chiếc bánh vẫn cứ xốp mềm, ngọt béo và thoang thoảng hương thơm nước cốt dừa.
Những chiếc bánh của các mẹ, các chị luôn làm vừa lòng người thưởng thức. Chiếc bánh bông lan hoàn hảo phải là chiếc bánh xốp mà không khô, không quá ngọt và quá béo, khi cho vào miệng thì cảm giác vừa mềm vừa thơm hương vị của nước cốt dừa.
Khác với những gánh hàng rong khác, không ồn ào, náo nhiệt, bánh bông lan nằm im lìm bên một góc phố, người bán không vội vàng, khoan thai đổ từng vỉ bánh cho dù có rất nhiều khách đứng đợi xung quanh. Với những ai đã trót yêu thích mùi vị ngọt ngào và hương thơm của bánh bông lan, họ vẫn kiên nhẫn đợi chờ từng vỉ bánh một vì họ biết, lò nướng có hạn và để bánh chín thì cần phải có thời gian.
4. Bánh tàn ong
Lang thang qua các con phố Sài Gòn, nhất là ở những quận trung tâm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng bánh nướng ở một góc phố, hay một vỉa hè nào đấy.
KenhSinhVien.Net-banh-tan-ong.jpg
Trên đôi quang gánh đó hầu như có đủ các loại bánh nướng vỉa hè, từ bánh bông lan, bánh chuối nướng và bánh tàn ong. Cũng như các loại bánh nướng khác, nguyên liệu chính làm bánh tàn ong là trứng và bột mì và bột năng. Trứng được đánh tan với đường. Khuấy tan thật đều bột mỳ, bột năng vào hỗn hợp trứng đường, thêm một ít nước và để khoảng 15 phút cho bột nở.
Làm bánh tàn ong không khó nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Những chiếc khuôn đổ bánh được làm nóng, sau đó quét dầu đều vào đáy khuôn và nắp trong của khuôn, gấp khuôn lại, hơ nóng và trở đều hai mặt đế khuôn, nắp… cho khuôn nóng thật đều.
Khi khuôn vừa đủ nóng, mở nắp, khuấy đều bột, múc bột vào đế khuôn, vừa đủ cho bột ngập đều phần đế khuôn nhưng không đầy tràn mép khuôn. Tùy độ nóng của lửa, bánh sẽ chín vàng trong khoảng 4-5 phút.
Chỉ là một chiếc bánh nướng bình dân vỉa hè, nhưng chứa đựng trong đó là ký ức tuổi thơ của mỗi người. Cầm chiếc bánh kẹp vừa mới ra lò khi đó còn mềm, chiếc bánh dẻo dai, hương thơm mộc mạc mà béo ngậy, cái mùi hương ấy làm sao quên được!


5. Bánh bò sữa nướng
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và trở thành món ăn phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò thường có hai loại là bánh bò hấp và bánh bò nướng, với nguyên liệu chính là bột gạo, đường, dừa và men.
KenhSinhVien.Net-banh-bo-sua.jpg
Ngoài hai loại bánh bò truyền thống kể trên, còn có thêm một loại bánh mới nữa là bánh bò sữa nướng. Chỉ mới xuất hiện trên đường phố Sài Gòn trong những năm gần đây, bánh bò sữa nướng nhanh chóng trở thành món ăn vặt yêu thích nhất là đối với tuổi teen.
Nguyên liệu chính của bánh là trứng gà, bột năng, đường và dừa. Gọi là bánh bò sữa nướng vì thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa tươi. Bánh được làm chín bằng cách cho vào khuôn và thường được nướng trên bếp than.
Từ xa bạn đã có thể nhận ra được mùi thơm của bánh bò sữa nướng đang lan tỏa ra từng góc phố. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ngồi tán dóc với bạn bè trong công viên, vừa nhâm nhi những chiếc bánh bò sữa nướng bé tí nhưng đầy sức quyến rũ.
Ở Sài Gòn, bánh bò sữa nướng thường được bán ở công viên 30-4, công viên 23-9, trước cổng công viên Tao Đàn, quanh khu vực Thảo Cầm Viên… Mỗi vỉ bánh bò sữa nướng gồm 12 cái nhỏ có giá 5.000 đồng.
6. Khoai lang chiên
Khoai lang chiên giòn, vàng ươm là món ăn vặt hấp dẫn trong mùa đông. Chỉ là món quà quê rẻ tiền, dân dã nhưng khoai lang chiên ngày càng được ưa chuộng, chẳng kém gì khoai tây chiên giòn bởi khoai lang ngọt, bùi, hợp khẩu vị người Việt Nam.
KenhSinhVien.Net-khoai-lang.jpg
Với một cái lò, một ít củi, chảo dầu, cái mâm, đôi đũa, cái vợt vớt khoai, xô bột lỏng và khoai lang đã được xắt lát như vậy là đủ. Còn gì thích hơn khi xế chiều lại được thưởng thức cái vị ngòn ngọt, bùi bùi của khoai, cái giòn giòn của lớp bột bên ngoài lát khoai… cái cảm giác xuýt xoa nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Khoai lang chiên thường được bày bán ở các góc phố, trước cổng trường, vỉa hè... điều thú vị khi thưởng thức món ăn này là ngồi trên vỉa hè trò chuyện cùng bạn bè vừa quan sát cô bán hàng nhanh tay nhúng khoai vào bột, cho vào chảo dầu chiên rối vớt lên. Khoai lang vừa mới được chiên xong nên còn nóng hôi hổi và dậy mùi thơm. Dừng chân bên gánh khoai lang chiên vỉa hè, khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn lan tỏa từ mùi thơm của những lát khoai vừa chín tới.
7. Gỏi khô bò
Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến. Đi ăn gỏi khô bò cũng chẳng phải đợi lâu. Vừa gọi món đã có ngay một đĩa gỏi khô bò đầy màu sắc mà ngon miệng. Khô bò thường là loại thịt bò qua chế biến và ướp gia vị kỹ càng, không giống như loại khô làm từ thịt bò được đóng gói bán sẵn trong các siêu thị.
KenhSinhVien.Net-kho-bo.jpg
Gỏi khô bò phải ăn với đu đủ bào. Đu đủ được bào sợi, ngâm nước muối để khử mủ vào tăng độ giòn. Phía trên được trang trí bởi mấy cọng rau răm thái nhỏ, tăng mùi vị và tạo màu sắc bắt mắt thanh nhã, lại thêm mấy hạt lạc rang vàng giòn rụm.
Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt. Tùy theo liều lượng pha mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.
Muốn ăn gỏi khô bò ngon có thể đến công viên Lê Văn Tám (đường Võ Thị Sáu). Quán gỏi của ông Năm bán ở đây rất được lòng mọi người. Đặc biệt là ăn gỏi khô bò trong khuôn viên công viên Lê Văn Tám rợp bóng cây sẽ cho bạn một cảm giác rất thư thái và thú vị. Một đĩa gỏi khô bò giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng
8. Phá lấu
Với những người sành ăn vặt ở Sài Gòn, không ai có thể bỏ qua món phá lấu lòng bò, một món ăn bình dân nhưng có sức quyến rũ khó cưỡng. Món ăn vỉa hè này có sức hút với đủ các thế hệ, từ cô cậu học trò, đến dân văn phòng và cả người già. Phá lấu phổ biến đến mức bạn có thể bắt gặp hàng phá lấu ở bất cứ khúc dân đông đúc nào hay bất kỳ trường học nào.
KenhSinhVien.Net-pha-lau.jpg
Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa. Phá lấu được làm bằng bao tử và ruột non, phổi, gan, tim... với cách chế biến rất giản dị là tẩm ướp gia vị mà trong đó ngũ vị hương là chính, sau đó được chiên vàng và luộc lại cho mềm. Nước cốt dừa là nguyên liệu chính của nước phá lấu, làm nên vị ngọt và béo cho nồi nước hầm. Bí quyết của một nồi phá lấu ngon là ở khâu canh lửa và đổ thêm nước cho ruột non có độ mềm vừa ăn. Khi nào thấy nước dùng vừa sắc lại và hơi sệt là có thể dùng được.
Ăn phá lấu thì không dùng đũa hay dĩa, chỉ là một chiếc que bằng tre. Xiên miếng tổ ong (bao tử) đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua chua, ngọt ngọt, cay cay, hòa quyện vào nhau thật đậm đà.
Tiêu Phong
 
Quán Bún Huyền Chi - Đặc trưng ba miền - www.bunhuyenchi.com

Ai xa Hà Nội muốn tìm lại hương vị Bún Mọc hoặc ai rời Cố Đô nhớ Bún Bò Huế hay ai đến Sài Gòn muốn thử Bánh Canh, hãy đến Bún Huyền Chi.

Bún Huyền Chi ra đời từ năm 1986, cho đến nay, đã trở thành một địa điểm quen thuộc của khách sành ăn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kiều bào Việt Nam mỗi khi có dịp về thăm quê hương với ba món bún chính, đặc trưng của ba miền: Bún Mọc Hà Nội, Bún Bò Huế và Bánh Canh Sài Gòn.

FileAttachGet.axd

Món bún bò Huế với vị đặc trưng của mắm ruốc Huế được lấy từ chợ Đông Ba – Huế, cùng với những lát thịt bò mềm vừa phải xen lẫn cái dai dai của gân bò hòa quyện cùng vị cay nồng của ớt sa tế, đặc trưng xứ Huế.

1240914510.jpg

Còn với món bún mọc Hà Nội, có gì tuyệt vời hơn khi được nếm vị ngon ngọt tự nhiên của nước dùng trong vắt, viên mọc tròn xoe, dai, dòn với kỹ thuật quết bằng tay thủ công. Một yếu tố quan trọng làm tuyệt vời cho món Bún Mọc là mắm tôm, chủ quán đã tâm huyết chọn lựa mắm tôm tại làng mắm Ngư Lộc (Thanh Hóa), nổi tiếng hàng trăm năm nay.

1240913609.jpg

Với đặc sản bánh canh Sài Gòn, thực khách sẽ bị hấp dẫn bởi mùi thơm của những tép hành phi vàng ươm, dòn khấu và nước hầm xương ngọt dịu.

1240914868.jpg

Chủ quán Bún Huyền Chi tâm sự: “Ở Bún Huyền Chi, mỗi lát thịt bò, mỗi khúc giò heo, mỗi viên mọc, mỗi miếng chả, mỗi dĩa rau,… chúng tôi đều chăm chút như làm để thết đãi người thân”.
Quả thật, với những ai đã từng đến Bún Huyền Chi để thưởng thức những món ăn dân dã này, chắc chắn sẽ cảm nhận được một hương vị rất riêng, không phải chỉ vì cách nấu với những bí quyết riêng mà còn bởi sự tận tình trong khâu chọn và chế biến nguyên vật liệu, giúp thực khách có những bữa ăn ngon miệng mà còn đảm bảo sức khỏe.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được chủ quán rất chú trọng. Các loại mắm đều được chọn lọc kỹ càng – có chứng nhận vệ sinh thực phẩm, rau cũng được lặt từng lá, rửa qua nhiều nước trước khi đưa vào phục vụ. Nghĩa là không chỉ ngon mà còn phải lành tức là phải sạch.
Một điều thú vị nữa là đến với Bún Huyền Chi, thực khách “vô tình” đã bổ sung cho mình muối i-ốt mà Bộ Y Tế cảnh báo người Việt Nam đang thiếu i-ốt. Tất cả các món tại Bún Huyền Chi đều được nêm bổ sung muối i-ốt.
Một số sản phẩm mới của quán:

TrangMieng_Wide_Vn.jpg

Giữa một rừng ẩm thực Sài Gòn, Bún Huyển Chi vẫn tạo được một chỗ đứng vững chắc trong lòng thực khách chỉ với những món ăn dân dã, nhưng mang đậm hương vị quê hương và cái tâm của người chế biến. Hãy đến với Bún Huyền Chi để không chỉ ăn mà còn thưởng thức cái ngon, cái hay và độc đáo của ẩm thực Việt.

FileAttachGet.axd

Địa điểm Quán Bún Huyền Chi
39 Nguyễn Văn Lạc Phường 21 Quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh
Email: info@bunhuyenchi.com
Website: https://www.bunhuyenchi.com
Tel: 38.400.400
 
8 món ăn vặt nổi tiếng trên đường phố Sài Gòn





Bánh tráng trộn, gỏi khô bò, phá lấu, các loại bánh bông lan, tai yến, tàn ong, bánh bò sữa nướng... đều rất hấp dẫn.

Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của khắp mọi miền đất nước. Không nhất thiết phải vào nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay trên vỉa hè, đường phố bạn vẫn dễ dàng tìm thấy những món ăn ngon nhưng rất bình dị và gần gũi như gỏi khô bò, bánh tráng trộn, khoai lang chiên…
1. Bánh tráng trộn
Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
KenhSinhVien.Net-banh-trang.jpg
Bánh tráng sau khi trộn trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
2. Bánh tai yến
Với những người thích ăn quà vặt ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng biết đến bánh tai yến, nhưng hiện nay hình ảnh gánh hàng rong bán món bánh này đã thưa thớt dần.
KenhSinhVien.Net-banh-tai-yen.jpg
Bánh tai yến có nguồn gốc từ miền Tây, theo chân những người dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Sở dĩ, bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Bánh tai yến có công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Dầu ăn cho vào chảo nhỏ, đến khi dầu sôi thì đổ úp từng thìa bột xuống chảo, động tác phải nhanh và dứt khoát để bột bám vào nhau thành hình tròn, không bị rây ra xung quanh. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa.
Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát. Hiện nay, mỗi chiếc bánh tai yến có giá 5.000 đồng.
3. Bánh bông lan
Bánh bông lan là thứ bánh nướng đậm hương vị Tây nhưng cũng bình dị như bao món quà vặt khác. Chỉ là một ca bột pha sẵn, bếp than đỏ hồng, hai cặp vỉ nướng là người bán đã cho ra lò nhưng chiếc bánh còn nóng hổi và thơm ngon.
KenhSinhVien.Net-banh-bong-lan.jpg
Người miền Tây khi làm bánh bông lan thì nguyên liệu chính là bơ để bánh có độ béo và mềm, nhưng những người hàng rong ở Sài Gòn lại sử dụng nước cốt dừa để thay cho bơ, vậy mà những chiếc bánh vẫn cứ xốp mềm, ngọt béo và thoang thoảng hương thơm nước cốt dừa.
Những chiếc bánh của các mẹ, các chị luôn làm vừa lòng người thưởng thức. Chiếc bánh bông lan hoàn hảo phải là chiếc bánh xốp mà không khô, không quá ngọt và quá béo, khi cho vào miệng thì cảm giác vừa mềm vừa thơm hương vị của nước cốt dừa.
Khác với những gánh hàng rong khác, không ồn ào, náo nhiệt, bánh bông lan nằm im lìm bên một góc phố, người bán không vội vàng, khoan thai đổ từng vỉ bánh cho dù có rất nhiều khách đứng đợi xung quanh. Với những ai đã trót yêu thích mùi vị ngọt ngào và hương thơm của bánh bông lan, họ vẫn kiên nhẫn đợi chờ từng vỉ bánh một vì họ biết, lò nướng có hạn và để bánh chín thì cần phải có thời gian.
4. Bánh tàn ong
Lang thang qua các con phố Sài Gòn, nhất là ở những quận trung tâm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng bánh nướng ở một góc phố, hay một vỉa hè nào đấy.
KenhSinhVien.Net-banh-tan-ong.jpg
Trên đôi quang gánh đó hầu như có đủ các loại bánh nướng vỉa hè, từ bánh bông lan, bánh chuối nướng và bánh tàn ong. Cũng như các loại bánh nướng khác, nguyên liệu chính làm bánh tàn ong là trứng và bột mì và bột năng. Trứng được đánh tan với đường. Khuấy tan thật đều bột mỳ, bột năng vào hỗn hợp trứng đường, thêm một ít nước và để khoảng 15 phút cho bột nở.
Làm bánh tàn ong không khó nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Những chiếc khuôn đổ bánh được làm nóng, sau đó quét dầu đều vào đáy khuôn và nắp trong của khuôn, gấp khuôn lại, hơ nóng và trở đều hai mặt đế khuôn, nắp… cho khuôn nóng thật đều.
Khi khuôn vừa đủ nóng, mở nắp, khuấy đều bột, múc bột vào đế khuôn, vừa đủ cho bột ngập đều phần đế khuôn nhưng không đầy tràn mép khuôn. Tùy độ nóng của lửa, bánh sẽ chín vàng trong khoảng 4-5 phút.
Chỉ là một chiếc bánh nướng bình dân vỉa hè, nhưng chứa đựng trong đó là ký ức tuổi thơ của mỗi người. Cầm chiếc bánh kẹp vừa mới ra lò khi đó còn mềm, chiếc bánh dẻo dai, hương thơm mộc mạc mà béo ngậy, cái mùi hương ấy làm sao quên được!


5. Bánh bò sữa nướng
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và trở thành món ăn phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò thường có hai loại là bánh bò hấp và bánh bò nướng, với nguyên liệu chính là bột gạo, đường, dừa và men.
KenhSinhVien.Net-banh-bo-sua.jpg
Ngoài hai loại bánh bò truyền thống kể trên, còn có thêm một loại bánh mới nữa là bánh bò sữa nướng. Chỉ mới xuất hiện trên đường phố Sài Gòn trong những năm gần đây, bánh bò sữa nướng nhanh chóng trở thành món ăn vặt yêu thích nhất là đối với tuổi teen.
Nguyên liệu chính của bánh là trứng gà, bột năng, đường và dừa. Gọi là bánh bò sữa nướng vì thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa tươi. Bánh được làm chín bằng cách cho vào khuôn và thường được nướng trên bếp than.
Từ xa bạn đã có thể nhận ra được mùi thơm của bánh bò sữa nướng đang lan tỏa ra từng góc phố. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ngồi tán dóc với bạn bè trong công viên, vừa nhâm nhi những chiếc bánh bò sữa nướng bé tí nhưng đầy sức quyến rũ.
Ở Sài Gòn, bánh bò sữa nướng thường được bán ở công viên 30-4, công viên 23-9, trước cổng công viên Tao Đàn, quanh khu vực Thảo Cầm Viên… Mỗi vỉ bánh bò sữa nướng gồm 12 cái nhỏ có giá 5.000 đồng.
6. Khoai lang chiên
Khoai lang chiên giòn, vàng ươm là món ăn vặt hấp dẫn trong mùa đông. Chỉ là món quà quê rẻ tiền, dân dã nhưng khoai lang chiên ngày càng được ưa chuộng, chẳng kém gì khoai tây chiên giòn bởi khoai lang ngọt, bùi, hợp khẩu vị người Việt Nam.
KenhSinhVien.Net-khoai-lang.jpg
Với một cái lò, một ít củi, chảo dầu, cái mâm, đôi đũa, cái vợt vớt khoai, xô bột lỏng và khoai lang đã được xắt lát như vậy là đủ. Còn gì thích hơn khi xế chiều lại được thưởng thức cái vị ngòn ngọt, bùi bùi của khoai, cái giòn giòn của lớp bột bên ngoài lát khoai… cái cảm giác xuýt xoa nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Khoai lang chiên thường được bày bán ở các góc phố, trước cổng trường, vỉa hè... điều thú vị khi thưởng thức món ăn này là ngồi trên vỉa hè trò chuyện cùng bạn bè vừa quan sát cô bán hàng nhanh tay nhúng khoai vào bột, cho vào chảo dầu chiên rối vớt lên. Khoai lang vừa mới được chiên xong nên còn nóng hôi hổi và dậy mùi thơm. Dừng chân bên gánh khoai lang chiên vỉa hè, khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn lan tỏa từ mùi thơm của những lát khoai vừa chín tới.
7. Gỏi khô bò
Gỏi khô bò là một món ăn đơn giản, dễ chế biến. Đi ăn gỏi khô bò cũng chẳng phải đợi lâu. Vừa gọi món đã có ngay một đĩa gỏi khô bò đầy màu sắc mà ngon miệng. Khô bò thường là loại thịt bò qua chế biến và ướp gia vị kỹ càng, không giống như loại khô làm từ thịt bò được đóng gói bán sẵn trong các siêu thị.
KenhSinhVien.Net-kho-bo.jpg
Gỏi khô bò phải ăn với đu đủ bào. Đu đủ được bào sợi, ngâm nước muối để khử mủ vào tăng độ giòn. Phía trên được trang trí bởi mấy cọng rau răm thái nhỏ, tăng mùi vị và tạo màu sắc bắt mắt thanh nhã, lại thêm mấy hạt lạc rang vàng giòn rụm.
Gỏi đu đủ khô bò hơn thua nhau ở nước trộn gỏi, hương vị nước trộn mỗi nơi đều có bí quyết riêng. Nước gỏi ngon thường được pha giữa giấm, nước tương và nước ớt. Tùy theo liều lượng pha mà ra hương vị ngon hay dở. Ăn gỏi khô bò không thấy no, rất nhẹ bụng mà lại kích thích vị giác.
Muốn ăn gỏi khô bò ngon có thể đến công viên Lê Văn Tám (đường Võ Thị Sáu). Quán gỏi của ông Năm bán ở đây rất được lòng mọi người. Đặc biệt là ăn gỏi khô bò trong khuôn viên công viên Lê Văn Tám rợp bóng cây sẽ cho bạn một cảm giác rất thư thái và thú vị. Một đĩa gỏi khô bò giá 10.000 đồng đến 15.000 đồng
8. Phá lấu
Với những người sành ăn vặt ở Sài Gòn, không ai có thể bỏ qua món phá lấu lòng bò, một món ăn bình dân nhưng có sức quyến rũ khó cưỡng. Món ăn vỉa hè này có sức hút với đủ các thế hệ, từ cô cậu học trò, đến dân văn phòng và cả người già. Phá lấu phổ biến đến mức bạn có thể bắt gặp hàng phá lấu ở bất cứ khúc dân đông đúc nào hay bất kỳ trường học nào.
KenhSinhVien.Net-pha-lau.jpg
Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa. Phá lấu được làm bằng bao tử và ruột non, phổi, gan, tim... với cách chế biến rất giản dị là tẩm ướp gia vị mà trong đó ngũ vị hương là chính, sau đó được chiên vàng và luộc lại cho mềm. Nước cốt dừa là nguyên liệu chính của nước phá lấu, làm nên vị ngọt và béo cho nồi nước hầm. Bí quyết của một nồi phá lấu ngon là ở khâu canh lửa và đổ thêm nước cho ruột non có độ mềm vừa ăn. Khi nào thấy nước dùng vừa sắc lại và hơi sệt là có thể dùng được.
Ăn phá lấu thì không dùng đũa hay dĩa, chỉ là một chiếc que bằng tre. Xiên miếng tổ ong (bao tử) đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua chua, ngọt ngọt, cay cay, hòa quyện vào nhau thật đậm đà.
Tiêu Phong

Toàn những đồ ăn chơi ko à!:KSV@10::KSV@10::KSV@10:
 
nhìn ngon mà ăn dở lắm. chẳng ra làm sao
 
×
Quay lại
Top