Nêu quá trình đổi mới của nước ta về tư duy của Đảng-Liên hệ thực tế

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Câu hỏi :Nêu quá trình đổi mới của nước ta về tư duy của Đảng-Liên hệ thực tế

Quá trình đổi mới của nước ta về tư duy của Đảng là:

- Có thể nói, trong quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp được “khởi động” từ Đại Hội V (3/1982) với những điều chỉnh bước đầu về tốc độ, bước đi và nội dung 9 của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Tuy nhiên phải đến Đại Hội VI của Đảng (12/1986), quá trình đổi mới về công nghiệp hóa mới chính thức đc bắt đầu bằng việc chỉ ra và phê phán những sai làm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kì (1960- 1985).

- Sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất- kỉ thuật cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nong vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa co đủ các tiền đề cần thiết.

- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế,trước hết cơ cấu sx và đầu tư thường chỉ sự xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh,không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành 1 cơ cấu hợp lí,thiên về sx công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn,không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực,thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.

-Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại Hội lần thứ V(3/1982) vẩn chưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

-Từ việc chỉ ra những sai lầm,khuyết điểm,Đại Hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ là thực hiện cho bằng được 3 chương trình mục tiêu:lương thực-thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng nhập khẩu.Đây là mức đánh dấu tư duy của Đảng về công nghiệp hóa đã cụ thể và phù hợp hơn với đặc điểm,tình hình đất nước.

-Đai Hội VII cuả Đảng(6/1991) đã tổng kết và xác định phải tiếp tục đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế mà Đại Hội VII đã đề ra và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa xhch,phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.

-Hội nghị TW 7 khóa VII(7/1994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa,đó là nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa,hiện đại hóa:”công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình đổi mới căn bản toàn diện các hoạt động sx,kinh doanh dịch vụ và quản lí kinh tế,xh từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến,sức lao động với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiến hóa hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ,tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”.

-Đai Hội VIII của Đảng(6/1996) xác định chiến lược công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,mục tiêu xây dựng nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sx tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx,đời sống vs đến tính khật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,văn minh,phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp.

+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế,đa phương hóa,đa dạng hóa quan hệ đối ngoại dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài,xây dựng nền kinh tế hội nhập với khu và thế giới,hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sp trong nước sản xuất có hiệu quả.

+Trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa phải chú ý đến nguồn lực con người

+Động lực của công nghiệp hóa,hiện đại hóa là khoa học và công nghệ

+Công nghiệp hóa,hiện đại hóa phải chú ý đến tính khả thi,tính hiệu quả

+Kết hợp kinh tế với quốc phòng –an ninh.đại hội viii xây dựng nội dung cơ bản của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

+Phát triển 1 số nghành công nghiệp mũi nhọn

+Xã hội kết cấu hạ tầng

+Phát triển du lịch,dịch vụ

+Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

-Đại Hội (4/2001) và Đại Hội (4/2006) của Đảng,tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa

+Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước.Tuy nhiên,cần thực hiện các yêu cầu như phát triển kinh tế và công nghiệp phải vừa có những bước tuần tự,vừa có bước nhảy vọt phát huy lợi thế của đất nước,gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa sức mạnh tinh thần của con người VN,đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ,xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa

+Phát triển nhanh và có hiệu quả cácsản phẩm,các ngành,các lĩnh vực có lợi thế,đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xấy dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,chr động hội nhập kinh tế quốc tế,tức là phải tiến hành công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong nền kinh tế mở,hướng ngoại.

+Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,hướng vào việc nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Liên hệ thực tế:

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại quan hệ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. chính vì thế sẽ mang lại cho đất nc ta ngày càng đc phát triển. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam cũng dần phát triển: Đầu tư về cơ sở vật chất tăng đáng kể, đến nay cả nc có hơn 100khu công nghiệp, khu chế xuất…hoạt động rất hiệu quả, 1 số sản phẩm đc cạnh trang trên trên q.tế. năm 2001- 2005 đạt 16,7%/năm. Ngoài ra hạ tầng xây dựng được sân bay, đường bộ, biển… bưu chính viễn thông hiện đại và cầu. năm qua cầu Mỹ Thuận được vốn đầu tư của Úc và xây dựng cầu Cần Thơ vốn đầu tư của Nhật Bản (Tổng mức đầu tư khoảng 4.832 tỷ VNĐ tỷ giá năm 2004)hoàn thành 2010. Dự kiến xd cần Mỹ Thuận 2 do Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản tài trợ. Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hoác.Giai đoạn 2001- 2005 công nghiệp và xd chiếm 41%(2005) so với 2001 là 36,7% và giản tỉ trọng nông- lâm nghiệp – thủy sản xuống từ 24.5%(2000) đến 20,9%(2005) Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đưa nền kinh tế lên tôc độ khá cao năm 2000- 2005 đạt 7,51/năm, 2006- 2007 đạt,8%/ năm. Năm 2005 đạt 640 USD/người, năm 2007 đạt 800 USD/người. Đời sống nhân được cải thiện.

Tuy nhiên, ta dẫn còn nhiều hạn chế :Quy mô kinh tế nhỏ tốc độ phát triển thấp hơn các nước trên thế giới, sử dụng tài nguyên hao phí năng suất lao động còn quá tháp so với khu vực, chưa sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao còn ít. Nguồn nhân lực thấp, thiếu việc làm nhiều. thành phần kinh tế chưa xứng với tiềm năng. Ngoài ra vẫn còn 3 vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là: Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hệ thống pháp luật, hay thay đổi, khó dự đoán trước, một số quy định chưa hợp lý như việc khống chế tỷ lệ lao động người nước ngoài dưới 3%, quy định về giá chuyển giao công nghệ…; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng cung cấp điện cấp nước ở một số địa phương chưa bảo đảm gây khó cho sản xuất kinh doanh. Chi phí vận tải đường bộ, chi phí lưu kho lưu bãi cao…; Thủ tục hành chính còn rườm rà, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp phép còn chậm, diện các dự án được đăng ký cấp phép còn quá ít.

Dự kiến: Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
ST
 
×
Quay lại
Top