Ngành luật hành chính

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Khái quát chung
1.1 Khái niệm:

§ Là một ngành luật độc lập
§ Gồm các QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội

1.2 Đối tượng điều chỉnh

§ Caá quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính NN thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành
§ Các quan hệ trong hoạt động nội bộ của cơ quan hành chính
§ Các quan hệ quản lý trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý

1.3 Phương pháp điều chỉnh

§ Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng

2.Một số nội dung cơ bản
2.1 Quan hệ pháp luật hành chính

§ Là những QHXH phát sinh trong quá trình chấp hành và điều hành
§ Giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý với một bên là đối tượng quản lý

Đặc trưng:

§ Quyền và nghĩa vụ caá bên luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều hành
§ Một bên trong quan hệ phải là chủ thể được sử dụng quyêền lực nhà nước
§ Các tranh chấp phát sinh được giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính

2.2 Cơ quan hành chính NN

§ Là một bộ phận của BMNN do NN lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính NN

Dấu hiệu phân biệt:

§ Có chức năng quản lý hành chính nhà nước
§ Mỗi cơ quan có một thẩm quyền nhất định
§ Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc

Phân loại:

§ Căn cứ vào quy định của pháp luật
§ Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ hoạt động
§ Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
§ Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc

2.3 Vi phạm hành chính:

§ Hành vi trái pháp luật
§ Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
§ Một cách cố ý hoặc vô ý
§ Xâm phạm các quy tắc quản lý của nhà nước
§ Chưa phải là tội phạm hình sự
§ Bị xử lý hành chính

2.4 Xử lý vi phạm hành chính (VPHC)

2.4.1 Nguyên tắc xử lý

§ Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thờivà đình chỉ ngay
§ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý hành chính khi có VPHC
§ Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành
§ Một hành vi VPHC chỉ bị xử lý hành chính 1 lần
§ Việc xử lý phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định biện pháp xử lý
§ Không xử lý VPHC trong các trường hợp miễn trách do luật định

2.4.2 Thời hiệu xử lý VPHC

§ 1 năm kể từ ngày VPHC được thực hiện
§ 2 năm đối với VPHC trong các lĩnh vực đặc biệt
§ 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ
§ Không áp dụng thời hiệu

2.4.3 Các hình thức xử lý

Xử phạt:

§ Hình phạt chính
§ Hình phạt bổ sung

2.5 Trách nhiệm hành chính

2.5.1 Khái niệm

§ Hậu quả của hành vi vi phạm hành chính
§ Thể hiện ở sự áp dụng những chế tài pháp luật hành chính
§ Theo trình tự do luật định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2.5.2 Đặc điểm

§ Cơ sở của TNHC là VPHC
§ Các biện pháp TNHC không đồng nhất với các biện pháp cưỡng chế hành chính
§ TNHC được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan quản lý nhà nước
§ TNHC áp dụng đối với mọi công dân còn trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người trực thuộc cơ quan

2.6 Cán bộ, công chức

§ Những người do bầu cử
§ Do tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, CT-XH
§ Do tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, giao công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước
§ Do tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch viên chức, giao nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của NN, tổ chức CT-XH
§ Thẩm phán TAND, kiểm sát viên VKSND
§ Người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong QĐND, CAND
ST
 
×
Quay lại
Top