Nghệ thuật nói "Không"

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Nghe-thuat-noi-khong_521.jpg

Là một người tử tế và tốt bụng không có nghĩa là bạn phải luôn làm hài lòng mọi người. Biết được khi nào phải nói không và nói sao cho hợp lý cũng là cách bạn tự bảo vệ mình mà vẫn duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp.

1. Với những lời đề nghị phi lý

James Garfiel. tổng thống thứ 20 của nước Mỹ đã từng là hiệu trưởng trường Cao đẳng Hiram ở Ohio. Một lần một vị phụ huynh của một sinh viên mới nhập học đã đến nói với ông: Thưa ông, thời gian học và số lượng môn học trong trường là quá nặng với con trai tôi. Liệu các ông có tìm ra chương trình học đơn giản hơn để dạy dỗ nó không?” Garfiel đáp: “Vâng, chúng tôi có thể tìm một con đường khác ngắn hơn, tuỳ theo việc ông muốn con ông trở thành người như thế nào. Ông biết đấy, Thượng đế mất hàng trăm năm để tạo ra một cây sồi nhưng với cây bí, chỉ cần hai tháng”.

Đôi khi, người ta chỉ cần lý giải cho người đối thoại thấy sự phi lý và kém cỏi trong lời đề nghị của họ thay vì nói một tiếng "Không" thiếu trách nhiệm.

nghe-thuat-noi-khong_71033656.jpg

2. Khi bạn thực sự “không thể”

Bạn phải làm thế nào với những nhiệm vụ hay những yêu cầu “bất khả thi” từ phía sếp, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.

Khi kinh tế rơi vào khủng hoảng thời gian vừa rồi, điện thoại của Rob DeSantis - người đồng sáng lập ra công ty mới Ariba, công ty hàng đầu trong số các công ty lớn bán hàng trên mạng – liên tục reo với những lời đề nghị vay mượn từ bạn bè người thân trong đó có một người mà vì anh ta, DeSantis đã tiêu tốn nửa triệu đôla. “Tôi muốn giúp anh ấy thoát khỏi tù tội” DeSantis nhớ lại. Nhưng sau đó người bạn này coi DeSantis như một cái máy kiếm tiền tự động và không ngừng đòi hỏi thêm. DeSantis cuối cùng nhận ra rằng nếu anh không từ chối thẳng thừng thói “dựa dẫm, đào mỏ” của anh ta thì chính anh cũng sẽ sa lầy về tài chính.

Bạn không muốn làm mất lòng ai trong số đó, và vì thế bạn rất ngại từ chối. Nhưng bạn phải đối diện với sự thật rằng, bạn cũng có những vấn đề của chính mình và bạn cũng có những giới hạn riêng. Không phải bao giờ cũng nói “Ok” được nếu bạn không muốn tự mang lại rắc rối cho mình. Hãy thẳng thắn từ chối nếu như bạn biết rằng mình không đủ khả năng thực hiện yêu cầu đó.

3. Khi bạn thấy “chưa thoả đáng”

Trong những cuộc tranh luận hay phỏng vấn, với những vấn đề bạn thấy chưa hợp lý thì đừng vội nói Không. Hãy cho mình thời gian suy nghĩ và thể hiện quan điểm của mình một cách thiện chí nhất.

Một cô gái xinh đẹp đi xin việc, người phỏng vấn hỏi: “Cô có muốn làm nhân viên lễ tân cho chúng tôi không?”. Cô gái đáp: “Tôi rất muốn phục vụ trong công ty. Tôi có thể là một nhân viên lễ tân tốt, nhưng nghiệp vụ chính của tôi là nghề thư ký. Tôi có những kỹ năng và kiến thức có lợi cho công việc và công ty hơn kỹ năng làm một nhân viên lễ tân. Và tôi hy vọng có cơ hội được phục vụ hết mình cho công ty”. Sau đó cô gái được nhận vào làm thư ký.

Với những vấn đề bạn thấy chưa thoả đáng, thay vì nói không ngay từ đầu, hãy cho mình cơ hội trình bày những lý lẽ và quan điểm thuyết phục của bạn.

4. Khi bạn thực sự “không muốn”

Khác với hầu như tất cả phu nhân của các vị Tổng thống khác, Jacqueline Kennedy, vợ của Tổng thống 35 của Mỹ không hề tham gia các hoạt động từ thiện. Khi nhận được lời đề nghị từ phía các tổ chức xã hội, bà đã thẳng thắn từ chối: “Tôi không bao giờ là hội viên trong một hội hay một uỷ ban nào đó bởi tôi không phải người thích hội đoàn”.

Và thay vì gượng ép làm một việc trái với sở thích của mình, bà dành thời gian và sức lực cho một việc làm mà bà thấy có ý nghĩa và được đánh giá cao không kém việc làm từ thiện: Đệ nhất phu nhân này đã mang lại một bộ mặt mới tráng lệ cho những thiết kế nội thất trong Nhà trắng.biến nơi đây thành một địa điểm văn hoá của người Mỹ chứ không phải chỉ là nơi chiêu đãi tiệc tùng.

5. Với những vấn đề có tính nguyên tắc

Trong cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình về vấn đề Hồng Kông, “bà đầm thép” Margaret Thatcher nói rằng, nước Anh quản lý Hồng Kông là căn cứ vào các hiệp ước đã kí trước đây và đến giờ vẫn còn có hiệu lực. Nếu muốn thay đổi các hiệp ước đó phải có một hiệp nghị khác thay thế chứ không thể đơn phương huỷ bỏ được. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã trả lời nghiêm túc và kiên định: Vấn đề chủ quyền không phải vấn đề có thể mang ra thảo luận. Câu nói của ông dù không đưa ra lý lẽ gì nhưng lại khẳng định quyết tâm và lập trường của Trung Quốc cũng như thái độ sẵn sàng bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia. Sau đó ít lâu, Trung quốc đã chính thức công bố quyết tâm thu hồi Hồng Kông.

Nếu bạn làm ngoại giao, bạn sẽ phải nhiều lần nói “Không” một cách kiên quyết như vậy để bảo vệ những lợi ích của tổ chức mà mình phục vụ.

6. Khi từ chối sự giúp đỡ

Bạn là một người độc lập và kiêu hãnh. Khi gặp khó khăn, bạn thường muốn tự mình giải quyết các vấn đề của mình thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhưng không phải vì thế mà bạn tỏ ra lạnh lùng và thờ ơ nếu có ai ngỏ ý muốn giúp đỡ bạn. Trước hết hãy nhìn thấy sự thiện chí trong đó. Và ngay cả khi bạn không muốn nhấn sự giúp đỡ đó hãy cư xử một cách lịch thiệp.

Thay vì nói “Tôi không cần” hãy tìm một cách nói khác dễ nghe hơn. “Thật sự cảm ơn. Nhưng đây là vấn đề của tôi, xin hãy để tôi tự mình giải quyết” hoặc “Cảm ơn thiện chí của bạn nhưng tôi nghĩ tốt hơn tôi nên tỏ ra có trách nhiệm bằng việc tự mình giải quyết những rắc rối này”. Chắc hẳn người đưa ra đề nghị giúp đỡ cũng không cảm thấy “hẫng” trước lời tự chối đầy tự trọng của bạn.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Có thể tham khảo thêm ở Hội chứng người tốt trên website tâm lý học tội phạm, trong đó phân tích rất kĩ và sát thực
 
thực sự khi phải từ chối người thân người quen cũng không phải luôn chối từ được, rất dễ mất lòng. Nếu cả nể thì cũng khó cho mình

Rất cần tinh tế, khéo léo và có sẵn kinh nghiệm phương án
 
chuẩn luôn. Với ng thân thì nhiều khi khó có thể từ chối. Từ chối n khi cũng ngại no làm thì ko thoải mái
 
×
Quay lại
Top