Một số tính năng ẩn thú vị trên Windows 10

ghost0bk

Banned
Tham gia
10/4/2015
Bài viết
2
Từ lúc ra mắt Windows 10 tới thời điểm hiện tại có lẽ là một khoảng thời gian khá lâu, đủ để người dùng có thể thấy hết những tính năng của bản cập nhật hệ điều hành mới này. Microsoft đã sửa sai và hoàn thiện phần lớn các chức năng theo mong muốn của người dùng trên Windows 8 như mang trở lại thanh Start menu, thêm cô trợ lý ảo Cortana, chuyển đổi giao diện Cortinuum cho Tablet và chuyển đổi tác vụ dễ dàng với Task View. Tuy nhiên, song song với những tính năng nổi bật này thì Windows 10 còn vô số điều thú vị ẩn sâu trong bản cập nhật. Những tính năng ẩn này không chỉ cần thiết với những người có chuyên môn sâu về máy tính mà thậm chí chúng còn tham gia hỗ trợ, tăng khả năng trải nghiệm dễ dàng cho người dùng hàng ngày nữa.



Background Scrolling ( Cuộn ứng dụng nền )

Background scrolling là một tính năng chưa từng có trên các phiên bản trước đây. Nếu như ở phiên bản Windows cũ hơn thì bạn chỉ có thể cuộn trang ở cửa số mà bạn đang làm việc mà thôi. Nếu như đang làm việc cùng với 2 ứng dụng cùng một lúc, bạn muốn cuộn ứng dụng bên cạnh trong khi ứng dụng đó đang ở trong trạng thái nền thì bạn phải thêm một bước nữa là click vào ứng dụng đó để chuyển từ trạng thái nền sang trạng thái làm việc rồi sau đó cuộn trang. Thao tác đó sẽ cản trở công việc của người dùng rất nhiều bởi nếu đang soạn thảo một trang word mà muốn tham khảo thông tin từ nguồn excel chẳng hạn, người dùng mất rất nhiều thời gian để chuyển đổi giữa 2 cửa sổ và không thể tiếp tục công việc của mình trên word ngay lúc đó được.


Trên Windows 10, Microsoft sẽ cung cấp cho bạn lựa chọn để bật tắt chức năng cuộn nhiều cửa số này. Người dùng có thể đưa chuột đến bất cứ ứng dụng nào và cuộn mà không hề thay đổi trạng thái làm việc của ứng dụng bản thân đang sử dụng. Để làm điều này, bạn có thể vào mục Mouse hay Touchpad setting trên Windows 10 (bạn có thể tìm thấy trong mục Devices ở màn hình Setting hoặc có thể tìm kiếm trực tiếp thông qua thanh Search ở trên Start menu), tìm mục “scroll inactive windows when I hover over them”. Tính năng này phù hợp với phần lớn người dùng hiện tại bởi đa phần kích thước màn hình sẽ không đủ lớn để có thể bao quát hết trang web hay trang dữ liệu chữ viết. Tính năng được người viết đánh giá vô cùng hữu ích và mang lại trải nghiệm vô cùng thiết thực. Đây cũng có thể là một lý do rất chính đáng để cập nhật lên Windows 10 – đơn giản là bật lên và cứ để nó chạy.

Per-monitor display scaling (Chỉnh kích cỡ và độ phân giải trên từng màn hình)

Lại là một tính năng vô cùng đáng giá nữa trên Windows 10 với dân thiết kế và đồ hoạ. Vì sao lại nói vậy? Thời gian qua chúng ta đã được chứng kiến khá nhiều sự ra mắt màn hình với độ phân giải cao như màn hình 4k hay 1440p. Giá cả của các màn hình này cũng đang bắt đầu chạy đua và hạ nhiệt để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn – đặc biệt với những đối tượng là nhà thiết kế đồ hoạ và dựng khung bản vẽ. Tuy nhiên, với những màn hình 4K thì kích cỡ chữ, hình ảnh và những chi tiết khác rất nhỏ, người dùng chỉ có 2 cách là ngồi gần lại để quan sát rõ hơn nhưng sẽ không bao quát hết được tất cả màn hình và một cách khác là giảm độ phân giải xuống cách mức như Full HD hoặc 1440p. Tuy nhiên, trên các bản cập nhật cũ hơn thì Microsoft mắc lỗi khá tệ là độ phân giải và tỉ lệ màn hình áp dụng cho tất cả các màn hình cùng lúc mà không cho phép chỉnh từng màn hình khác nhau. Điều này sẽ gây phiền phức nếu như bạn đang sở hữu một màn hình có độ phân giải cao và một màn hình có độ phân giải tiêu chuẩn (1080p).


Tuy nhiên, đến Windows 10, Microsoft nhận ra sự bất tiện này và nâng cấp khả năng thay đổi tỉ lệ trên từng màn hình cho người dùng. Với nâng cấp này, khi sử dụng 2 màn hình 4K và 1080p, bạn có thể dùng tỉ lệ 100% cho màn hình 1080p và 200% cho màn hình 4K. Chỉnh sửa này sẽ giúp kích thước các kí tự, chữ viết giống nhau về kích thước trên cả 2 màn hình. Ngoài ra, khi kết nối một laptop đang dùng Windows 10 với máy chiếu hay màn hình có độ phân giải thấp hơn thì bạn vẫn có thể chỉnh những tỉ lệ này giữa 2 màn hình một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem.

Storage Sense (Phân tích bộ nhớ)

Một tính năng khá hay mà Microsoft đã mượn từ hệ điều hành của di động Android – vốn đã có từ thời Android 2.3. Storage Sense sẽ phân tích các thư mục và tệp tin trên máy tính của bạn, nói cho bạn biết dung lượng của bạn đã được dùng với mục đích nào. Sau đó ứng dụng này sẽ đề xuất bạn nên lưu trữ dữ liệu ở đâu và xoá những dữ liệu nào không cần thiết. Với những hệ thống sử dụng nhiều ổ cứng, Storage Sense đưa ra một bản phân tích chi tiết lưu trữ của từng ổ cứng, ngay cả những ổ cứng gắn ngoài bằng cổng USB sẽ vẫn được hỗ trợ.


Storage Sense chứng tỏ là một tính năng vô cùng hữu ích bởi nếu bạn đang dùng phiên bản cũ hơn thì tính năng kiểm soát dữ liệu sẽ rất hạn hẹp (nếu không sử dụng phần mềm trả phí từ bên thứ 3) bởi bạn chỉ có thể kiểm tra và xoá những tệp tin rác mà thôi. Với ứng dụng mới này trên Windows 10, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và quản lý file một cách miễn phí bởi nó được tích hợp sẵn vào Windows. Ngoài ra, người dùng cũng có thể theo dõi và xoá những tệp tin tạm (temporary files), quản lý dung lượng được dùng bởi ứng dụng, game, file phục hồi máy tính ở trạng thái hibernation và system restores.

Cập nhật cho Command Prompt (CMD)

CMD có lẽ là một tính năng không mấy thân thiện với đa phần người dùng Windows bởi phần mềm này đỏi hỏi người dùng cần có một chút kiến thức về những lệnh và những ứng dụng của lệnh đó vào hệ điều hành của máy tính. Thay vì phải nhớ các lệnh này thì người dùng có thể tải về những ứng dụng từ bên thứ 3 để làm điều tương tự một cách dễ dàng hơn. Một số các lệnh thường dùng nếu như không muốn tải chương trình khác thường là ping, ipconfig, sfc /scannow, hẹn giờ tắt máy hay xoá dữ liệu vĩnh viễn (cipher).


Tuy nhiên, CMD ngày càng trở nên cũ kĩ và lạc hậu khiến người dùng chương trình này cảm thấy chán nản vì thiếu quá nhiều tính năng cần thiết. Microsoft nhận ra điều này và hãng đã mang rất nhiều những cải tiến mới cho CMD. Với Windows 10, Microsoft sẽ cho phép người dùng chuyển đổi giữa bộ CMD cũ và mới thông qua hộp thoại có tên là ‘Use legacy console’ trong mục Properties của CMD. Nếu bạn tắt hộp thoại này đi, Microsoft sẽ mang đến cho bạn khả năng copy và paste trực tiếp bằng phím tắt mà không phải thông qua chuột phải như các phiên bản trước. Ngoài ra, CMD cũng được hỗ trợ khả năng chỉnh sửa kích thước cửa sổ, hiệu ứng làm mờ cửa số transparent và line wrapping giúp người dùng dễ dàng đọc lệnh và thông tin hơn. Người dùng cũng có thể bật tắt dễ dàng thông qua properties nhưng người viết khuyên vẫn nên bật để có thể thao tác nhanh chóng hơn.

Cử chỉ tay trên trackpad mới

Trong lịch sử thì Mac OS X là một hệ điều hành hỗ trợ trackpad tốt hơn hẳn so với Windows. Nhưng với Windows 10 thì mọi chuyện hoàn toàn khác hẳn. Microsoft đã thiết kế mới lại trackpad giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn.


Ngoài các tính năng dùng hai ngón tay để phóng to/thu nhỏ (pinch-to-zoom), cuộn lên/xuống (two finger scrolling), trackpad trên Windows 10 còn mang lại khả năng thao tác với 3 ngón tay vuốt lên để mở cửa số Task View - cho phép chuyển đổi ứng dụng làm việc và tạo một màn hình desktop mới. Nếu vuốt 3 ngón tay sang trái hoặc phải thì có thể mở Task Manager và vuốt 3 ngón xuống dưới để hiện thị màn hình làm việc desktop.

Chú thích trên trình duyệt Microsoft Edge

Trình duyệt mới từ Microsoft đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng bởi Edge có khá nhiều cải tiến và nhiều tính năng mới mẻ so với Internet Explorer. Một trong những tính năng làm cho Edge khác với các trình duyệt hiện tại chính là khả năng ghi chú ngay trên trang web mà bạn đang truy cập. Người dùng dễ dàng dùng tay hoặc bút viết trên máy tính bảng để note những ứng dụng lại và chia sẻ với bạn bè của mình.


Nói chi tiết hơn, người dùng chỉ đơn giản chọn nút Web Note trên thanh công cụ của Edge. Tính năng này sẽ tự động chụp màn hình và cho phép bạn vẽ, highlight, cắt hay thêm những chi tiết khác vào ảnh vừa tạo. Khả năng kết hợp với OneDrive cho phép người dùng đồng bộ và lưu trữ cũng như chia sẻ dễ dàng – một điều khá thuận tiện với người thường xuyên làm công việc nghiên cứu trên trình duyệt web. Egde trên Windows 10 ngoài tính năng ghi chú thì cũng được Microsoft cải thiện rất nhiều về hiệu năng, tốc độ và tính bảo mật, có thể sánh ngang hàng với Chrome và Firefox ở thời điểm hiện tại.

Hỗ trợ FLAC, MKV và HEVC trên trình phát media mặc định

“Tại sao đây lại là một tính năng thú vị? Tôi vẫn có thể chọn các trình phát media từ bên thứ 3 tốt hơn mà?” có lẽ sẽ là câu hỏi mà bạn đọc đặt ra. Thực tế, đúng như vậy, rất nhiều trình phát media tốt hơn so với phần mềm mặc định của Windows. Có rất nhiều lý do được đưa ra: hỗ trợ nhiều codec hơn, hỗ trợ phần cứng encode/decode tốt hơn, hỗ trợ xuất âm thanh hay hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn đang dùng laptop thì người viết vẫn khuyên dùng trình phát từ Microsoft bởi theo nhiều nghiên cứu, Windows Media Player là trình phát có hiệu suất sử dụng pin tốt nhất hiện nay (tốt hơn cả phần mềm được dùng nhiều nhất là VLC).

Trên Windows 10, WMP sẽ chơi được các tập tin có định dạng MKV với chuẩn H.264 (chuẩn nén video cao với hình ảnh tốt nhất hiện nay), định dạng nhạc không nén FLAC dành cho audiophile cũng như chuẩn HEVC/H.265 sẽ được hỗ trợ trong tương lai khi màn hình và nội dung 4K được phổ biến.

Chia cửa số (Snap)

Một trong các tính năng vô cùng hữu dụng được giới thiệu trên Windows 7 chính là khả năng chia cửa số làm việc trên các vùng khác nhau. Tính năng này cũng sẽ được Microsoft cải tiến trên Windows 10 để hợp với thời của màn hình lớn, rộng hay thậm chí là ghép nhiều màn hình với nhau.


Nếu như trên Windows 7 thì người dùng chỉ có thể làm việc duy nhất với 2 cửa sổ trên màn hình thì Windows 10 có thể chia các ứng dụng này nằm từng góc trên màn hình – cho phép bạn dễ dàng chọn lựa vị trí cho 4 ứng dụng cùng một lúc trên cùng 1 màn hình hiển thị. Nếu như đang làm việc với màn hình có độ phân giải 4K thì đây là một tính năng vô cùng hữu ích bởi bạn có thể tận dụng được tối đa diện tích và sử dụng nhiều dữ liệu cùng một lúc. Tính năng snap này có hỗ trợ bạn đặt bất kì cửa số nằm ở góc của bất kì màn hình nào khi bạn đang ghép nhiều màn hình lại với nhau. Một điều cần lưu ý nữa là Microsoft còn đưa thêm tính năng Snap Assist đề xuất những ứng dụng đang chạy để lấp vào những chỗ trống còn lại trên màn hình với một cú click chuột.

Quay video màn hình bất cứ nơi đâu

Ứng dụng Xbox trên Windows 10 tích hợp một tính năng gọi là Game DVR với khả năng thu lại bất cứ hoạt động nào trên màn hình khi chơi game. Tuy nhiên, với một vài thao tác nhỏ thì người dùng vẫn có thể dùng Game DVR để quay tất cả các ứng dụng hay màn hình desktop một các dễ dàng.Tất cả công việc bạn cần làm là bật ứng dụng của Xbox lên, giữ nguyên trạng thái mở, sau đó chuyển qua ứng dụng khác và bấm tổ hợp phím Windows+G. Thông báo Gamebar sẽ xuất hiện, chọn “Yes, this is a game” để lừa Windows 10 hỗ trợ quay phim màn hình cho ứng dụng. Khi gamebar đã được mở thì người dùng đơn giản chỉ cần click vào nút Start recording hoặc dùng tổ hợp phím Windows+Alt+R để ghi hình, phần Recordings sẽ hiện ngay trong ứng dụng Xbox app dưới tab GameDVR.


Tuy nhiên, GameDVR khà bất tiện ở một điểm là bạn chỉ có thể quay màn hình ở một ứng dụng duy nhất mà bạn chỉ định, vì vậy mà hình ảnh không thể quay khi chuyển đổi giữa các ứng dụng hay dùng nhiều ứng dụng cùng lúc. Nhưng nếu bạn cần một ứng dụng cơ bản, nhanh và dễ sử dụng thì GameDVR sẽ là sự lựa chọn khó có thể bỏ qua.

DirectX 12

Tính năng ẩn cuối cùng đi kèm theo Windows 10 mà người viết muốn nhắc tới chính là DirectX 12. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý vào thời điểm hiện tại, bạn sẽ không nhận ra nhiều lợi ích DirectX 12 vì nhiều tựa game và ứng dụng đồ hoạ chưa có đủ thời gian để hỗ trợ nền tảng này. Nhưng có lẽ, vào khoảng đầu năm sau, khi DirectX 12 sẽ bắt đầu phổ biến hơn bởi nó hỗ trợ rất nhiều cho việc cải thiện hiệu suất gaming, khả năng lập trình của các coder và những ý đồ hình ảnh của nhà sản xuất.


Như đã nói ở trên, nhiều lập trình viên sẽ có thể thiết kế tựa game dành cho nhiều phần cứng hơn bởi DirectX 12 sẽ hoạt động hiệu quả trên cả 2 phần là CPU và GPU chứ không để GPU “gánh tạ” như trên nền DirectX 11 cũ. Để có những tối ưu hoá này thì Microsoft đã làm lại bộ thư viện DirectX12 để hỗ trợ kiểm soát phần cứng tốt hơn, hỗ trợ tăng hiệu suất cho nhiều GPU sử dụng cùng lúc và cải thiện giao thức driver. Ngoài các tối ưu về phần ứng thì DirectX 12 còn hỗ trợ các developer tạo ra những trò chơi chân thực hơn, phù hợp với engine của các hãng làm game. DX 12 API sẽ chỉ được hỗ trợ trên Windows 10 và hứa hẹn làm cho phiên bản hệ điều hành này trở thành OS tốt nhất để chơi game. Windows Display Driver Model (WDDM) bản 2.0 cũng sẽ mang lại lợi ích 3D rendering tốt hơn trên Windows 10, nhưng DX 12 vẫn là thành phần đóng vai trò cốt lõi cho phiên bản hệ điều hành mới này.


Download+Key4VIP.info.png


Download Windows 10 Education - Home - Pro - Enterprise Full 32 Bit + 64 bit Final chính thức ngày 29/7/2015

Nguồn:Một số tính năng ẩn thú vị trên Windows 10 | Bán key bản quyền Windows Server 2012,Bán key bản quyền Windows Server 2012 R2 Standar,Datacenter
 
×
Quay lại
Top