Ngày xuân nói chuyện văn hoá “chạm cốc”

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Ngày xuân, bên cạnh những món ăn ngon, những câu chuyện vui vẻ, có một thứ không thể thiếu, đó chính là chén rượu, cốc bia. Thông qua đó, mọi người cùng nâng ly vui vẻ để thể hiện tình cảm và đó cũng được coi là một cách giao tiếp.[/FONT]

image_54762_03.jpg


[/FONT] “Chạm cốc, chạm ly” là câu nói cửa miệng của nhiều người tại những bàn tiệc, những cuộc vui. Thế nhưng, trong số chúng ta, lại có rất ít người hiểu được ý nghĩa của hành động chạm cốc này. Tại sao phải chạm cốc và việc chạm cốc có ý nghĩa gì đặc biệt?

Người dân Việt có một cách gọi hành động chạm cốc rất hóm hỉnh, đó là văn hoá “nâng lên, đặt xuống”. Hành động “chạm cốc” trong xã hội hiện đại không đơn giản chỉ là thói quen bên bàn nhậu, nơi bàn chuyện làm ăn mà còn được chú trọng, dần nâng lên thành một nét văn hoá.[/FONT]

Chỉ là một hành động tuy giản đơn, tưởng chừng như không có gì phải học nhưng lại có thể đem đến sự thành công trong công việc, sự kính nể trong quan hệ bạn bè hay đôi khi nó nói lên cả tính cách của một con người. [/FONT]

Không ai biết chắc chắn tập quán chạm cốc có từ bao giờ. Nhưng theo người xưa, ngay từ thời La Mã cổ đại các đấu sĩ vì nghi ngờ cốc rượu của mình có độc đã nghĩ ra cách đổ hai cốc sang nhau. Trong khi thực hiện động tác này tất nhiên hai cốc phải có sự va chạm vào nhau.

Người Hi Lạp cổ đại thì giải thích rằng khi uống rượu mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả. Vì thế người ta mới nghĩ ra cách chạm các chiếc cốc lại với nhau đẻ tạo ra tiếng vang. Lâu dần, thói quen chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán, thậm chí là một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Bên bàn tiệc với chén rượu, cốc bia, người ta có thể dễ dàng sẻ chia tâm sự. Mỗi cái chạm cốc đều thể hiện những tình cảm riêng. Nó có thể thay một lời chúc, một câu cảm ơn hay một lời xin lỗi... Dường như qua những cái chạm cốc, con người ta dễ dàng tha thứ cho nhau hơn. Tuy nhiên “chạm cốc” thế nào cho có văn hoá không phải là ai cũng làm được!

Làm thế nào để uống vừa đủ kết thúc cuộc vui, giữ không khí yên ấm, hoà thuận cũng là cả một nghệ thuật. Và cuối cùng thì chỉ là một hành động nhỏ thôi nhưng đôi khi chúng ta vô tình không để ý, lại chất chứa trong đó cả những ý nghĩa sâu sa. Nâng ly chạm cốc để mong may mắn, hạnh phúc đến.

Nâng ly chạm cốc để giúp mỗi người gần nhau hơn. Có thể hiểu rằng, nâng ly chính là một sợi dây vô hình kéo mỗi con người lại gần nhau, thêm gắn bó. Văn hóa “chạm cốc” ngày nay được phổ biến trên toàn thế giới, nó quen thuộc đến độ ở bất cứ đất nước nào cũng đều phải thực hiện hành động này như sự khởi đầu cho một cuộc vui, một cuộc gặp gỡ. [/FONT]

Đến với Việt Nam, văn hóa “chạm cốc” cũng không thay đổi và cho đến nay nó đã trở thành một phần “lễ” không thể thiếu trong mỗi dịp hội ngộ của người dân Việt.[/FONT]
(Theo Baothaibinh)[/FONT]​
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top