Nếu Chúng ta buông xuôi, muôn loài cũng buông xuôi (!) [Clip]

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
collapse_tcat_collapsed.gif





collapse_tcat_collapsed.gif






:KSV@06:
Hãy có trách nhiệm hơn với môi trường quanh ta !
 
Hiệu chỉnh:
Post cái này vậy, biết rằng mình nhỏ bé nhưng nếu những việc làm bảo vệ môi trường chúng ta không làm bây giờ thì ai sẽ làm, bao giờ sẽ làm.


Tôi đã từng đọc được một câu chuyện rất hay về tập tính của loài chim hồng hạc– một loài chim di trú:

Chuyện kể rằng, khi vùng đất xung quanh đã gần cạn nguồn thức ăn, đàn hồng hạc nọ theo bản năng số đông, không một con nào chủ động bay lên để tìm vùng đất mới. Một ngày nọ, một chú chim nhỏ đã cất cánh bay lên, chú cố gắng bay thật cao để những con chim khác trong đàn có thể nhận ra và hiểu được ý chú. Nhưng không có thêm đôi cánh nào tung bay. Con chim tội nghiệp đành quay lại. Ngày thứ 2, chú lại tiếp tục công việc của mình, may mắn thay lần này đã có thêm 2 đôi cánh khác bay cùng. Ngày thứ 3, thì đã được 10 đôi cánh. Cứ thế, ngày qua ngày, cho đến một hôm, người ta bỗng thấy cả bầu trời tự nhiên chuyển sang 1 màu hồng sẫm, thật đẹp biết bao! Một màu hồng của niềm tin và hi vọng”.

Chắc các bạn cũng đã phần nào hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện trên phải không? “Giờ Trái đất bắt đầu từ một niềm tin đơn giản... Rằng những hành động nhỏ bé cũng có thể tạo ra những thay đổi lớn lao”.

Ngoài ra, “Earth Hour” còn gửi gắm đến chúng ta thông điệp “Hãy để mỗi ngày trôi qua đều là những giờ Trái đất!”. Tại sao chúng ta phải cứ chờ mỏi mòn đến 1 năm trời để tắt đèn điện mà không đi tắt ngay cái bóng đèn còn cháy sáng trong bếp khi không còn ở trong ấy? “Earth Hour” chỉ là một sự kiện, để nhắc nhở tất cả mọi người có thêm ý thức, thêm yêu, nâng niu và bảo vệ thiên nhiên như chính gia đình của chúng ta vậy!
 
Mình cũng đang khá quan tâm đến vấn đề môi trường. Hiện mình đang ở Mỹ, ở đây người ta có phân ra rác recycle và rác phân hủy. Những vật nào là nhựa, giấy, etc. mình đều tích lại bỏ vào thùng recycle cả ngay cả đến mấy miếng plastic nhỏ nhất. Nhìn chung cũng nhiều người thực hiện lắm ^^. Ly của hãng cafe Starbucks cũng sản xuất ra loại ly nhựa với số lượng plastic giảm 45% thì phải (nếu mình ko nhầm). Các nước phương Tây cũng áp dụng giờ mùa đông-mùa hè để tận dụng ánh nắng mặt trời, tiết kiệm năng lượng và phương pháp này thực sự có kết quả. Cây cối bên này cũng được trồng rất nhiều nữa cơ. Họ cũng cố gắng hết mức đó mà.
Mặc dù biết là môi trường đang bị hủy hoại, đã có nhiều cách được đề ra để ko phải sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm nhưng chúng vẫn bị "đè bẹp" bởi tay các nhà buôn bán dầu mỏ. Các đại gia ko muốn bị mất món lợi kếch sù như thế. Thành ra có lẽ chúng ta - những người yêu mến môi trường phải "đợi" cho đến khi dầu mỏ hết thật thì mới ko dùng xăng cho xe nữa quá. Còn việc đi xe đạp hay xe buýt công cộng? Đó là một ý tưởng hay nhưng ở VN thì ko sao, chứ ở bên này mà đi 2 cái đó thì khi nào mới tới nơi? Đi gần ko sao chứ đi xa thì rất mất thì giờ và mất nhiều công sức.
 
Ko còn thời gian chần chừ nữa,
hành động thôi,
từ hành động nhỏ bé sẽ tạo ra thay đổi lớn lao, và lý do thuyết phục nhất là: chúng ta là những con người của ngày mai :KSV@07:
 
Đừng bao giờ quên bạn nhé!

*Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta.......Khi đêm đến bạn sẽ thấy những vì sao.....


*Bạn chớ nên bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Ko có gì là hoàn toàn bế tắc, sự việc chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi ko cố gắng nữa.


*Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.


*Điều quan trọng ko phải vị trí ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi.


*Niềm tin là một sức mạnh có thể biến điều ko thể thành điều có thể.


*Người ta có thể quên đi điều bạn nói, nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì ko bao giờ nhạt phai.


*Thật dễ nuối tiếc về một điều gì đó đã mất đi nhưng sẽ rất khó nhận ra và trân trọng những gì ta đang có...


*Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kì sự hoài nghi nào của người khác.


*Khi tự nhìn nhận cuộc sống của mình đã hoàn hảo, ko còn mục đích lớn lao gì nữa thì có nghĩa là cuộc sống của bạn đang mất đi rất nhiều ý nghĩa.


*Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại.


*Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã diễn ra.


*Khi là chính mình, bạn ko có bất cứ điều gì phải sợ hãi.


*Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ - nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ.


*Nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của một người thì có lẽ bạn sẽ thất vọng, nhưng nếu bạn nhìn một người theo cách mà bạn mong muốn thì nhất định họ sẽ trở thành người như bạn mong đợi.


*Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi.


*Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.


*Cuộc sống ko bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin.


*Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng.


*Ko tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nửa trước khi bắt đầu.


*Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.


*Cho dù hoàn cảnh hiện tại có tồi tệ thế nào đi nữa, sẽ ko có thời điểm nào cho sự bắt đầu tốt hơn là ngay từ bây giờ.


*Những kí ức và kỉ niệm đẹp sẽ giúp con người vượt qua những thử thách của cuộc sống.


*Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội.
Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.


*Sự thay đổi của cuộc sống là điều ko thể tránh khỏi - Việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi.


*Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết - mà chính là ở ý chí.


*Hãy làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường.


*Có một nghịch lí: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi - chứ ko phải nắm giữ thật chặt. [ Christopher Hoare ]


*Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình ko thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. [ Harriet Beecher Stowe ]
 
Clip hay quá,con người nên có trách nhiệm hơn với trái đất
 
Xem cái clip 3 con vật đều tự tử thấy thương ghê
 
hay we' ah`
3 clip lôgic vs nhau we':KSV@04:
 
Kái clip thứ 2 là đánh động tâm lí nhất
chúng ta phải bảo vệ môi trường thôi :((
 
VOV.VN - Hãy nói không với những lợi ích cỏn con trước mắt, hãy nhân lên những hành động đẹp để hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè

Có lẽ chưa có kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nào lượng khách lại tăng đột biến như năm nay. Nhà nhà, người người rủ nhau đi du lịch, các phương tiện vận chuyển hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Đó là điều đáng mừng.
Không phải vì kỳ nghỉ dài, mà căn bản là kinh tế trong nước đã phục hồi, người dân có điều kiện nghĩ đến chuyện vui chơi, nghỉ dưỡng. Ngành du lịch cũng đã vươn lên, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của du khách. Thế nhưng lượng khách nội địa tăng đột biến mấy ngày qua cho thấy những bất cập tồn tại đã lâu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

sam_so_FRBP.jpg
Chiều 30/4, trên cả 3 bãi tắm ở biển Sầm Sơn đều đặc kín khách du lịch (Ảnh: Công Hân)

Thành phố biển Nha Trang được qui hoạch bài bản là vậy mà những ngày lễ vừa rồi, con đường ven biển vẫn bị ùn ứ du khách từ sáng đến tối. Tương tự, đường từ thành phố Thanh Hóa về bãi biển Sầm Sơn trong ngày 30/4-1/5, các phương tiện phải nhích từng tí một; phố cổ Hội An du khách chen chúc nhau trên từng con phố. Không chỉ hạ tầng giao thông, mà hạ tầng du lịch cũng chưa đáp ứng được nhu cầu dịp nghỉ lễ. Khách sạn nhà nghỉ ở Sa Pa, Hạ Long, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc… không nơi nào còn phòng trống. Thậm chí tại Sa Pa, nhiều du khách phải ngủ lều bạt.

Song nhức nhối nhất vẫn là cách làm du lịch theo kiểu “ăn xổi ở thì”, "cả năm mài dao, vài ngày cắt cổ". Rút kinh nghiệm, nhiều du khách đã đặt trước phòng nghỉ, quán ăn vào những ngày cao điểm để tránh bị ép giá. Thế nhưng, đến Sa Pa, có người vẫn phải trả thêm tiền mới lấy được phòng, giá phòng tăng gấp 3- 4 lần ngày thường.

Nhà hàng, quán ăn cũng tranh thủ móc túi "thượng đế", có công ty du lịch tăng giá vé bán cho khách đi tour dù tàu không tăng giá vé, các đại lý du lịch thì nâng giá vé vận chuyển cao gần gấp đôi rồi bán lại cho nhà xe kiếm lời.

Giá cả tăng nhưng chất lượng dịch vụ lại không tương xứng, phòng ở không có nước nóng, ti vi cũ kỹ, tậm tịt; bữa sáng, khách sạn cho gì thì khách phải ăn nấy mà không có quyền lựa chọn. Đáng tiếc là tình trạng này năm nào cũng xảy ra nhưng phản ứng của chính quyền địa phương và Hiệp hội du lịch xem ra còn rất yếu ớt và bị động.

Đi du lịch để được nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, cũng là để được trải nghiệm cuộc sống, mở mang tri thức nhưng lại bị làm phiền, phải mua bực bội vào người thì du lịch còn gì ý nghĩa.

Mỗi năm có khoảng 5 triệu người Việt Nam ra nước ngoài du lịch, chi tiêu khoảng 6 tỉ USD. Nếu không cải thiện môi trường và văn hóa kinh doanh, không kiên quyết dẹp bỏ nạn kinh doanh "mùa vụ" để giữ chân du khách, thiệt hại đầu tiên chính là ngành du lịch, thứ đến là quyền lợi và hình ảnh quốc gia.

Thay vì tìm cách nâng giá để tận thu, hãy nghĩ cách làm đẹp mình trong mắt du khách bằng những hành động thân thiện hơn, văn hóa hơn. Vì sao người dân Hội An không “chặt chém” du khách? Vì sao nhiều người dân Đà Nẵng tham gia chiến dịch “Thoải mái như ở nhà”, xã hội hóa vấn đề vệ sinh công cộng, giúp du khách không phải khổ sở vì thiếu nơi giải quyết nhu cầu sinh hoạt cá nhân; Vì sao người dân huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi sẵn sàng mở cửa đón khách vào nhà ở tạm khi hệ thống khách sạn, nhà trọ quá tải trong dịp 30/4, 1/5 vừa rồi? Cử chỉ ấy là gì nếu không nói là để mỗi người, mỗi nhà đẹp hơn trong mắt du khách!

Ngành du lịch đang ráo riết kêu gọi “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Xin hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như người dân Đà Nẵng, Hội An, Lý Sơn đã làm. Họ không chỉ biết nhặt rác để môi trường kinh doanh du lịch sạch hơn, văn minh hơn./.

Vân Thiêng/VOV
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Số phận của những con khỉ đằng sau các bức ảnh

Ánh mắt tuyệt vọng đến đờ đẫn của con khỉ mặt đỏ tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) ám ảnh Trần Hữu Vỹ, một chuyên viên bảo tồn đa dạng sinh học.
Bức ảnh chụp con khỉ tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray là một trong hơn 100 ảnh được anh Vỹ (33 tuổi, ở Đà Nẵng) giới thiệu qua Facebook để kêu gọi trả tự do cho loài động vật hoang dã.

Anh Vỹ gặp chú khỉ mặt đỏ này tại Vườn quốc gia Chư-Mom-Ray vào năm 2009. Con khỉ còn non tuổi bị dính bẫy độ một tuần, chi sau bị bẫy kẹp chặt, sưng lên, ruồi bu kín. Thấy người, con vật chỉ nhìn trơ trơ chứ không còn sức phản ứng nữa. Dù đã được giải thoát nhưng con khỉ khó lòng sống được vì thời tiết đang mưa và lạnh. Anh ngậm ngùi: "Nếu nó không qua khỏi, tôi mong nó được chết ở rừng".

Là người có thâm niên trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, anh Vỹ ý thức rõ về mức độ suy giảm đáng báo động của các loài động vật quý hiếm. 10 năm đi thực tế nghiên cứu ở Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Hà Tĩnh… anh chụp được 2.000 bức ảnh với 300 cá thể khỉ khác nhau.

Anh-1-3-2626-1432189440.jpg

Ăn ở giữa núi rừng nhiều hơn ở nhà, anh Trần Hữu Vỹ có tình yêu mãnh liệt với các loài khỉ. Ảnh: H.V.

Quyết định dùng số ảnh trên để kêu gọi bạn bè, người thân chung tay bảo vệ khỉ, anh Vỹ đã chọn 101 bức ảnh đặc sắc nhất để tập hợp thành chủ đề "Khi nào tôi được tự do?". Số ảnh này được anh lần lượt giới thiệu qua Facebook cá nhân từ tháng 9/2013. Mỗi khoảnh khắc trong bộ ảnh là một câu chuyện, một số phận riêng nhưng điểm chung nhất là phản ánh được nỗi đau bị "cầm tù" của loài khỉ.

Ngoài chú khỉ mặt đỏ sắp chết, anh vẫn nhớ một con khỉ đuôi lợn bị người dân xích cổ tại Kon Tum, hay hình ảnh chi trước của con khỉ mặt đỏ khác đang bị hoại tử vì dính bẫy nhiều ngày ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai).

Anh Vỹ cho hay khi đăng tải những bức ảnh đầu tiên, lượng người quan tâm còn ít. Từ ảnhthứ 15 trở đi, nhiều bạn bè đã bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ tấm ảnh cho người khác. Một thành viên có nickname Giao Anh chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy diện mạo chú khỉ mặt đỏ bị mắc bẫy trong rừng Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum): "Đây là bức hình gây ấn tượng cho mình nhất. Nhìn như một đứa trẻ co ro và cô độc. Cái cảm giác sợ hãi và lạnh lẽo bao trùm không gian tối của bức ảnh. Tương lai của khỉ nhỏ như chính màn đêm đen bao bọc lấy nó".

Sau mỗi bức ảnh, anh Vỹ còn cung cấp thêm nhiều thông tin: tên khoa học, tên Latinh để giúp người bình thường có thể nhận dạng, phân biệt được 5 loài khỉ và một phân loài đang sinh sống ở Việt Nam. Anh cũng chia sẻ quy định pháp luật về bảo tồn khỉ, đặc điểm sinh học, sinh thái học, tập tính củakhỉ để mọi người biết cách chăm sóc, sơ cứu ban đầu trong trường hợp khẩn cấp phải cứu hộ khỉ.

Anh-9-6745-1432189440.jpg

Con khỉ mặt đỏ này bị nhốt trong lồng sắt, đã 3 năm trôi qua kể từ ngày được chụp ảnh. Ảnh: T.H.V.

Bạn bè của anh Vỹ cũng bày tỏ sự phân vân về số phận của những con khỉ sau khi được giải cứu. Nick name Tran Anh Huong thắc mắc: "Sau khi bàn giao những con vật này, chúng sẽ được chuyển tới đâu và các bước để chúng về với tự nhiên như thế nào? Liệu đường về nhà có an toàn hơn hay sống trong ngục tù vậy thì may ra còn giữ được tính mạng".

Tác giả của những bức ảnh đề xuất các phương án tối ưu để bảo vệ khỉ, đồng thời cung cấp địa chỉ đường dây nóng của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) và một số đơn vị cứu hộ để giải cứu cho các chú khỉ vô tội.

Anh-1-4-9416-1432189440.jpg

Một chú khỉ bị thương ở chi trước. Ảnh: T.H.V.

Ngoài việc sử dụng Facebook, dự định tiếp theo của anh Vỹ là xây dựng thư viện ảnh khỉ với không gian mở, phục vụ nhiều người xem. Anh mong muốn tập hợp những người yêu khỉ để thành lập câu lạc bộ cùng nhau trao đổi, chia sẻ thông tin xoay quanh vấn đề bảo tồn loài linh trưởng này.

Hải Dương
 
VTV.vn - Ngày 26/5, giới chức Ấn Độ cho biết nắng nóng như thiêu đốt tiếp tục hoành hành tại miền Bắc và Nam Ấn Độ, làm ít nhất 800 người tử vong.

Andhra Pradesh là bang có số người tử vong cao nhất với 551 người tính từ ngày 13/5 đến nay, chủ yếu trong đợt nắng nóng bốn ngày qua. Nhiệt độ cao cũng cướp đi sinh mạng của 231 người tại bang Telangana. Ngoài ra, 11 trường hợp tử vong được xác nhận tại bang Orissa và 13 người tại bang West Bengal.

Chính phủ Ấn Độ cam kết hỗ trợ khoảng 1.575 USD cho mỗi gia đình các nạn nhân, đồng thời khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài đường, làm việc lâu ngoài trời, sử dụng các vật dụng che nắng và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ở thành phố Kolkata, bang West Bengal, các lái xe taxi đã từ chối chở khách từ 11h đến 4h sau khi đã có bốn trường hợp tử vong.

Nơi hứng chịu nắng nóng nhất ở Ấn Độ là thành phố Allahabad thuộc bang miền Bắc Uttar Pradesh, với nhiệt độ chạm ngưỡng 47,7 độ C vào ngày 24/5, trong khi đó tại thủ đô Delhi, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở mức 43,5 độ C.

Cơ quan dự báo thời tiết của Ấn Độ đã ra "báo động đỏ" đối với những khu vực bị ảnh hưởng và dự kiến nhiệt độ có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới. Tuy nhiên, gió mùa được dự báo sẽ tràn vào bờ biển phía Nam Ấn Độ vào ngày 31/5 tới, góp phần làm dịu nắng nóng hiện nay.

Tình trạng nắng nóng kéo dài thường xuyên diễn ra hàng năm tại nhiều vùng ở Ấn Độ, khiến hàng trăm người chết, chủ yếu là người nghèo. Nắng nóng cũng dẫn tới tình trạng cắt điện do nhu cầu sử dụng quá tải, ảnh hưởng tới sinh hoạt của hàng chục nghìn người dân Ấn Độ.
 
TTO - Truyền thông Kazakhstan ngày 27-5 cho biết đang khẩn trương điều tra nguyên nhân 90.000 con linh dương Saiga chết bí ẩn chỉ trong 10 ngày qua tại các vùng núi và đồng cỏ hoang dã nước này.

1-1432702110.jpg

Hai mẹ con linh dương nằm chết trên vùng đồng cỏ Kazakhstan - Ảnh: Reuters

Bộ Nông nghiệp Kazakhstan đang khẩn trương điều tra vụ việc linh dương chết hàng loạt tại các vùng Qostanai, Aqmola và Aqtobe. Số linh dương Saiga chết chiếm 1/3 tổng số loài này sống tại Kazakhstan.

Các chuyên gia đã loại trừ sự ảnh hưởng bởi vụ phóng tên lửa Proton-M của Nga bị nổ tung hôm 16-5 sau khi được phóng lên 8 phút tại Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan - cách các vùng có linh dương chết từ 300-600km.

Theo trang rferl.org, nguyên nhân đang tập trung điều tra là nghi ngờ sự bùng phát của bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính và sẽ gây tử vong nhanh nếu hệ thống miễn dịch của động vật suy yếu.

Hiện các mẫu xét nghiệm từ xác linh dương, mẫu đất và chất lượng không khí tại các vùng có linh dương chết được gửi đến phòng thí nghiệm ở Astana. Kết quả xét nghiệm chính thức chưa được công bố.

Kazakhstan là môi trường sống chính của linh dương Saiga, ngoài ra loài này còn được tìm thấy tại Mông Cổ và Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga. Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), linh dương Saiga hiện đang được xếp ở mức “cực kỳ nguy cấp”. Loài linh dương này chiều cao khoảng 108 - 146 cm và nặng từ 36 - 63 kg.

HUỲNH PHƯƠNG
 
×
Quay lại
Top