Năm 2013 sẽ là một năm không yên bình đối với ngành ngân hàng

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Đây sẽ là năm mà nhiều khoản vay của ngân hàng đến hạn cần xử lý và ngân hàng buộc phải có các biện pháp tài phán xử lý để bảo đảm thời hiệu khởi kiện.

Năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng... Để có một cái nhìn toàn cảnh đối với ngành ngân hàng trong năm qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành Công ty Luật BASICO – một trong những người theo dõi khá sát thị trường tài chính – ngân hàng dưới góc độ pháp lý.


nam-2013-se-la-mot-nam-khong-yen-binh-doi-voi-nganh-ngan-hang-846773-6783.jpg

Với tư cách là một người theo dõi thị trường tài chính ở góc độ pháp lý, điều gì với ông là ấn tượng nhất trong năm qua?

Năm vừa qua (năm 2012) được xem là một năm biến động lớn và chúng ta có thể thấy rằng trên thị trường tài chính, ngân hàng, mọi sự khủng hoảng toàn diện về mặt hoạt động được dồn dập, phơi bày.
Có thể nói là toàn diện, từ việc nợ xấu tăng không phanh, lợi nhuận tụt dốc không h.ãm, đến vi phạm bắt bớ tràn lan và sự thiếu hiệu quả trong các chính sách điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước.

Chưa bao giờ mà trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cùng một lúc mọi hiện tượng lại diễn ra dồn dập ở quy mô sâu, rộng, gây tác động đến mọi tầng lớp dân cư và thể hiện rõ thực trạng kinh tế đất nước như năm 2012 vừa qua.
Thật khó có thể ấn tượng về một điểm gì tươi sáng trong bối cảnh đó, nên điều gây cho tôi ấn tượng lại là sự tràn ngập của rủi ro pháp lý trong môi trường tài chính, ngân hàng.

Thứ rủi ro này ở khắp nơi và tồn tại trong mọi quan hệ giữa các định chế tài chính ngân hàng với nhau, với khách hàng, và với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhiều đến nỗi những người trong giới tài chính, ngân hàng có cảm tưởng như chẳng thể biết phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là cấm, thế nào là được, làm cũng chết mà không làm cũng chết với thứ rủi ro này.

Như ông nói, chưa năm nào thị trường lại chứng kiến nhiều vụ việc kiện tụng, lao lý trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như năm 2012. Theo ông nguyên nhân tại sao? (do khó khăn của kinh tế hay do thời điểm)

Có rất nhiều nguyên nhân trong đó rõ ràng những khó khăn của kinh tế vĩ mô chính là nguyên nhân chủ đạo gây hệ lụy đến mọi mặt của nền kinh tế mà lĩnh vực tài chính, ngân hàng không phải là ngoại lệ. Ngoài nguyên nhân này, còn phải kể đến những nguyên nhân sau:
Do hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, cơ chế bảo vệ cho những giao dịch tự nguyện, tự thỏa thuận còn thiếu minh bạch, nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trường tài chính, ngân hàng.

Chính điều này là cơ sở để những chủ thể (gồm cả các khách hàng lẫn các định chế tài chính, ngân hàng) với ý thức kinh doanh kém sẵn sàng hy sinh uy tín, danh dự thoái thác trách nhiệm, bắt vạ đối tác, trốn tránh xử lý tài sản..

Do chính sách quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước có sự thay đổi xoành xoạch dẫn đến giữa đúng và sai chỉ trong tích tắc.
Do quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh của các định chế tài chính, ngân hàng còn yếu. Năm 2012 cho thấy, đối với các định chế tài chính, ngân hàng, mọi công nghệ về quản trị rủi ro kinh doanh nhập khẩu từ nước ngoài vào và xây dựng từ trong nước lên cũng đều vô nghĩa nếu như không được xây dựng trên một nền tảng quản trị rủi ro pháp lý vững chắc.

Điều mà phần lớn các định chế tài chính, ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ chú trọng đến ở yếu tố hình thức. Chính do nguyên nhân này, rất nhiều trường hợp các cán bộ ngân hàng, cán bộ của các định chế tài chính do đánh giá không đúng các rủi ro pháp lý trong các giao dịch tìm kiếm lợi nhuận nên khi hậu quả pháp lý xảy ra, hậu quả kinh doanh cũng ập đến và gây thiệt hại to lớn về tiền bạc.

Do hậu quả xảy ra trong những vụ án liên quan đến ngành ngân hàng thường là rất lớn nên nó cũng thường kéo theo trách nhiệm đến mức hình sự cho khách hàng, cho chính các cán bộ liên quan của ngân hàng.
Với thực trạng nợ xấu dâng cao, tình hình doanh nghiệp khó khăn, việc trả nợ không được thực hiện, thì số lượng tăng lên của cán bộ ngân hàng đang vướng mắc vào tố tụng hình sự là một điều đương nhiên.


Ông có cho rằng, sau rất nhiều vụ việc của năm qua nhiều người mới thấy rằng cơ sở pháp lý cũng như những quy định trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng còn rất nhiều lỗ hổng không? Và điều gì là đang lo ngại nhất?

Quả thật là hệ thống pháp luật đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế hoạt động. Một số vấn đề đáng lo ngại có thể điểm ra dưới đây:
Vẫn còn thiếu nhiều khung pháp lý cho hệ thống các giao dịch nghiệp vụ mà thực tế các công ty chứng khoán, ngân hàng đang thực hiện;

Rất nhiều quy định mới của pháp luật đang can thiệp sai lệch về chuyên môn của các định chế tài chính, ngân hàng và có phần quá cứng nhắc bảo thủ, dẫn hệ thống giao dịch thị trường đi ngược tiến trình phát triển lịch sử về những quy tắc ứng xử của vài chục năm trước đây.
Sự áp dụng không đồng nhất về tư duy pháp lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên môn với các cơ quan tư pháp gây nên những yếu tố rủi ro pháp lý bất thường cho ngành tài chính, ngân hàng.
Sự nhầm lẫn về ranh giới pháp lý với ranh giới quy tắc tiền lệ tập quán trong hoạt động giao dịch kinh doanh gây nên những rủi ro cho các định chế tài chính và ngân hàng.


Theo ông, năm 2013 có là một năm bình yên đối với các ngân hàng hay không? (ở góc độ những vụ kiện tụng, pháp lý)

Năm 2013 sẽ là một năm không yên bình của ngành ngân hàng.
Đây sẽ là năm mà nhiều khoản vay của ngân hàng đến hạn cần xử lý và ngân hàng buộc phải có các biện pháp tài phán xử lý để bảo đảm thời hiệu khởi kiện.
Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế và doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp. Do vậy, sẽ không có chuyện ngân hàng được bình yên khi mà nền kinh tế và các doanh nghiệp còn quá nhiều khó khăn.
Sự yên bình chỉ đến với ngành ngân hàng khi mà sự ổn định, thực tế và hữu hiệu đến với những chính sách quản trị kinh tế vĩ mô của đất nước.
Nguồn: theo TTVN
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top