Một số vấn đề lý luận chung về thuế và pháp luật thuế việt nam

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Pháp luật thuế VN
1. Khái quát chung về thuế.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế.


Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sản xuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã. Mỗi thành viên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải của mình. Lúc này, tuy các cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ được cộng đồng trao cho quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Trong xã hội đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương nhiên là trong xã hội đó cũng chưa có “thuế”.

- Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự chuyên môn hóa trong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà còn dư thừa. Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư nhân, hình thành giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, giai cấp nào thắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị các giai cấp còn lại. Nhà nước ra đời trên nền tảng kinh tế - chính trị đó.
.............................
ST
 

Đính kèm

  • ThueI.docx
    43,3 KB · Lượt xem: 389
Hiệu chỉnh:
Pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:
A. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:

1. Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

a. Khái niệm:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Lưu ý:

· Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

· Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

· Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này.

· Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh cảu Uy ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

b. Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

.........................
ST
 

Đính kèm

  • Thue 2.docx
    49,8 KB · Lượt xem: 224
Hiệu chỉnh:
Pháp luật thuế thu vào thu nhập

A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:


1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:

-Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa vụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước

Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau::

-Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thực hiện công bằng xã hội.

-Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị trường – giảm thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ. Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiết vào thuế thu vào thu nhập.

Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả.

Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
.................................



ST
 

Đính kèm

  • Chương III.docx
    97 KB · Lượt xem: 189
Hiệu chỉnh:
Chương 4:THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC

A- Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:

1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:

Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay, những sắc thuế sau đây điều tiết vào hành vi tác động vào một số tài sản:

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Do đó, việc nhà nước điều tiết thuế vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp là hợp lý – nhằm trích một phần thu nhập từ hành vi sử dụng đất vào NSNN.
.....................................

ST
 

Đính kèm

  • Chương 4.docx
    28,6 KB · Lượt xem: 781
Hiệu chỉnh:
CHƯƠNG V:XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ

I. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

1) Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

Có 3 phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước về thuế:

· Thuyết phục: là làm cho đối tượng đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác có thực hiện nghĩa vụ thuế hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.

· Theo dõi, kiểm tra: là phương pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước về thuế (chủ yếu là cơ quan thuế và cơ quan hải quan) áp dụng sử dụng những công cụ hành chính khác nhau để theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoán thuế.

Tính hiệu quả của phương pháp này thể hiện ở chỗ cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện nững sai phạm có thể hoặc đã xảy ra của các tổ chức, cá nhân để đề ra hướng giải quyết theo quy định của pháp luật. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội để sửa chữa, khắc phục, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ về thuế.

ST
 

Đính kèm

  • CHƯƠNG V.docx
    28,6 KB · Lượt xem: 275
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top